Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
2.2. Một số chuẩn mực của đạo đức môi trường truyền thống Việt Nam
2.2.2. Người Việt biết khai thác tự nhiên một cách hợp lý, linh hoạt trong
xử với tự nhiên
Xuất phát từ tình yêu thiên nhiên, trong cuộc sống người Việt khai thác tự nhiên phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của mình. Từ đó, tìm ra những quy luật
của tự nhiên, tìm ra mối quan hệ tác động giữa tự nhiên và con người, đó là tính biện chứng: “Từ thái độ đạo đức yêu thiên nhiên, rồi bằng những tri thức kinh nghiệm cảm tính được tích lũy và lưu truyền qua bao thế hệ, con người Việt Nam đã dần dần đi đến hiểu thiên nhiên, tuy chưa được sâu sắc, chi tiết, nhưng lại mang tính tổng hợp khái quát cao, và đặc biệt là tính biện chứng” [34, tr. 114].
Tính linh hoạt trong sinh hoạt của ngƣời Việt xƣa, thể hiện trong cách ăn, trong dụng cụ đựng thức ăn của người Việt, như: đôi đũa được sử dụng từ vật liệu tự nhiên - tre, đây là một loài cây gần gũi với mỗi người dân Việt Nam ở đồng bằng Bắc Bộ. Đôi đũa là sự kéo dài của đôi tay, đồng thời có rất nhiều tác dụng như dùng để gắp, xé, xẻ, dầm, khoắng, trộn… có thể thay thế nhiều dụng cụ khác trong bữa cơm.
Tính linh hoạt trong việc ứng xử của con người với giới tự nhiên còn được thể hiện ở sử dụng những thức ăn hàng ngày như những bài thuốc. Người Việt phải rất am hiểu về những loài thực vật này, nghiên cứu kĩ và nắm được đặc tính của chúng mới có thể sử dụng như những vị thuốc phòng bệnh và chữa bệnh… Ví dụ: đau bụng nhiệt (dương) thì ăn chè đậu đen, trứng gà, lá mơ…Đau bụng hàn (âm) thì ăn gừng, riềng…“Và mặt khác, ứng phó một cách nhạy bén, uyển chuyển trước những biến đổi “thiên hình vạn trạng” của các yếu tố tự nhiên. Điều này đã được thể hiện một cách rõ ràng tất cả mọi hoạt động sống của con người từ nếp làm, nếp ăn, nếp ở, nếp đi lại đến việc xây cất nhà cửa, chạy chữa bệnh…” [34, tr. 115]. Tính biện chứng này còn được thể hiện trong sự cân bằng âm - dương giữa con người với giới tự nhiên. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nóng (dương) nên thức ăn phần lớn thuộc loại bình, hàn (âm), trong bữa ăn, ăn nhiều thực vật (âm), góp phần tạo nên cân bằng âm - dương giữa con người và môi trường, được thể hiện trong thức ăn theo mùa trong tự nhiên. Ví dụ: “mùa hè cá sông, mùa đông cá biển”, “chim ngói mùa thu, chim cu mùa hè”…thức ăn theo mùa này còn có rất nhiều cái lợi đó là lúc thức ăn ngon nhất, hợp với thời tiết, khí hậu và cũng tốt cho con người. Khi ăn, người Việt thường hay lựa chọn những thức ăn, những bộ phận có giá trị nhất, chọn đúng trạng thái có giá trị, thời điểm có giá trị: chuối sau, cau trước; đầu chép, mép trôi, lườn trắm; tôm nấu sống, bống để ươn; cơm chín tới, cải ngồng non, gái một con, gà ghẹ ổ. Đồng thời, người Việt còn chọn thời điểm giá trị là lúc âm dương chuyển hóa: trứng lộn, nhộng, lợn sữa, ong non… Đây cũng là những biểu hiện cho
những hiểu biết về tính quy luật của tự nhiên, của động thực vật xung quanh cuộc sống, sinh hoạt của người Việt bắt nguồn từ: “Lối tư duy tổng hợp và biện chứng chính là sản phẩm của đạo đức cộng đồng và phương thức sản xuất lúa nước nói riêng, nông nghiệp trồng trọt nói chung” [34, tr. 114].
Khai thác tự nhiên một cách hợp lý: Bắt nguồn từ phương thức sản xuất của người Việt xưa, với nền nông nghiệp trồng lúa nước là chủ yếu đã bắt buộc con người phải nhận thức những quy luật của tự nhiên để phục vụ cho sản xuất và đời sống. Chính trong hoàn cảnh như đó người Việt đã nhận thức, vận dụng những quy luật của tự nhiên trong cuộc sống. Nhận thức quy luật sinh trưởng của cây trồng, của con vật từ đó khai thác tự nhiên nhưng đồng thời vẫn nuôi dưỡng, tái tạo lại tự nhiên, vừa khai thác vừa bảo vệ giữ gìn những sản vật của tự nhiên tạo điều kiện để cho chúng sinh sôi, nảy nở. Có sự khai thác tự nhiên một cách hợp lý này là do người Việt hiểu được vai trò của tự nhiên đối với sự tồn tại và phát triển của dân tộc mình. Được thể hiện trong các hương ước, luật tục của các tộc người đối với thiên nhiên. Ví dụ: Luật tục của dân tộc Ê Đê liên quan đến BVMT được cộng đồng này quan tâm hơn cả đó là: bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, chim thú.. Điều 231 của Luật tục Ê Đê quy định: "Đất đai, sông suối, cây rừng là cái nong, cái nia, cái lưng của ông bà. Ông bà là người giữ cái hang, trông coi rừng, trông coi cây K'tơng, cây Kdjar"[dẫn theo 136, tr. 53]. Qua những điều trong luật tục, ta thấy rõ ràng là người Ê Đê đã thấy được vai trò của môi trường tự nhiên đối với sự tồn tại và phát triển cộng đồng nên họ đã nâng lên thành luật tục là điều cao nhất để khuyên răn, thậm chí có thể thấy là bắt buộc mỗi người trong cộng đồng phải tuân theo. Thậm chí trong luật tục còn hướng dẫn cách khai thác tự nhiên làm cho tài nguyên thiên nhiên không cạn kiệt, động vật có đủ thời gian phát triển sinh sôi. Như cấm chặt rừng đầu nguồn, bắt con vật không bắt con mẹ..
Do đó, bảo vệ cây rừng là BVMT sinh thái của cộng đồng: "Cây rừng đã có từ thời xưa của ông bà để lại. Bảo vệ cây rừng là bảo vệ buôn làng. Bảo vệ cây rừng là bảo vệ rẫy nương. Bảo vệ cây rừng là bảo vệ bến nước. Bảo vệ cuộc sống của nhân dân" [dẫn theo 136, tr. 53]. Những điều luật trên chỉ ra rằng, những người xây dựng Luật tục Ê Đê đã nhận thức được khá sâu sắc vai trò và tầm quan trọng của cây rừng đối với đời sống con người, đối với môi trường sinh thái nên cần phải được bảo vệ
chặt chẽ, những hành vi xâm hại đến rừng đều phải bị trừng phạt nghiêm khắc. Các loài động vật cũng được bảo vệ, điều quý giá trong quan niệm của người Ê Đê đó là sự khai thác tự nhiên một cách hợp lý: "chim thú trong rừng ta phải bảo vệ. Thấy chim thú không nên đuổi bắt. Bắt con chồn không được bắt con mẹ. Bắt con cá không được bắt con mẹ. Bắt con thỏ không được bắt con mẹ…”[136, tr. 53].
Trong luật tục còn quy định bảo vệ các loài thú quý hiếm, không được săn quá nhiều thú chỉ vừa đủ bữa ăn hàng ngày thì phải dừng lại. Đây cũng là sự tiến bộ trong luật tục để đảm bảo thế hệ sau còn có thể săn bắn, có thức ăn để tồn tại.
Luật tục của người dân tộc M'nông lại có những quy định: Nguồn nước không chỉ dùng để sinh hoạt cho con người mà còn cung cấp cá, tôm, cua, ốc làm thức ăn cho buôn làng: "Bắt con ếch phải chừa con mẹ. Bắt con cá phải chừa con mẹ. Chặt cây tre phải chừa cây con. Đốt tổ ong phải chừa ong chúa" [dẫn theo 136, tr. 57], "Muốn ăn ếch dùng ná mà bắn. Muốn ăn cá dùng rớ mà vớt. Không thuốc bằng kuau rle. Làm chết sạch cả tép cả cua. Bon, làng có quyền khiếu nại. Ai thuốc cá có tội với làng. Tội thuốc cá không ai đếm nổi" [dẫn theo 136; tr. 57]. Như vậy, tương tự Luật tục Ê Đê, Luật tục M'nông cũng rất coi trọng việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước, gia súc ..
Luật tục của người Người Thái: khi nói về rừng, rừng thiêng và trách nhiệm bảo vệ rừng của mỗi người một cách cụ thể, ai cũng hiểu được: Cây có lông (có nghĩa là cây cổ thụ), như người già có râu, rừng xanh bát ngát, là rừng đầu nguồn, rừng đầu mỏ nước, rừng ngút ngàn tít tắp, rừng cúng tế, rừng kiêng, rừng linh thiêng… Bảo vệ rừng để cho hôm nay, cho ngày mai và cho muôn đời thế hệ mai sau. Rừng trong tâm thức, trong văn hóa truyền thống của người Thái được tôn thờ, được sùng kính như trái tim của cộng đồng. Vài năm một lần bản mường tổ chức cúng rừng. Lễ cúng diễn ra trang trọng, linh thiêng, thầy cúng đại diện cho cộng đồng cầu khấn các đấng siêu nhiên ban cho mưa thuận gió hoà, mùa vụ tốt tươi, cuộc sống ấm no hạnh phúc… chính vì thế, rừng được bảo vệ từ trong ý thức của mỗi người, nhân văn và cao đẹp biết bao.
Luật tục của người Mường (Hòa Bình) có quy định về thu hái măng và các loại cây thuộc họ tre nứa: Tập quán về thu hái măng ghi rõ: "Bắt đầu từ khi các loại măng tre, bương… mọc cho đến trước ngày 20 tháng 6 âm lịch hàng năm, bất luận
là ai cũng không được bẻ măng trong rừng hay trong các gồ bương, tre… trong vườn nhà do chính tay mình trồng. Ai vi phạm dù là con trẻ, hay người lớn nếu bị phát hiện thì gia đình người đó phải nộp phạt cho mường một con lợn (lợn nái đã đẻ)” [dẫn theo 136, tr. 61]. Và theo kinh nghiệm dân gian của họ khai thác trong thời gian này là tốt nhất để cây có thể phát triển và người thu hoạch lại hái được nhiều. Quy định trong luật tục của người Mường về vấn đề này thể hiện sự am hiểu thiên nhiên khá sâu sắc nên có tính khoa học cao.
Người Mường ở Hòa Bình còn có luật tục về bảo vệ nguồn lợi thủy sản dưới sông: Nguồn thực phẩm của người Mường xưa có ba nguồn chính là súc vật nuôi trong nhà, nguồn thịt rừng và nguồn thuỷ sản dưới các sông suối. Trên các con sông, suối được chọn ngăn từng khúc, từng khoang. Chia khoang thế này cho phép chỗ nào được bắt cá và chỗ nào bị cấm đánh bắt. Còn ngoài những nơi bị cấm, dân Mường được tự do đánh cá về ăn. Luật tục cấm đánh bắt nguồn thủy sản này ngày nay quan sát, nhìn nhận cụ thể các khúc, khoang sông bị cấm khi xưa mới thấy các khúc sông cấm ấy thường hội đủ các yếu tố như sông sâu, dòng nước chảy vừa phải, có bãi cát ngầm thoai thoải hay những hang, hốc đá ngầm… rất thuận lợi cho các loài cá sinh đẻ và trốn tránh kẻ thù. Họ quy định những nơi cấm, đây là nơi để cá có thể phát triển ổn định, tạo ra cá con.
Trên đây là luật tục và tập quán liên quan đến việc BVMT của một số dân tộc ít người ở nước ta, nó chứa đựng trong đó vốn tri thức phong phú của người xưa về việc bảo tồn, khai thác cân bằng, hợp lí các nguồn lợi của thiên nhiên phục vụ hữu ích, thiết thực cho nhu cầu đời sống cộng đồng. Những luật tục này mặc dù chỉ được truyền miệng nhưng những quy định này trở thành “luật bất thành văn”được cộng đồng tuân theo nghiêm ngặt. Những tri thức trong hương ước, luật tục của người Việt xưa cần được tìm hiểu và kế thừa trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.
2.2.3. Thái độ ứng xử hợp lý với tự nhiên được thể hiện qua tính cách tiết
kiệm, cần cù và tình yêu lao động của người Việt xưa
Tính tiết kiệm, cần cù và tình yêu lao động là một giá trị đạo đức nói chung và cũng là ĐĐMT nói riêng. Trong hoạt động thực tiễn của con người thì hoạt động
sản xuất vật chất là hoạt động quan trọng nhất.
Tình yêu lao động của ngƣời Việt xƣa bắt nguồn từ hoạt động sản xuất vật chất. Trong lao động, con người hình thành nên những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, cũng hình thành nên mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. Người Việt xưa, với lao động sản xuất đặc trưng là sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước. Từ PTSX này phát triển nền văn minh lúa nước, đây cũng là một hoạt động cơ bản trong xã hội Việt Nam truyền thống. Người Việt Nam yêu lao động, đây là một phẩm chất tốt đẹp và cũng được quy định bởi môi trường tự nhiên, gắn bó keo sơn với môi trường tự nhiên. Để có cuộc sống tốt đẹp hơn người Việt phải lao động cật lực cùng với đức tính cần cù, chịu khó “một nắng, hai sƣơng”, “chân lấm, tay bùn”, “bán mặt cho đất, bán lƣng cho trời”,“cày đồng đang buổi ban trƣa, mồ hôi thánh thót nhƣ mƣa ruộng cày, ai ơi bƣng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”, “rủ nhau đi cấy đi cày, bây giờ khó nhọc có ngày phong lƣu”.Trong lao động vất vả mới làm ra được những thành phẩm nuôi sống bản thân và gia đình, người Việt càng biết trân trọng hơn những thành quả lao động, bởi những thành quả này do vất vả mà có được. Chính vì thế, người Việt quý trọng hạt thóc, hạt gạo, ví hạt cơm là “Ngọc thực” và cũng bắt nguồn từ PTSX nông nghiệp lúa nước đã hình thành nên văn hóa truyền thống: “Giá trị văn hóa truyền thống này có thể nói là một giá trị đặc trưng nhất của con người Việt Nam. Suy đến cùng, giá trị này cũng bắt nguồn từ mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, và bị quy định bởi mối quan hệ đó” [34, tr. 124].
Đức tính cần cù, tiết kiệm của ngƣời Việt xƣa cũng bởi quá trình làm ra những sản phẩm vất vả khó nhọc. Trong sinh hoạt thường ngày, luôn nhắc nhở bản thân và cộng đồng sống tiết kiệm“đƣợc mùa chớ phụ ngô khoai, đến khi thất bát lấy ai bạn cùng”. Một giá trị đạo đức truyền thống nổi bật của người Việt đó là tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm. Người Việt xưa thường ca ngợi những người chăm chỉ
“công lênh chẳng quản bao lâu, ngày nay nƣớc bạc ngày sau cơm vàng”, “muốn no thì phải chăm làm, một hạt thóc vàng chín giọt mồ hôi” và chê bai những kẻ lười nhác “giầu đâu những kẻ ngủ trƣa, sang đâu những kẻ say sƣa tối ngày”, … Thực ra, để kiến tạo ra của cải vật chất thì bất cứ dân tộc nào cũng phải lao động, cũng phải chịu khó, và họ cũng có thể tự hào về những thành quả đã tạo dựng được của
mình, nhưng dân tộc Việt Nam lại là một trường hợp đặc biệt. Bởi ngay điều kiện địa lý ở Việt Nam với những nét đặc trưng như; khí hậu nóng ẩm, nhiệt đới gió mùa cùng phương thức sản xuất nông nghiệp lúa nước là nghành sản xuất chính nên để làm ra hạt thóc, hạt gạo người sản xuất phải bỏ ra rất nhiều công sức. Lao động miệt mài, cần cù, chịu khó mới làm ra hạt gạo, bát cơm. Quá trình khó nhọc đó còn phụ thuộc vào thời tiết “trông trời, trông đất, trông mây. Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm”. Sự chăm chỉ, cần cù đó làm cho người Việt có nhiều sáng tạo trong lao động, sản xuất, nắm được quy luật của thời tiết, quy luật sinh trưởng của cây trồng để cho quá trình sản xuất đạt năng xuất cao. Sự chăm chỉ, cần cù trong lao động đã làm cho con người rút ra được những kinh nghiệm đó.
Việt Nam là một dân tộc chịu nhiều sự xâm lăng của giặc ngoại xâm và sau này mặc dù giành được độc lập nhưng kinh tế đã bị phá hoại trầm trọng, không còn được như trước nữa. Để khôi phục lại kinh tế, người Việt không còn cách nào khác phải cần cù, chịu khó lao động để khắc phục hậu quả. Đây cũng là một điều kiện để đảm bảo sự sinh tồn của đất nước. Người Việt ước vọng về một đức tính lao động cần cù đã được thể hiện nhiều trong dân gian Việt Nam. Người Việt luôn nhắc nhở với nhau rằng, "năng nhặt chặt bị", "kiến tha lâu đầy tổ" người Việt luôn luôn phê phán thói "ăn không ngồi rồi", bởi với họ, "nhàn cƣ vi bất thiện". Lao động cần cù của người Việt Nam luôn gắn với tiết kiệm, bởi lẽ "buôn tàu buôn bè không bằng ăn dè hà tiện", "khi có mà không ăn dè, đến khi ăn dè chẳng có mà ăn". Vậy nên, đức tính cần kiệm là một đức tính truyền thống quý báu của người Việt, đức tính này là một hành trang quý giá được truyền lại cho thế hệ trẻ ngày nay trong đời sống. Thực hiện