Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.4. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan và những vấn
vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu đối với luận án
* Khái quát kết quả của các công trình trên liên quan đến đề tài
Các công trình nói trên, theo tác giả luận án, đã đạt được những thành tựu nhất định sau:
Thứ nhất, các tác giả đã nghiên cứu về môi trường trên nhiều phương diện, dưới nhiều góc độ khác nhau và đã đưa ra được khái niệm ĐĐMT với các định nghĩa khác nhau, khẳng định ô nhiễm môi trường là vấn đề mang tính thời sự nóng không chỉ ở Việt Nam. Khẳng định vai trò của môi trường đối với đời sống của con người, và việc cần phải bảo vệ, cư xử với môi trường tự nhiên, với giới động vật, thực vật một cách có đạo đức. Đó là đạo đức môi trường. Các tác giả đã đưa ra vấn
đề cần phải nghiên cứu ĐĐMT ở Việt Nam và đó là điều cần thiết hiện nay khi phát triển kinh tế bền vững thì yếu tố môi trường là không thể thiếu nhưng vấn đề này ở Việt Nam chỉ mới được nghiên cứu gần đây.
Thứ hai, ở một số khía cạnh các bài viết đã làm sáng tỏ về tình yêu và cách ứng xử có đạo đức với thiên nhiên của con người Việt Nam xưa thông qua các luật tục và hương ước đã có từ rất lâu và được cộng đồng gìn giữ. Nhưng những vấn đề của bài viết các công trình đưa ra mới chỉ khai thác ở những mặt riêng lẻ ở từng dân tộc thiểu số, hay một địa phương ở Việt Nam mà chưa có sự đúc kết khái quát. Có thể chỉ ra các nghiên cứu sau: Quy định về sở hữu tài nguyên thiên nhiên và môi trường trong luật tục của một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam - trường hợp luật tục Thái và luật tục Ê Đê; Kiến thức truyền thống của người Tày trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở Lạng Sơn; Tìm hiểu việc bảo vệ môi trường qua hương ước làng Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu - Nghệ An)...Vì thế, vấn đề ĐĐMTTT ở Việt Nam cần được quan tâm đúng mức và nghiên cứu hơn nữa.
Thứ ba, một số công trình gần với đề tài đã nói lên quan điểm lấy ĐĐMT làm giải pháp cho vấn đề BVMT ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, những công trình này mới chỉ đi sâu tìm hiểu những vấn đề ĐĐMT hiện nay ở Việt Nam mà chưa chú ý đến việc kế thừa - phát huy những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đã có từ lâu trong lịch sử. Vì thế, vấn đề nghiên cứu ĐĐMTTT và ý nghĩa của nó đối với việc BVMT ở Việt Nam hiện nay vẫn còn bỏ ngỏ và cần được quan tâm nghiên cứu sâu hơn.
* Một số vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu
Có thể khẳng định cho đến hiện nay các công trình nghiên cứu về ĐĐMTTT chỉ dưới một khía cạnh nhất định, rời rạc và chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến một cách rõ ràng, đầy đủ và có hệ thống về ĐĐMTTT ở Việt Nam và ý nghĩa của nó đối với việc BVMT ở Việt Nam hiện nay. Do đó, đây là một đề tài nghiên cứu mang tính cấp thiết ở cả 2 mặt lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đề tài ĐĐMTTT và ý nghĩa của nó đối với việc BVMT ở Việt Nam thì luận án tập trung luận giải những vấn đề sau:
Phân tích những tư tưởng ĐĐMT có trong lịch sử, cả ở phương Đông, phương Tây và Việt Nam hiện nay, từ đó NCS đưa ra các khái niệm của mình về ĐĐMT, ĐĐMTTT, ĐĐMTTTVN. Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu về ĐĐMTTT, những chuẩn mực của ĐĐMT đã rút ra một số chuẩn mực của ĐĐMTTT ở Việt Nam. Như: lối sống hài hòa với thiên nhiên, tình yêu thiên nhiên của người Việt; Tính linh hoạt biện chứng và khai thác tự nhiên một cách hợp lý; Cách ứng xử với tự nhiên được thể hiện qua tính tiết kiệm cần cù và tình yêu lao động của người Việt xưa.
Trên cơ sở phân tích thực trạng của ĐĐMTTT ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, rút ra một số vấn đề cần giải quyết. Đặc biệt là mối quan hệ giữa phát triển kinh tế bền vững với bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam. Đây cũng là một bài toán khó, bởi lẽ muốn phát triển kinh tế mạnh mẽ phải khai thác các nguyên liệu từ tự nhiên, sự phát triển kinh tế sẽ tỉ lệ nghịch với bảo vệ môi trường thiên nhiên.
Dựa trên sự phân tích các vấn đề lý luận và thực trạng ĐĐMTTT ở Việt Nam, NCS đã từ đó rút ra ý nghĩa của ĐĐMTTT đối với việc BVMT ở Việt Nam, dựa trên các khía cạnh kết hợp giữa ĐĐMTTT và ĐĐMT hiện nay để tìm ra cách BVMT hiệu quả và mang tính bền vững trên khía cạnh lý luận và thực tiễn; ý nghĩa của ĐĐMTTT trong việc đưa ra ý nghĩa cần giáo dục ĐĐMTTT được thể hiện dưới nhiều hình thức, đối tượng, phương pháp khác nhau trong cộng đồng nhằm BVMT ở Việt Nam hiện nay.
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích những công trình của các tác giả đi trước có liên quan đến luận án, giúp cho NCS thấy được vấn đề còn bỏ ngỏ, cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn một cách có hệ thống trong đề tài của mình.
Tổng quan các công trình còn cho phép NCS thấy được ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đạo đức môi trường truyền thống của Việt Nam trong việc bảo vệ môi trường của Việt Nam hiện nay tốt hơn.
Chương 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ Ý U N VỀ ĐẠO ĐỨC
MÔI TRƯỜNG VÀ ĐẠO ĐỨC MÔI TRƯỜNG TRUYỀN THỐNG 2.1. Một số quan niệm chủ yếu về môi trường và đạo đức môi trường
2.1.1. Khái niệm môi trường và bảo vệ môi trường
2.1.1.1. Khái niệm môi trƣờng
Khái niệm “môi trƣờng” là đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong tiếng Anh, người ta sử dụng những thuật ngữ
“environment” nghĩa là “môi trường”, thuật ngữ này còn có nghĩa là tổng hợp các sự vật hay hoàn cảnh xung quanh một sinh vật, bao gồm con người. Có một số cách tiếp cận về môi trường như sau:
Nhà vật lý hàng đầu thế kỷ XX là Albert Einstein cho rằng: “Môi trường là tất cả những gì ngoài tôi ra” [dẫn theo 63, tr. 7]. Với tác giả Joe Whiteney (1993), lại đưa ra định nghĩa: “Môi trường là tất cả những gì ngoài cơ thể có liên quan mật thiết và có ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người như: đất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời, rừng, biển, tầng ozon, sự đa dạng của các loài” [dẫn theo 63, tr. 7].
Theo định nghĩa của UNESCO (1981): “Môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (đô thị, hồ chứa) và những cái vô hình (tập quán, niềm tin, nghệ thuật), trong đó con người sống bằng lao động của mình, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình"[dẫn theo 78, tr. 8].Trong từ điển Bách khoa toàn thư (1994) định nghĩa về môi trường như sau: “Môi trường là tổng thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội nhân văn và các điều kiện tác động trực tiếp hay gián tiếp lên phát triển, lên đời sống và hoạt động của con người trong thời gian bất kỳ” [dẫn theo 62, tr. 6].
Luật BVMT năm 2015, đưa ra định nghĩa: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” [111, tr. 1]. Theo định nghĩa này, khái niệm môi trường được hiểu theo 2 nghĩa: Một là, môi trƣờng đƣợc hiểu là môi trƣờng tự nhiên bao gồm
của con người. Môi trường tự nhiên được biểu hiện ra như: đất, nước, không khí, biển, động thực vật xung quanh con người... Môi trường tự nhiên có vai trò rất lớn đối với cuộc sống của con người, cung cấp cho con người không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng trọt, chăn nuôi, các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu dùng, đồng thời là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải. Môi trường tự nhiên còn có lợi ích về tinh thần khi đó là cảnh đẹp để con người giải trí, giúp cuộc sống con người phong phú hơn. Hai là, môi trƣờng nhân tạo: đây là những nhân tố do con người tạo ra, như: công viên nhân tạo, nhà ở, các khu đô thị, sinh thái, nhà máy…
Trong các khái niệm môi trường đã phân tích ở trên, NCS dựa theo khái niệm môi trường đã được đưa ra trong Luật BVMT năm 2015 ở Việt Nam. Trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi nghiên cứu chủ yếu mối quan hệ giữa con người với tự nhiên hay gọi là môi trường tự nhiên, chứ không nghiên cứu môi trường xã hội, nhân văn, môi trường nhân tạo.
2.1.1.2. Khái niệm bảo vệ môi trƣờng
Theo luật BVMT thì: “Bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành” [111, tr. 1]. BVMT có những nguyên tắc chung để cho người dân, cơ quan và các tổ chức định hướng nhận thức và hoạt động cho phù hợp. Các nguyên tắc BVMT này được quy định trong Điều 4, luật BVMT 2015 ta có thể phân tích trên các phương diện sau:
Thứ nhất; chủ thể tham gia BVMT đó là: “..trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân” [111, tr. 3].
Thứ hai; Đối tượng BVMT là: “gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành” [111, tr. 3 - 4].
Thứ ba; Phương pháp BVMT đó là việc sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải, đảm bảo an ninh, không phương hại đến chủ quyền quốc gia, quốc tế. BVMT là hành động phải diễn ra thường xuyên, phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường. Đồng thời, các phương pháp BVMT phải phù hợp với những quy luật điều
kiện lịch sử, văn hóa, trình độ phát triển của đất nước. Những đối tượng vi phạm phải khắc phục sự cố do mình gây ra theo đúng quy định của pháp luật.
Các nguyên tắc trên, là những nguyên tắc mà Nhà nước đề ra các chủ trương, chính sách trong hoạt động BVMT. Đồng thời, những nguyên tắc này cũng là nền tảng quan trọng để NCS định hướng nghiên cứu luận án, để thấy được vai trò của các chủ thể BVMT, đối tượng và các phương pháp BVMT. Từ đây, NCS có thể liên hệ những quy định trong các hương ước, luật tục của người Việt xưa, quy định về cách ứng xử của con người với giới tự nhiên (hay còn gọi là đạo đức môi trường truyền thống) trong việc thực hiện đạo đức nhằm BVMT ở Việt Nam hiện nay.
2.1.2. Đạo đức và đạo đức môi trường
2.1.2.1. Khái niệm đạo đức
Những tư tưởng đạo đức đã xuất hiện cách đây khoảng hơn 2000 năm với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học. Những tư tưởng này xuất hiện đồng thời ở các trung tâm văn minh lớn của nhân loại cổ đại như: Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại. Danh từ “đạo đức” được bắt nguồn từ tiếng Latinh có nghĩa là mos (morit) có nghĩa là: lề thói. Từ “Luân lí” cũng được xem như đồng nghĩa với “đạo đức” và có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là ethicos: nghĩa là lề thói, tập tục. Khi nói đến những lề thói, tập tục, thói quen, những biểu hiện, những mối quan hệ nhất định giữa người với người trong cuộc sống hàng ngày, người ta gọi đó là đạo đức.
Theo tác giả Huỳnh Khái Vinh: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực xã hội nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ xã hội trong quan hệ người - người” [150, tr. 44]. Tác giả Trần Đăng Sinh, Nguyễn Thị Thọ, lại định nghĩa, “đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội” [121, tr. 6].
Kế thừa những tư tưởng của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin, có thể đưa ra quan niệm về đạo đức học Mác - Lênin như sau: “đạo đức học là một khoa học triết học, dựa trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, nghiên cứu sự vận động của các quan hệ đạo đức giữa con người và con người giữa con người và tự nhiên, coi các vấn đề chuẩn mực và thiện ác là trung tâm, lợi ích là khâu cơ bản, nhân cách đạo đức là biểu hiện tập trung nhất” [
Từ các định nghĩa trên, chúng ta hiểu đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, nó phản ánh tồn tại xã hội, phán ánh hiện thực đời sống đạo đức xã hội và được xem xét với ba dấu hiệu đặc trưng nhất:
Thứ nhất, đạo đức với tƣ cách là một hình thái ý thức xã hội nhằm phản ánh tồn tại xã hội, phản ánh hiện thực đời sống xã hội đƣợc thể hiện trong niềm tin, lý tƣởng, hệ thống các chuẩn mực trong phong tục, tập quán chuẩn mực trong phong tục, tập quán, ý chí thể hiện lý tƣởng đạo đức.
Khi ta xem xét đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội. Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin thì ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội. Tồn tại xã hội như thế nào thì ý thức xã hội sẽ như thế ấy. Khi nghiên cứu đạo đức của người Việt được thể hiện trong cách ứng xử của con người với môi trường thiên nhiên chúng ta cũng thấy được đời sống sản xuất, sinh hoạt hàng ngày, văn hóa, chính trị được thể hiện qua những chuẩn mực đạo đức, qua phong tục tập quán..
Thứ hai, đạo đức là một phƣơng thức điều chỉnh hành vi của con ngƣời
Con người trong quá trình sống, tồn tại và phát triển của mình luôn phải điều chỉnh những hành vi cho phù hợp. Những hành vi phù hợp với lợi ích của cá nhân, lợi ích của xã hội. Mỗi hình thái ý thức xã hội có vai trò, vị trí khác nhau trong điều chỉnh hành vi của con người nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã hội. Trong đó, đạo đức điều chỉnh hành vi của con người mang tính tự giác, thông qua niềm tin, lý tưởng, lương tâm, trách nhiệm, dư luận xã hội…
Thứ ba, đạo đức là một hệ thống các giá trị
Đạo đức là một hiện tượng xã hội, mang tính chuẩn mực, trong đó, các hiện tượng đạo đức thường biểu hiện dưới hình thức khẳng định hoặc phủ định một hình thức chính đáng, hoặc không chính đáng. Điều đó nghĩa là, các giá trị đạo đức thể hiện sự tán thành hoặc phản đối trước thái độ, hành vi ứng xử của các cá nhân hoặc giữa cá nhân với cộng đồng ở một xã hội nhất định. Bởi vậy, đạo đức là một nội dung được thừa nhận thống trị trong xã hội. Khi hệ thống giá trị đạo đức phù hợp với sự tiến bộ, khi đó hệ thống ấy mang tính nhân đạo và có tính tích cực. Trái lại
với tính tích cực ấy, đạo đức sẽ mang tính tiêu cực, không phù hợp với sự tiến bộ của xã hội.
Từ những sự phân tích đạo đức như một hình thái ý thức xã hội mà trong đó có ĐĐMT. Bởi lẽ, đạo đức không chỉ giới hạn trong mối quan hệ giữa con người với con người mà nó còn bao gồm cả mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên. Trong sự phát triển của mình, con người phải yêu quý, bảo vệ tự nhiên, tôn trọng sự