Ảnh hưởng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế thị trường và

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đạo đức môi trường truyền thống và ý nghĩa của nó đối với việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 78 - 84)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc kế thừa và sử dụng đạo đức môi trường

2.3.2. Ảnh hưởng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế thị trường và

biến đổi khí hậu toàn cầu đến việc kế thừa và sử dụng đạo đức môi trường truyền thống ở Việt Nam

* Ảnh hƣởng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến việc kế thừa và sử dụng đạo đức môi trƣờng truyền thống ở Việt Nam

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Theo định nghĩa chung, khái quát nhất, là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành một nước công nghiệp. Mỗi PTSX xã hội nhất định có một cơ sở vật chất xã hội tương ứng. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của xã hội là toàn bộ hệ thống các yếu tố vật chất của LLSX xã hội, phù hợp với trình độ kỹ thuật (công nghệ) tương ứng mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu xã hội. Đặc trưng của cơ sở vật chất - kỹ thuật của các PTSX trước chủ nghĩa tư bản là dựa vào công cụ thủ công, nhỏ bé, lạc hậu. Đặc trưng của cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản là nền đại công nghiệp cơ khí hóa. Như vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải tiến hành CNH, HĐH, áp dụng công nghệ hiện đại vào trong sản xuất đặc biệt là trong cuộc cách mạng 4.0 hiện nay.

Nhưng khó khăn đối với Việt Nam là: từ một nước nhỏ, với nền kinh tế kém phát triển thực hiện quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa thì việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội phải thực hiện từ đầu, từ không đến có, từ gốc đến ngọn thông qua CNH, HĐH. Mỗi bước tiến của quá trình CNH, HĐH là một bước tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất và góp phần hoàn thiện QHSX xã hội chủ nghĩa. Do đó, để tiến lên chủ nghĩa xã hội, Việt Nam tất yếu phải tiến hành CHN, HĐH. CNH, HĐH có những ảnh hưởng nhất định đối với

định. Có thể thấy được sự ảnh hưởng này như sau:

Những ƣu thế của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến việc kế thừa và sử dụng

đạo đức môi trƣờng truyền thống: không thể phủ nhận đó là sự thay đổi căn bản, toàn diện nền sản xuất, kinh doanh. Chuyển từ lao động thủ công sang lao động cao dựa trên sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại. Áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất sẽ giúp cho việc tiết kiệm tài nguyên, áp dụng công nghệ hiện đại vào sử lý rác thải (đặc biệt là rác thải công nghiệp) giúp BVMT. CNH, HĐH còn đòi hỏi việc đổi mới khoa học công nghệ, áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường trong sản xuất. Việc ứng dụng này giúp giảm chi phí trong quá trình sản xuất, tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu cũng giúp cho việc BVMT được tốt hơn. Bởi vì, nguyên nhân lớn nhất dẫn đến ô nhiễm môi trường đó là do quá trình sản xuất vật chất gây nên, do quá trình khai thác tài nguyên và xả thải của các nhà máy lớn vào các dòng sông, hồ, biển, vào không khí... nên nếu như áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại sẽ giúp giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu, BVMT.

Những hạn chế của CNH, HĐH đến đạo đức môi trƣờng truyền thống: Việt Nam bắt đầu đi lên quá trình CNH, HĐH từ xuất phát điểm thấp. Xét về mặt khoa học công nghệ thì nước ta đang ở tình trạng lạc hậu hơn so với các nước tiên tiến nhất khoảng 100 năm. Trên thực tế, Việt Nam là một nước nghèo không thể nhập khẩu được toàn bộ những máy móc tiên tiến, hiện đại, những máy móc công nghệ cao mà chỉ nhập được các thiết bị loại trung bình, thậm chí lạc hậu. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng kinh tế, BVMT và sức khỏe con người.

Qua các chỉ số sử dụng tài nguyên và ô nhiễm môi trường ngày càng tăng như: tài nguyên nước bị lạm dụng, rừng tự nhiên bị khai thác lấy gỗ, trữ lượng thủy, hải sản bị cạn kiệt, tài nguyên khoáng sản ngày càng bị khai thác nhiều hơn. Diện tích đất canh tác cũng như chất lượng đất ngày càng bị thu hẹp và suy thoái. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên ở nước ta vẫn còn kém hiệu quả và không có tính bền vững. Thực tế những năm gần đây ở Việt Nam mặc dù tiến hành CNH, HĐH nhưng những thống kê gần đây cho thấy số vụ vi phạm môi trường không những không giảm mà có xu hướng ngày càng tăng, điều này cho thấy người lao động Việt Nam còn bị hạn chế cả về chuyên môn lẫn ý thức BVMT.

Việt Nam hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen lẫn nhau và có những diễn biến phức tạp. Trong đó, sự phát triển về kinh tế cao đã dẫn đến những hệ lụy không nhỏ về môi trường. Đó là ở nhiều nơi môi trường đang bị ô nhiễm, tài nguyên, đất đai chưa được quản lý tốt. Với mô hình CNH, HĐH còn có sự thiên lệch về cơ cấu ngành, dựa nhiều vào khai thác và bán tài nguyên, phát triển theo chiều rộng, sử dụng nhiều vốn hơn là sử dụng lao động và công nghệ cao nên đã gây nên một số vấn đề về ô nhiễm môi trường trong quá trình CNH, HĐH. Quá trình CNH, HĐH đã từng bước thay thế cho phương thức canh tác truyền thống trước đây của người Việt. Nếu như với PTSX truyền thống của mình người Việt sống dựa vào tự nhiên là chính, sự khai thác các tài nguyên tự nhiên cũng bị hạn chế do khai thác bằng thủ công là chủ yếu. Hiện nay, trong quá trình CNH, HĐH đã ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và khai thác đã làm cho năng suất tăng lên nhưng đồng thời cũng dẫn đến ô nhiễm môi trường nhanh và nhiều hơn. CNH, HĐH, PTSX trước đây của người Việt truyền thống hoàn toàn bị phá vỡ và thay bằng một PTSX mới, PTSX hiện đại. PTSX truyền thống của người Việt thân thiện và sống hòa đồng với tự nhiên giờ đây bị thay thế bằng khai thác tự nhiên phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của con người. CNH, HĐH đã làm thay đổi toàn bộ các mặt của nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế tự cung, tự cấp sang nền kinh tế có tư duy công nghiệp nhưng nó cũng làm thay đổi PTSX, QHSX, thay đổi cơ cấu xã hội, thay đổi đạo đức xã hội và cũng làm thay đổi mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Để khắc phục tình trạng này chúng ta cần phải chuyển sang sử dụng các loại máy móc, thiết bị tiêu tốn ít năng lượng và khai thác sử dụng nguyên liệu sạch trong sinh hoạt và sản xuất nhằm BVMT.

*Ảnh hƣởng của kinh tế thị trƣờng đến việc kế thừa và sử dụng đạo đức môi trƣờng truyền thống ở Việt Nam

Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh dấu một bước ngoặt mới trong lĩnh vực phát triển kinh tế ở Việt Nam. Đó là việc phát triển nền KTTT ở Việt Nam. KTTT với những quy luật giá trị của nó, cùng với những nguyên tắc lợi nhuận tối đa, quan hệ cung - cầu và sự cạnh tranh đã kích thích mạnh mẽ lợi ích, trước hết là lợi ích cá nhân. Ảnh hưởng của kinh tế thị trường đã tác động đến văn hóa, đạo đức ứng xử của con người.

KTTT tác động trực tiếp đến LLSX từ đó ảnh hƣởng đến QHSX giữa con ngƣời với con ngƣời và giữa con ngƣời với giới tự nhiên. Khi tác động của kinh tế đến con người, đặc biệt là lợi ích kinh tế thì những giá trị đạo đức cũng thay đổi theo, thay đổi cả theo hướng tích cực và tiêu cực làm cho những giá trị ĐĐTT không còn đứng vững được nữa, trong đó có quan hệ ứng xử giữa con người với tự nhiên trước đây hay là ĐĐMTTT. Sự tác động của KTTT đối với ĐĐMT được thể hiện như sau:

KTTT với sự cạnh tranh lớn giữa các loại hình kinh tế đã thúc đẩy khoa học phát triển, con ngƣời đã ứng dụng khoa học công nghệ vào trong quá trình khai thác giới tự nhiên, trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trước đây, trong ĐĐMTTT của người Việt Nam đó là việc khai thác tự nhiên một cách hợp lý

thì đến nay với những mục đích sử dụng ngày càng tăng của mình, con người đã khai thác tất cả các loại tài nguyên thiên nhiên như: đất đai, rừng, nước, các loại khoáng sản, động vật và thực vật… Con người đã khai thác tài nguyên thiên nhiên và để lại trong đó những hậu quả nặng nề “nạn chảy máu rừng” hay nhiều động vật được đưa vào “sách đỏ Việt Nam” và danh sách của nó ngày càng tăng lên. KTTT cũng làm cho quan niệm trước đây của con người về tình yêu thiên nhiên hay quan niệm Thiên - Nhân hợp nhất, lối sống hài hòa với tự nhiên không còn nữa. Ngày nay dưới tác động của KTTT con người chỉ biết sử dụng thật nhanh, thật nhiều các giá trị của tự nhiên để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của mình. Con người đã đặt lợi ích kinh tế trước mắt lên cao nhất, vượt qua các lợi ích khác kể cả lợi ích cho các thế hệ sau. Điều này đặt ra những giá trị của ĐĐMTTT trước đây đã không còn giữ nguyên được nữa mà thay vào đó là những giá trị ĐĐMT mới xuất hiện. Đặt ra yêu cầu rằng cần phải có một ĐĐMT mới trên cơ sở kế thừa, phát huy ĐĐMT sinh thái truyền thống phù hợp với những điều kiện phát triển mới của xã hội và thời đại.

* Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu toàn cầu đến việc kế thừa và sử dụng đạo đức môi trƣờng truyền thống ở Việt Nam

Biến đổi khí hậu ngày càng có nguy cơ tác động trực tiếp đến môi trường sống toàn cầu. Việt Nam là quốc gia được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn. Theo công ước Khung của Liên hợp quốc: “Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của các hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu bên cạnh những biến động tự nhiên của khí hậu được quan

sát trên một chu kỳ thời gian dài” [21. tr. 136].

Theo các nhà chuyên môn, biến đổi khí hậu toàn cầu chủ yếu do hai nguyên nhân. Một là, do sự thay đổi các yếu tố tự nhiên, của địa chất trái đất như: núi lửa phun, sự thay đổi cường độ bức xạ của mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo trái đất xung quanh mặt trời. Hai là, do các hoạt động của con người đã làm thay đổi thành phần của khí quyển. Đó là do con người đã sử dụng nhiều nguồn nhiên liệu trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, các nguồn nguyên liệu này chủ yếu là hoá thạch như: than, dầu, khí đốt ..và đã thải một phần lớn vào khí quyển gây nên hiệu ứng nhà kính, làm tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến nhiệt độ trái đất tăng lên...

Hiện nay, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu là do hoạt động của con người. Khi nghiên cứu biến đổi khí hậu thì khó có thể tách ra một khu vực nhỏ vì khí hậu ảnh hưởng toàn cầu nên đây cũng là mối quan tâm của các quốc gia. Ở Việt Nam, theo dự báo là quốc gia chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề bởi biến đổi khí hậu do có bờ biển kéo dài. Chỉ trong những năm gần đây, hiện tượng thời tiết thất thường, mưa, bão, lốc, sạt lở đất, lũ…liên tiếp nổ ra và có nhiều diễn biến phức tạp, khó dự báo. Trong năm 2016, 2017 ở Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục có những trận mưa trái mùa với lượng nước lớn, và lượng mưa vào mùa khô cũng vượt hơn bình thường, gây ra những thiệt hại cho sản xuất và hoa màu. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến những chuẩn mực đạo đức môi trường truyền thống của người Việt.

Trước những biến đổi có tính chất lâu dài đó thì tính thích ứng, ứng phó linh hoạt của con ngƣời trong đối xử với môi trƣờng tự nhiên một lần nữa được khẳng định là rất có giá trị.

Hiện nay, ở Việt Nam, Quốc hội và Chính phủ trên cơ sở tính toán theo những dự báo về tính nghiêm trọng của sự ảnh hưởng biến đổi khí hậu toàn cầu đối với nước ta, đã kịp thời đưa ra nhiều giải pháp chiến lược để giảm bớt những thiệt hại có thể và tìm mọi cách khắc phục hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra. Một số giải pháp ứng phó linh hoạt như:

Về các dự án: Chính phủ đã hoạch định 61 dự án cấp bách với mức kinh phí thực hiện rất lớn. Ưu tiên các dự án trung hạn để xây dựng hồ chứa nước ngọt, phát triển, bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn.., đầu tư thiết bị hệ

thống quan trắc hiện đại để nghiên cứu và dự báo kịp thời giảm thiệt hại, di chuyển dân khỏi vùng nguy hiểm.

Về các biện pháp bảo vệ môi trƣờng trong sinh hoạt và sản xuất: Việt Nam đang nghiên cứu để ban hành các chính sách, luật, xây dựng thể chế tạo hành lang pháp lý nhằm hạn chế sự phát thải nguyên liệu độc hại ra môi trường, khuyến khích phát triển nền “kinh tế xanh” theo hướng giảm khí thải nhà kính và các bon thấp. Trong chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh phát triển về hướng biển thích ứng với biến đổi khí hậu” đã khẳng định; thành phố Hồ Chí Minh sẽ trở thành thành phố thông minh đầu tiên của Việt Nam và việc bảo vệ môi trường sống lành mạnh cho người dân là nhiệm vụ hàng đầu.

Ở Việt Nam theo truyền thống sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng, trong khi đó, nông nghiệp và nông dân chịu ảnh hưởng thiệt hại nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Hiện nay, bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xây dựng nhiều chính sách hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, gắn phát triển nông nghiệp với bảo vệ môi trường, với ứng phó biến đổi khí hậu. Nghiên cứu, chuyển giao các loại cây trồng có chất lượng và có khả năng thích ứng với điều kiện canh tác chịu mặn, chịu phèn, chịu hạn, chịu ngập... và hướng tới phục vụ hàng hoá nông nghiệp theo mô hình canh tác thông minh. Với chăn nuôi thì thực hiện chăn nuôi công nghệ cao, khép kín, mô hình thích ứng chăn nuôi dựa vào sinh thái... Với sự linh hoạt thích ứng của người lao động Việt Nam trước biến đổi khí hậu toàn cầu thì người Việt cũng bộc lộ bản tích tốt đẹp của mình qua đó là tính cần cù, chăm chỉ, yêu lao động không quản ngại khó khăn khi nghiên cứu tìm ra những phương thức thích hợp… Chăm chỉ cần cù và linh hoạt sáng tạo trong sản xuất là những đức tính quý giá có thể được phát huy mạnh mẽ trong ứng xử trước biến đổi khí hậu.

Khi nghiên cứu về biến đổi khí hậu cùng với những tác hại của nó đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của con người, chúng ta càng thấy được vai trò của đạo đức môi trường. Nếu, con người có cách khai thác hợp lý tự nhiên; nếu các chính phủ khi đưa ra những chính sách phát triển kinh tế - xã hội cũng tính kỹ đến vấn nạn môi trường và nếu con người với nhận thức đúng đắn, với những quy tắc ứng xử với môi trường tự nhiên thân thiện thì môi trường sẽ khác hơn. Chính vì vậy, theo NCS việc có thể vận dụng những chuẩn mực của đạo đức môi trường truyền thống Việt Nam vào giáo dục đạo đức môi trường, kết hợp những yếu tố hợp lý đưa vào trong

luật, Hiến pháp của Việt Nam thì sẽ là một giải pháp mang tính tự giác và có hiệu quả lâu dài đối với việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đạo đức môi trường truyền thống và ý nghĩa của nó đối với việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)