Các công trình, bài viết đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đố

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 25 - 29)

1.1 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

1.1.3 Các công trình, bài viết đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đố

với vấn đề nông nghiệp, nông thôn và quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Phú Thọ

“Nông nghiệp, nông thôn Phú Thọ phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Trương Văn Khôi, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

số 11, năm 2002. Bài viết nêu lên những thành tựu trong sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh Phú Thọ từ năm 1995 đến năm 2001; xác định mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn Phú Thọ theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCHTƯ khóa IX; đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH.

“Dạy nghề cho nông dân ở Phú Thọ và những vấn đề đặt ra” của Nguyễn Đình Tráng, Tạp chí Lao động và Xã hội, tháng 1/2005. Bài viết nêu lên thực trạng và nhu cầu học nghề của nông dân ở Phú Thọ khi tỉnh xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch và đô thị mới. Từ đó, tác giả đặt ra những vấn đề về công tác dạy nghề cho nông dân, trong đó chú trọng chương trình khôi phục và phát triển một số làng nghề, ngành nghề truyền thống phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, nhằm tận dụng thời gian lao động nông nhàn của nông dân ở địa phương.

“Phát huy mọi nguồn lực đẩy nhanh tốc độ phát triển, nâng cao chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của Phú Thọ” của Nguyễn Ngọc Hải, Tạp chí

và lĩnh vực, trọng tâm là phát triển nông, lâm nghiệp và kinh tế nông thôn nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2001- 2005).

“Đảng bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ 50 năm thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu” của Nguyễn Hữu Điền; “Đi theo con đường của Bác” của Ngô Đức Vượng, in trong cuốn Bác Hồ với Phú Thọ - Phú Thọ làm theo lời Bác,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2005. Các bài viết nêu lên những thành tựu của Đảng bộ và nhân dân Phú Thọ trong 50 năm, từ 1954 đến 2004 thực hiện lời dạy của Bác, đặc biệt là những thành tựu từ năm 2000 đến 2004: Sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa; hình thành các cơ sở chế biến gắn với vùng nguyên liệu tập trung và thị trường; CCKT chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH...

“Hiệu quả các mô hình trang trại lâm nghiệp ở tỉnh Phú Thọ” của Trần Thị Thu Thủy, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kỳ 1- tháng 10/2005. Bài viết nêu lên thực trạng phát triển trang trại ở tỉnh Phú Thọ; đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của một số mô hình trang trại lâm nghiệp, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển trang trại lâm nghiệp ở địa phương.

“Phú Thọ vững bước trên đường hội nhập và phát triển” của Nguyễn Doãn Khánh, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 2, năm 2009. Bài viết khẳng định vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy Phú Thọ, sự giám sát có hiệu quả của HĐND và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, Phú Thọ đã đạt được thành tựu về mọi mặt: sản xuất nông, lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ... Đồng thời, tác giả đưa ra một số giải pháp để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội X của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.

“Nông nghiệp Phú Thọ bứt phá đi lên” của Phạm Ngọc Thước, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 2, năm 2009. Tác giả nêu lên những thành tựu nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh từ năm 2006 đến năm 2008. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các định hướng và giải pháp cụ thể, đồng bộ ở các địa phương để phát triển nông nghiệp toàn

diện, vững chắc theo hướng CNH, HĐH từ năm 2008 đến năm 2010.

“Phú Thọ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khóa X” của Ngô Đức Vượng, Tạp chí Cộng sản, tháng 4/2009. Tác giả nêu lên những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Trên cơ sở quán triệt Nghị quyết Hội nghị BCHTƯ 7 khóa X về NN, ND, NT, Phú Thọ xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của tỉnh là tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Từ đó, tác giả đưa ra các biện pháp để Phú Thọ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khóa X của Đảng.

“Một số kinh nghiệm trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Phú Thọ” của Lưu Thế Vinh, Tạp chí Thương mại, số 25, năm 2009. Tác giả nêu lên những đặc điểm chủ yếu của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Phú Thọ từ năm 1997 đến 2007. Trên cơ sở đó, tác giả rút ra một số kinh nghiệm và giải pháp nhằm thực hiện thành công mục tiêu thoát nghèo của tỉnh vào năm 2010, tạo động lực tích cực cho quá trình CNH, HĐH chung của cả nước.

“Kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI” của Mai Thị Thanh Xuân và Ngô Đăng Thành, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, số 25, năm 2009. Bài viết nêu lên những nét chính về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006- 2008; đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, từ đó nêu lên một số giải pháp cơ bản để hoàn thành mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2006 - 2010 ở địa phương.

“Kinh nghiệm của Phú Thọ qua cuộc điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn” của Nguyễn Hữu, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 393, kỳ 2, tháng 10/2010. Tác giả làm rõ cuộc điều tra khảo sát về nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn và sử dụng lao động qua đào tạo nghề ở tỉnh Phú Thọ theo Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ. Từ đó, tác giả nêu lên một số kinh nghiệm về dạy nghề cho lao động khu vực nông thôn.

“Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế ở tỉnh Phú Thọ” của Nguyễn Quang Hậu, Tạp chí Tài chính, tháng 3/2011. Bài viết nêu lên đặc điểm kinh tế và nguồn lực của tỉnh Phú Thọ; thực trạng lực lượng lao động các ngành kinh tế của tỉnh, tuy đông đảo về số lượng nhưng số lao động qua đào tạo còn thấp. Từ đó, tác giả nêu lên một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Phú Thọ.

Đề tài cấp tỉnh Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất giống Ba ba gai và Ba ba hoa Thái Lan tại tỉnh Phú Thọ do Trung tâm giống Thủy sản tỉnh Phú Thọ làm Chủ nhiệm, năm 2006. Đề tài phân tích thực trạng nuôi trồng thủy sản của tỉnh Phú Thọ, đề ra những giải pháp nhằm ứng dụng, hoàn thiện và chuyển giao công nghệ sản xuất giống Ba ba gai và Ba ba hoa Thái Lan phù hợp với môi trường của tỉnh Phú Thọ, góp phần thúc đẩy phong trào nuôi thủy sản đặc sản trong nông thôn, tăng thu nhập và dần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thônở Phú Thọ, luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị của Lưu Thế Vinh, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN, năm 2008. Dưới góc độ kinh tế chính trị, luận văn làm rõ tính tất yếu khách quan và các nội dung cơ bản của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng. Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tỉnh Phú Thọ từ năm 1997 đến năm 2007. Nêu những phương hướng và giải pháp thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tỉnh Phú Thọ.

Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đối với kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010, luận văn thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của Chu Thị Thúy, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, 2011. Tác giả trình bày quá trình Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp, nêu lên những thành tựu, hạn chế, kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ trong lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010. Tuy nhiên, phạm vi luận văn nghiên cứu là lĩnh vực kinh tế nông nghiệp nói chung ở tỉnh Phú Thọ. Luận văn mới chỉ dừng ở việc liệt kê, trình bày các văn kiện, chủ

trương của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đối với lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch CCKT nông nghiệp của địa phương, chưa đi sâu vào phân tích làm sáng tỏ chủ trương của Đảng bộ tỉnh trong thực hiện đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010.

Đảng bộ huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp trong những năm 1986 – 2006, luận văn thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của Nguyễn Thị Yến, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, 2013. Luận văn tập hợp các tư liệu có liên quan đến sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện Tam Nông về phát triển kinh tế nông nghiệp trước và trong thời kì đổi mới. Trình bày các chủ trương, biện pháp, quá trình lãnh đạo thực hiện của Đảng bộ huyện và những kết quả đạt được theo từng giai đoạn lịch sử. Phân tích vai trò của Đảng bộ huyện Tam Nông trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp. Trình bày một số kinh nghiệm nhằm tiếp tục phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ CNH, HĐH.

Nhìn chung, các công trình trên đã đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với kinh tế nông nghiệp nói chung và kết quả thực hiện phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Phú Thọ chủ yếu dưới góc độ kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)