Thị hoá, sự biến động dân số và giáo dục ảnh hưởng đến việc kế

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đạo đức môi trường truyền thống và ý nghĩa của nó đối với việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 84 - 89)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc kế thừa và sử dụng đạo đức môi trường

2.3.3. thị hoá, sự biến động dân số và giáo dục ảnh hưởng đến việc kế

và sử dụng đạo đức môi trường truyền thống ở Việt Nam

*Ảnh hƣởng của đô thị hóa đến việc kế thừa và sử dụng đạo đức môi trƣờng truyền thống ở Việt Nam:Việt Nam đang trong tiến trình phát triển với mục tiêu trở thành một nước công nghiệp hiện đại và năm 2020. Việc đô thị hóa mạnh mẽ từ các đô thị lớn đang tạo hiệu ứng lan toả cho các tỉnh trên phạm vi cả nước, nhiều khu đô thị mới được hình thành và phát triển.

Việc phát triển kinh tế, đặc biệt những khu kinh tế cấp quốc gia như: Khu kinh tế Văn Phong (Khánh Hòa), Chu Lai (Quảng Nam), Vân Đồn (Quản Ninh), Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng), Hòn La (Quảng Bình), Nghi Sơn (Thanh Hóa), Nghệ An (Bắc TP Vinh), Phú Quốc (Kiên Giang), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhơn Hội (Bình Định), Nam Phú Yên (Phú Yên) là các khu kinh tế tổng hợp đa ngành có quy mô sản xuất lớn, có hạ tầng quan trọng là cảng biển có diện tích đất đai rất lớn là nền tảng để hình thành và phát triển các đô thị mới.

Bên cạnh đó, còn có các khu công nghiệp tập trung, các cụm, điểm công nghiệp địa phương quản lý và các khu, cụm, điểm công nghiệp cấp địa phương do tỉnh, huyện quản lý cũng rất phát triển... Bên cạnh đó, các khu công nghiệp Trung ương và địa phương ở các tỉnh có đóng góp đáng kể vào tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, hình thành các đô thị mới hay khu đô thị mới. Các cụm, điểm công nghiệp ở các tỉnh có tác động rất tích cực tới quá trình CNH nông thôn, các vùng, nơi có mạng lưới công nghiệp địa phương, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề phát triển khá dày đặc. Tất cả những đặc điểm trên cho thấy cùng với sự phát triển kinh tế thì quá trình đô thị hóa cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Quá trình đô thị hóa là quá trình tất yếu ở Việt Nam, quá trình này nếu như không được kiểm soát tốt sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. Dân số đô thị tăng dẫn đến vấn đề nhà ở, sinh hoạt và việc sử dụng năng lượng trong sinh hoạt, vấn đề rác thải sinh hoạt v.v… nếu vấn đề này không được giải quyết tốt sẽ dẫn đến những hệ lụy về môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe,

kinh tế và sự phát triển bền vững cho các thế hệ sau. Đô thị hóa đã làm cho người dân thay đổi lối sống, lối sống mới làm cho người Việt Nam cũng thay đổi cả cách ứng xử của mình với môi trường tự nhiên.

* Sự biến động dân số Việt Nam ảnh hƣởng đến việc kế thừa và sử dụng đạo đức môi trƣờng truyền thống ở Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia đứng thứ 13 trong các nước đông dân trên thế giới. Đến nay theo điều tra của Nhà nước dân số Việt Nam đạt xấp xỉ 90 triệu dân. So với trước đây thì dân số tăng lên rất nhiều và liên tục.

Một thành tựu nổi bật của dân số Việt Nam, theo kết quả điều tra lần này là tuổi thọ trung bình tiếp tục tăng lên 73,2 năm (con số này theo điều tra 2009 là 72,8). Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ “dân số vàng” nhưng cũng đã bước vào thời kỳ già hóa dân số với chỉ số già hóa đã lên tới 44,6%. Độ tuổi trung bình của người dân là 30,8 tuổi, đây được coi là độ tuổi vàng trong phát triển kinh tế của một quốc gia.

Dân số tác động đến suy thoái, ô nhiễm, tác hại cho tài nguyên môi trường nước ta. Những tác hại của môi trường đối với con người chủ yếu là những tổn thất về sức khỏe, nǎng suất lao động và các tác hại khác. Sức khỏe, niềm hạnh phúc của con người bị giảm sút do ốm đau và chết yểu, vì suy thoái chất lượng nước và không khí, vì những nguy hiểm khác của môi trường. Các chất gây ô nhiễm có thể làm nảy sinh những vấn đề về y tế, trực tiếp hoặc gián tiếp do sự thay đổi môi trường vật lý, tác động của nó trải rộng từ việc tǎng bức xạ mặt trời đến việc giảm dinh dưỡng. Sức khỏe bị suy yếu làm giảm nǎng suất lao động của con người và sự suy thoái môi trường làm giảm hiệu nǎng của nhiều nguồn tài nguyên mà con người sử dụng trực tiếp.

Dân số gia tăng tác động trước hết đến nguồn tài nguyên. Việc lấy đất canh tác ngày càng bị thu hẹp để làm nhà ở, xây dựng đô thị, bệnh viện và các công trình dân dụng khác phục vụ dân sinh làm cho quỹ đất hạn hẹp. Sự gia tăng của dân số đang là một thách thức to lớn đối với loài người, nó đem đến những áp lực đối với các tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng, nguồn năng lượng, gây áp lực lên môi trường đô thị, môi trường sinh thái. Cùng với sự gia tăng dân số, nhu cầu lương thực của loài người cũng tăng lên. Lương thực tăng lên nhưng đất đai cho nông nghiệp không tăng đã gây nên những áp lực cho việc cung cấp lương thực trở nên khó khăn, lương

thực không đáp ứng đủ nhu cầu cho dân số, từ đó ảnh hưởng đến các vấn đề kinh tế, xã hội khác. Để đáp ứng được lương thực cho số dân ngày càng tăng người ta đã nghĩ ra nhiều giải pháp như: dùng phân bón hóa học và một lượng thuốc bảo vệ thực vật lớn để nâng cao sản lượng của một đơn vị diện tích, hoặc khai hoang, thu hẹp các diện tích đất khác để lấy đất cho sản xuất nông nghiệp. Tất cả những biện pháp trên đều phải trả giá bằng việc phá hoại môi trường, các biện pháp như dùng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật với khối lượng lớn đã làm cho đất đai khô cằn, môi trường bị ô nhiễm.

Sự gia tăng dân số dẫn đến gia tăng sự tiêu dùng gỗ. Khai thác gỗ phục vụ cho tiêu dùng dẫn đến rừng bị chặt phá nghiêm trọng, diện tích rừng bị giảm. Diện tích rừng suy giảm dẫn đến những hệ lụy đằng sau nó là sự xuất hiện các đồi trọc, tình trạng sạt lở, xói mòn đất, không khí cũng bị ảnh hưởng. Hơn nữa, ở Việt Nam một vài dân tộc ít người vẫn có tập quán du canh, du cư, đốt rừng làm rẫy. Mỗi một lần phát rừng chỉ trồng mấy vụ họ lại chuyển sang một vạt rừng khác làm thu hẹp diện tích rừng lớn ở Việt Nam. Dân số tăng còn ảnh hưởng đến tài nguyên nước. Trước đây, dân số ít chúng ta không để ý đến việc thiếu nước nhưng ngày nay dân số tăng nhanh tiêu thụ nước nhiều khiến cho nguồn nước trở nên dần cạn kiệt. Diện tích nước bề mặt suy giảm, việc khai thác nước ngầm quá mức cũng làm giảm trữ lượng nước. Nước phế thải công nghiệp gây ô nhiễm cũng làm cho nguồn nước sạch trở nên khan hiếm hơn. Dân số tăng cũng dẫn đến các tài nguyên sinh vật, các số lượng loài sinh vật giảm, chủng loại các loài sinh vật bị tiêu diệt nhiều. Trước năm 1945 dân số Việt Nam còn ít, khoa học kỹ thuật không cao nên việc khai thác tài nguyên và các vấn đề về môi trường chưa phải là vấn đề nóng cần được quan tâm. Sang những năm gần đây, từ sau khi Việt Nam giành được độc lập dân tộc, thống nhất đất nước (năm 1975) dân số Việt Nam tăng nhanh, kéo theo đó là hàng loạt các nhu cầu của con người như nhà ở, đất canh tác, nguồn nước, lương thực, các loài sinh vật cùng nhiên liệu cũng không ngừng tăng và cùng với hậu quả của nó là sự ô nhiễm môi trường do dân số gia tăng.

*Ảnh hƣởng của giáo dục ảnh hƣởng đến việc kế thừa và sử dụng đạo đức môi trƣờng truyền thống ở Việt Nam

của đạo đức đến cộng đồng. Vai trò này được thể hiện qua việc lưu giữ những giá trị truyền thống của dân tộc mà đạo đức môi trường của người Việt xưa cũng được truyền bá trong cộng đồng dưới những hình thức khác nhau. Đối với việc giáo dục đạo đức môi trường của người Việt xưa đó là việc tuân thủ và làm theo các chuẩn mực ứng xử giữ con người với môi trường tự nhiên vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của các thế hệ sau.

Người Việt xưa có nhiều cách giáo dục về môi trường. Trực tiếp và hiệu quả nhất đó là việc truyền bá tri thức, tình yêu thiên nhiên, lối ống hoà đồng với thiên nhiên, tính tích cực, cần cù , chịu khó trong lao động được giáo dục qua những tấm gương gần gũi nhất, đó là những lớp người đi trước trong gia đình. Cha, mẹ, ông, bà.. trong gia đình là những tấm gương sáng thực tiễn và gần gũi nhất đối với các thế hệ con cháu sau này.

Với những phương pháp giáo dục truyền miệng là chủ yếu, người Việt xưa đã cô động lại những hiểu biết, kiến thức về những chuẩn mực đạo đức đối với môi trường tự nhiên qua các bài ca dao, tục ngữ, hò , vè... thể hiện trong thực tiễn lao động sản xuất, trong sinh hoạt hàng ngày nên những thế hệ sau có thể tiếp thu liên tục, trực tiếp và lâu dài. Những phương pháp giáo dục của người Việt xưa chủ yếu là truyền miệng này lại có những hiệu quả to lớn đối với việc giữ gìn văn hoá dân tộc, truyền bá các tri thức trong cộng đồng, lưu giữ những tri thức này cho thế hệ sau mà đến nay chúng ta vẫn được tiếp cận.

Tiểu kết chương 2

Từ những nghiên cứu lý luận về ĐĐMT đã có trong lịch sử ở cả phương Đông và phương Tây đã giúp cho ta hiểu được rõ hơn những quan niệm về ĐĐMT, trên cơ sở đó đưa ra khái niệm ĐĐMT. Trong tư tưởng phương Đông, NCS đi sâu phân tích những quan điểm của người Việt xưa về cách ứng xử của con người với thiên nhiên được thể hiện qua hương ước, luật tục, qua triết lý sống, văn hóa ứng xử của người Việt, ta đưa ra khái niệm ĐĐMTTT và các chuẩn mực của ĐĐMTTT của Việt Nam.

Việc đưa ra các khái niệm và chuẩn mực này góp phần hệ thống lại một cách rõ ràng những quan niệm rời rạc trước đây về cách ứng xử giữa con người với môi trường của người Việt xưa. Đồng thời, đưa ra khẳng định, người Việt trong truyền

thống đã có những nhận thức và hành vi BVMT. Mặc dù, chưa thành hệ thống nhưng đã có những quy định như luật bất thành văn trong cộng đồng mà mỗi cá nhân phải tuân theo. Dựa trên sự phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến các chuẩn mực ĐĐMTTT, theo quy luật của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử thì khi tồn tại xã hội thay đổi hay khi các yếu tố kinh tế thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của ý thức xã hội. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng này chúng ta thấy được thực trạng và từ đó đưa ra được ý nghĩa to lớn khi nghiên cứu để vận dụng ĐĐMTTT kế thừa những yếu tố tốt đẹp của ĐĐMTTT vận dụng bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay. Xem xét những nhân tố hiện nay ảnh hưởng đến những chuẩn mực của ĐĐMTTT để thấy rõ sự thay đổi của những chuẩn mực đạo đức này trong bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội hiện nay.

Chương 3

THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC MÔI TRƯỜNG TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đạo đức môi trường truyền thống và ý nghĩa của nó đối với việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)