Đạo đức và đạo đức môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đạo đức môi trường truyền thống và ý nghĩa của nó đối với việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 40 - 55)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.1. Một số quan niệm chủ yếu về môi trường và đạo đức môi trường

2.1.2. Đạo đức và đạo đức môi trường

2.1.2.1. Khái niệm đạo đức

Những tư tưởng đạo đức đã xuất hiện cách đây khoảng hơn 2000 năm với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học. Những tư tưởng này xuất hiện đồng thời ở các trung tâm văn minh lớn của nhân loại cổ đại như: Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại. Danh từ “đạo đức” được bắt nguồn từ tiếng Latinh có nghĩa là mos (morit) có nghĩa là: lề thói. Từ “Luân lí” cũng được xem như đồng nghĩa với “đạo đức” và có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là ethicos: nghĩa là lề thói, tập tục. Khi nói đến những lề thói, tập tục, thói quen, những biểu hiện, những mối quan hệ nhất định giữa người với người trong cuộc sống hàng ngày, người ta gọi đó là đạo đức.

Theo tác giả Huỳnh Khái Vinh: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực xã hội nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ xã hội trong quan hệ người - người” [150, tr. 44]. Tác giả Trần Đăng Sinh, Nguyễn Thị Thọ, lại định nghĩa, “đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội” [121, tr. 6].

Kế thừa những tư tưởng của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin, có thể đưa ra quan niệm về đạo đức học Mác - Lênin như sau: “đạo đức học là một khoa học triết học, dựa trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, nghiên cứu sự vận động của các quan hệ đạo đức giữa con người và con người giữa con người và tự nhiên, coi các vấn đề chuẩn mực và thiện ác là trung tâm, lợi ích là khâu cơ bản, nhân cách đạo đức là biểu hiện tập trung nhất” [

Từ các định nghĩa trên, chúng ta hiểu đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, nó phản ánh tồn tại xã hội, phán ánh hiện thực đời sống đạo đức xã hội và được xem xét với ba dấu hiệu đặc trưng nhất:

Thứ nhất, đạo đức với tƣ cách là một hình thái ý thức xã hội nhằm phản ánh tồn tại xã hội, phản ánh hiện thực đời sống xã hội đƣợc thể hiện trong niềm tin, lý tƣởng, hệ thống các chuẩn mực trong phong tục, tập quán chuẩn mực trong phong tục, tập quán, ý chí thể hiện lý tƣởng đạo đức.

Khi ta xem xét đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội. Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin thì ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội. Tồn tại xã hội như thế nào thì ý thức xã hội sẽ như thế ấy. Khi nghiên cứu đạo đức của người Việt được thể hiện trong cách ứng xử của con người với môi trường thiên nhiên chúng ta cũng thấy được đời sống sản xuất, sinh hoạt hàng ngày, văn hóa, chính trị được thể hiện qua những chuẩn mực đạo đức, qua phong tục tập quán..

Thứ hai, đạo đức là một phƣơng thức điều chỉnh hành vi của con ngƣời

Con người trong quá trình sống, tồn tại và phát triển của mình luôn phải điều chỉnh những hành vi cho phù hợp. Những hành vi phù hợp với lợi ích của cá nhân, lợi ích của xã hội. Mỗi hình thái ý thức xã hội có vai trò, vị trí khác nhau trong điều chỉnh hành vi của con người nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã hội. Trong đó, đạo đức điều chỉnh hành vi của con người mang tính tự giác, thông qua niềm tin, lý tưởng, lương tâm, trách nhiệm, dư luận xã hội…

Thứ ba, đạo đức là một hệ thống các giá trị

Đạo đức là một hiện tượng xã hội, mang tính chuẩn mực, trong đó, các hiện tượng đạo đức thường biểu hiện dưới hình thức khẳng định hoặc phủ định một hình thức chính đáng, hoặc không chính đáng. Điều đó nghĩa là, các giá trị đạo đức thể hiện sự tán thành hoặc phản đối trước thái độ, hành vi ứng xử của các cá nhân hoặc giữa cá nhân với cộng đồng ở một xã hội nhất định. Bởi vậy, đạo đức là một nội dung được thừa nhận thống trị trong xã hội. Khi hệ thống giá trị đạo đức phù hợp với sự tiến bộ, khi đó hệ thống ấy mang tính nhân đạo và có tính tích cực. Trái lại

với tính tích cực ấy, đạo đức sẽ mang tính tiêu cực, không phù hợp với sự tiến bộ của xã hội.

Từ những sự phân tích đạo đức như một hình thái ý thức xã hội mà trong đó có ĐĐMT. Bởi lẽ, đạo đức không chỉ giới hạn trong mối quan hệ giữa con người với con người mà nó còn bao gồm cả mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên. Trong sự phát triển của mình, con người phải yêu quý, bảo vệ tự nhiên, tôn trọng sự đa dạng sinh học để từ đó hình thành nên một tình cảm đạo đức. Đó chính là ĐĐMT.

2.1.2.2. Khái niệm đạo đức môi trƣờng

Cho đến nay, có nhiều quan niệm về ĐĐMT ở cả phương Đông và phương Tây. Trước đây, con người đã thấy được ảnh hưởng của môi trường trực tiếp lên đời sống hàng ngày của mình, thấy được sự cần thiết phải BVMT và vai trò to lớn của nó đối với sự tồn tại và phát triển của loài người. Tuy nhiên, những tư tưởng này không được đúc kết thành một hệ thống, mà nó nằm rải rác trong các giáo lý tôn giáo, các triết lý nhân sinh, trong các cuốn sách.... Do đó, chúng ta cần tìm hiểu, phân tích kỹ và hệ thống hóa mới thấy được rõ nét các tư tưởng đó. Những quan niệm về đạo đức môi trường, được thể hiện thông qua các học thuyết của các triết gia, trong các tôn giáo Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo và tư tưởng của người Việt… với quan niệm cơ bản như: “Thái độ hòa hợp với tự nhiên của phương Đông được hình thành từ lâu và đã định hình trên cơ sở những quan niệm của con người trong các học thuyết phương Đông” [112, tr. 20] và “...con người trong quan niệm của tất cả các tôn giáo phương Đông và trong hầu hết các học thuyết triết học phương Đông truyền thống đều không đối lập với tự nhiên… Nó luôn được coi là một thành tố, một bộ phận của giới tự nhiên” [112, tr. 20]. Sau đây, là các quan niệm cụ thể về ĐĐMT trong lịch sử:

Quan niệm của Phật giáo về đạo đức môi trƣờng

Phật giáo ra đời từ thế kỷ thứ VI tr.CN, với tư tưởng nhân sinh sâu sắc đưa ra những quan niệm về cuộc sống của con người, thấm đẫm tinh thần nhân văn cao cả giữa con người với con người. Phật giáo còn đưa ra mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Với quan điểm mọi sinh vật đều có sinh mệnh ngang nhau, tôn giáo này luôn lấy từ bi làm gốc, khuyên con người không sát sinh, từ bỏ lòng ham muốn vật

chất. Đức Phật tôn trọng sự sống, Ngài dạy con người phải có thái độ tôn trọng không phải chỉ đối với các loài động vật khác, mà còn đối với các loài cỏ cây, hoa lá, mọi sự sống đều thân thiết. Trong vấn đề môi sinh và môi trường có thể thấy được sự BVMT tự nhiên của Phật giáo thể hiện qua quan niệm về thế giới quan và nhân sinh quan sâu sắc, như:

Xuất phát từ sự tồn tại của con ngƣời, Theo thuyết Duyên khởi của Phật giáo, trong mối liên hệ với thế giới thì cơ thể con người cũng được hình thành từ các yếu tố tự nhiên, từ vật chất, là sự kết hợp của các yếu tố (lửa, đất, nước, khí) và các yếu tố tinh thần của con người được kết hợp từ (thọ, tưởng, hành, thức). Từ các yếu tố kết hợp trên, theo Phật giáo con người cũng chỉ là một sinh vật trong giới tự nhiên. Giữa con người và tự nhiên có sự tương hỗ lẫn nhau, vì con người cũng là một phần của tự nhiên.

Trong cuộc sống hàng ngày, Đức Phật với tấm lòng từ bi vô hạn luôn khuyên con người muốn thoát khỏi khổ đau, phiền não, muốn chấm dứt được vòng luân hồi thì trước hết không được sát hại, phải làm việc thiện. Phật giáo đề cao và luôn tôn trọng thế giới sinh vật như: sự thể hiện của tư tưởng yêu thiên nhiên, BVMT mang đầy tính nhân văn; khuyên con người nên sống giản dị, nên ăn chay để bảo vệ sức khỏe, không sát hại sinh vật. Đây là một trong những tư tưởng tiến bộ khi cho rằng muôn loài đều bình đẳng và có vai trò như nhau.

Trong tu luyện tâm tính, Phật giáo khuyên con người ta phải tránh bỏ cái Tham, Sân, Si, trong cuộc sống phải Từ, bi, hỉ, xả, chính những đức tính này sẽ làm cho con người gần gũi với thiên nhiên, hướng đến một môi trường tốt đẹp.

Trong việc giảng và thuyết pháp, Đức Phật luôn lấy những ẩn dụ từ thiên nhiên để minh họa và giảng giải đạo lý của con người. Phật giáo có quan điểm muôn loài đều bình đẳng và có vai trò như nhau, đây cũng là quan niệm gần với ĐĐMT ngày nay. Trong các bài giảng, qua giáo lí Phật giáo, hướng con người đến tình yêu đối với thiên nhiên, cây cỏ, vật nuôi. Đặc biệt, vào các ngày lễ lớn, thường hay phóng sinh tạo sự sống cho các con vật: “Trong Kinh Brahmajala Sutara, điều 48 quy định đốt rừng mà gây hại cho động vật đang sinh sống ở đó là phạm giới và tạo nghiệp ác” [Dẫn theo 37, tr. 85]. Đây cũng là cái Thiện, cái Từ Bi mà Phật giáo hướng tới. Những tư tưởng của Phật giáo còn mang đến cho chúng ta những suy

ngẫm về cách khai thác tự nhiên một cách hợp lý, bền vững mà đức Phật đưa ra. Trong Kinh Sigalovada: “Đức Phật đã đưa ra tinh thần cộng sinh. Theo tinh thần này thì con người học cách làm của con ong lấy phấn hoa làm mật. Con ong chỉ lấy phấn hoa mà không bao giờ làm xấu đi vẻ đẹp và làm giảm hương thơm của bông hoa” [Dẫn theo 37, tr. 84].

Quan niệm của Nho giáo về đạo đức môi trƣờng

Trong quan niệm về xã hội, Nho giáo đứng trên bình diện đạo đức với những chuẩn mực như: Ngũ luân, ngũ thường, tam cương quy định mối quan hệ giữa người với người. Từ quan niệm “thiên nhân hợp nhất”, cho thấy mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên không thể tách rời. Các nhà Nho cũng đã thấy được vai trò quan trọng của thiên nhiên đối với đời sống con người được thể hiện qua quan niệm của Mạnh Tử khi ông nói về cách cai trị, muốn những tư tưởng của mình được các bậc minh quân dùng để trị nước, Mạnh Tử đã nói lên mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa con người với tự nhiên, yêu cầu con người cũng phải nắm được quy luật của tự nhiên, thông qua cách sản xuất hướng dẫn dân về đạo lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên đồng thời cũng thể hiện sự nhân ái của con người đối với cây cối, loài vật. Theo Mạnh Tử: “Không làm trái thời canh tác của dân thì thóc dư ăn; không dùng lưới dày ở ao đầm thì cá và ba ba dư ăn; tùy theo mùa mới cho khai thác gỗ rừng thì gỗ dư dùng. Có dư dật thóc, cá, ba ba, cây gỗ để dùng thì dân nuôi được kẻ sống, chôn được kẻ chết, không có gì ân hận” [dẫn theo 106, tr. 15] và “Không giết hại gà, lợn, chó vào mùa chúng sinh sản thì dân bảy mươi tuổi có thịt để ăn” [dẫn theo 106, tr. 15]. Những tư tưởng trên không phân biệt con người với con vật, cho rằng tự nhiên hòa hợp với mình, con người có đức Nhân thì không chỉ đức Nhân ấy ở con người với nhau mà còn đối với cây cỏ, con vật. Những tư tưởng này của Nho giáo đáng để cho ngày nay chúng ta học tập. Đến nay, tư tưởng này vẫn có giá trị nhất định trong việc phát triển kinh tế gắn với BVMT và phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay. Bởi vì, ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam rất nặng nề, một thời gian dài chiếm giữ vị trí chính trị - xã hội, văn hóa của người Việt.

Quan niệm của Lão giáo về đạo đức môi trƣờng

Lần đầu tiên trong lịch sử xã hội Trung Quốc, quan niệm về tự nhiên được đề cập đến trong triết học của Lão Tử. Trong cuốn sách Đạo đức kinh, Lão Tử chủ yếu

đề cập đến quan niệm về Đạo. Ông đưa ra quan niệm: Quy luật của con ngƣời là ở đất, quy luật của đất là ở trời, quy luật của trời là của đạo, quy luật của Đạo là ở tự nhiên.

Quan niệm về Đạo, được Lão Tử đề cập đến nhiều lần, Đạo được hiểu là khởi nguyên của toàn thể vũ trụ, toàn thể trời đất, vạn vật và con người. Đạo được hiểu là quy luật vận hành của vũ trụ, tạo nên sự thống nhất của vũ trụ. Trong quan niệm của lão Tử, Đạo còn được hiểu như là cái không chỉ tạo ra trời đất, vạn vật và con người mà nó còn tạo ra sự thống nhất, định hướng cho sự vận hành thống nhất của vạn vật theo lẽ tự nhiên. Mọi sự vận động theo lẽ tự nhiên, kể cả con người và xã hội loài nguời cũng sẽ vận hành theo lẽ tự nhiên, nhưng con người đã làm trái những quy luật này để đạt được mục đích của mình. Hạt nhân trong học thuyết của Lão Tử là quan niệm về Đạo, về sự vận hành của xã hội thuận theo tự nhiên, con người phải cư xử không thái quá, không bất cập trong quan hệ giữa người với người, giữa người với tự nhiên. Trong tự nhiên, trời đất và vạn vật sinh ra, rau cỏ, chim muông, nhân loại không phải để chúng có thể ăn thịt nhau nhưng các sinh vật đều được dùng cái nó thích để sống. Con người phải sống theo tự nhiên nên trong cuộc sống không nên thiên quá về vấn đề vật chất, phải tiết chế lòng ham muốn, chú trọng tinh thần, lấy tâm đè nén khí, thà bỏ cái thân này mà giữ được Đạo và Đức. Lão Tử không nhắc đến Thượng đế, linh hồn mà ông chỉ nói một cách rất chung về nguồn gốc của con người và giới tự nhiên, vạn vật đều đều bắt đầu từ Đạo mà ra, cuối cùng lại trở về Đạo, hòa vào Đạo. Để đạt được đến cái Đạo tự nhiên đó con người cần phải đạt được cảnh giới cao nhất của vô vi.

Nhìn chung, triết lý của các triết gia phương Đông tạo nên một lối sống thân thiện với môi trường, có tác dụng tích cực đến bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn sự đa dạng sinh học, đảm bảo sự cân bằng sinh thái trong các quốc gia. Ngày nay, khi nghiên cứu về ô nhiễm môi trường trên thế giới do khai thác tài nguyên không hợp lý và hậu quả phát triển kinh tế không bền vững, người ta tìm thấy những điểm hợp lý trong các triết lý phương Đông: “… Nho giáo, Phật giáo, nhất là Đạo giáo đã điều chỉnh rất nhiều hành vi đạo đức của con người Việt Nam truyền thống. Nó giúp cho việc bảo vệ hệ sinh thái được phát triển hài hòa”[34, tr. 105].

Quan niệm của Thiên Chúa giáo về đạo đức môi trƣờng

xã hội loài người. Trong các kinh Tân ước, Cựu ước hay qua các thông điệp của nhiều Giáo hoàng cho thấy vấn đề môi trường được Công giáo chú ý từ rất lâu trước đây. Công giáo luận chứng cho việc BVMT hiện nay dưới các khía cạnh như:

Vũ trụ, thiên nhiên và con ngƣời đƣợc Chúa tạo ra, Theo Thánh kinh cả vũ trụ, thiên nhiên và con người đều được Chúa sáng tạo ra, trái đất, mặt trăng, sao, muông thú, cây cỏ và cả con người nữa. Chúa sáng tạo nên mọi sự vật và khi ấy Chúa thấy mọi vật đều tốt đẹp. Chúa tạo ra con người, cho con người đứng trên đó

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đạo đức môi trường truyền thống và ý nghĩa của nó đối với việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 40 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)