Đạo đức môi trường truyền thống có nguy cơ ngày càng mai một

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đạo đức môi trường truyền thống và ý nghĩa của nó đối với việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 119 - 120)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

3.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc kế thừa và bổ sung đạo đức môi trường truyền

3.2.2. Đạo đức môi trường truyền thống có nguy cơ ngày càng mai một

Hiện nay ở Việt Nam đang thực hiện quá trình CNH, HĐH cùng với nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm cho bộ mặt đất nước thay đổi. Đặc biệt, đó là sự phát triển của PTSX tiến bộ cùng với những QHSX mới đã làm cho đời sống của con người thay đổi. Sự thay đổi này cũng là quy luật tất yếu. Từ sự thay đổi về kinh tế tất yếu sớm hay muộn cũng sẽ dẫn đến những thay đổi về mặt văn hóa, tư tưởng trong đó có ĐĐTT của dân tộc. Đây là những tác động ở trong nước, còn có những yếu tố tác động đến ĐĐTT của dân tộc đó là sự tác động của khu vực và quốc tế trong quá trình hội nhập và xu thế TCH hiện nay.

Nếu như ĐĐTT điều chỉnh những chuẩn mực, hành vi, phong tục, tập quán, thói quen, lối sống và cách ứng xử của một cộng đồng người được hình thành trong lịch sử và trở nên ổn định được truyền từ đời này sang đời khác và được lưu giữ lâu dài. ĐĐTT có thể hiểu theo 2 nghĩa. Thứ nhất; ĐĐTT điều chỉnh mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. Thứ hai, nó điều chỉnh mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên. Mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên cũng nằm trong phạm vi điều chỉnh của đạo đức, đó là ĐĐMTTT.

Ngày nay, với những chuẩn mực của ĐĐTT có những sự biến đổi thì kéo theo nó những chuẩn mực của ĐĐMTTT cũng sẽ bị thay đổi. KTTT cùng quá trình TCH đã làm cho lối sống, cách ứng xử của người Việt Nam hiện nay có nhiều thay đổi. Mà sự thay đổi rõ ràng nhất là sự hưởng thụ đáp ứng những nhu cầu về vật chất ngày càng cao (như sử dụng các thiết bị điện tử: điều hoà, tủ lạnh..) đã dẫn đến việc khai thác tự nhiên ngày càng nhiều. ĐĐTT với những giá trị tốt đẹp của cộng đồng dân tộc đã bị dần dần bị thay đổi thêm vào đó là lối sống cá nhân... Sự thay đổi này cũng dẫn đến những thay đổi trong ĐĐMTTT, những giá trị tốt đẹp trước kia của người Việt về cách ứng xử của con người với môi trường tự nhiên đã bị ảnh hưởng,

mai một. Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ: “Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hoá dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ… đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc” [44, tr. 46]. Tình yêu của con người đối với thiên nhiên, lối sống hòa hợp với thiên nhiên cùng quan hệ Thiên - Địa - Nhân của con người dần bị thay thế bằng những lối sống thực dụng, coi con người là trung tâm, con người chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ, lối sống hưởng thụ mà tiếp tay cho sự phá hoại môi trường tự nhiên để đáp ứng cho nhu cầu đòi hỏi ngày càng không ngừng tăng lên của con người. Theo tác giả Nguyễn Văn Huyên, “quan hệ mật thiết của truyền thống xã hội nông nghiệp xưa kia không còn đậm nét. Có thể nói, nếp sống công nghiệp và hiện đại đã làm xơ cứng lối sống tình cảm, mất đi những cảnh sinh hoạt thanh bình của làng quê, tình cảm gắn con người với thiên nhiên. Thế giới tinh thần, tình cảm không những ít được quan tâm mà ngày càng bị nghèo đi, thậm chí còn bị què quặt. Đây là sự mất mát to lớn đối với lối sống của người Việt Nam hiện nay” [65, tr. 33 - 34].

Tính biện chứng và sự khai thác hợp lý về tài nguyên được chú ý trong ĐĐMTTT thì giờ đây vẫn được Đảng và Nhà nước quan tâm với những văn bản và luật về bảo vệ môi trường ngày càng hoàn thiện nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của dân tộc nhưng có một số doanh nghiệp và người dân vẫn dường như không chấp hành với nhiều lý do. Những ví dụ điển hình thời gian gần đây chúng ta thấy rõ nhất đó là số vụ án về môi trường ngày càng tăng lên kèm theo đó là những thiệt hại đến kinh tế - xã hội và sức khỏe của con người ngày càng nghiêm trọng. Thậm chí, sự khai thác tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt đến mức làm mất đi một số loài động vật, một số thì được đưa vào sách đỏ và môi trường ở Việt Nam hiện nay lên đến mức báo động về mức độ ô nhiễm. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng này chính là vấn đề đạo đức con người. Đạo đức của con người đối với con người cũng được bộc lộ ra qua đạo đức của con người đối với môi trường tự nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đạo đức môi trường truyền thống và ý nghĩa của nó đối với việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 119 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)