Sau khi tỉnh Phú Thọ được tái lập, điểm xuất phát của tỉnh nói chung, khu vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng rất thấp, khó khăn cho chuyển dịch CCKT. Để đưa kinh tế Phú Thọ phát triển, Đảng bộ tỉnh đề ra những chủ trương, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, trong đó, việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ được coi là giải pháp quan trọng.
Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, căn cứ Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn đến năm 2010, ngày 02/10/2002, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3322/QĐ-UB Về phê duyệt đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai đoạn
2002-2005 và định hướng đến 2010, xác định phương hướng: “Chuyển dịch CCKT nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH để hình thành vùng sản xuất chuyên canh cây, con, gắn với bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, phát huy tiềm năng và lợi thế của mỗi vùng. Tiếp thu, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn. Phát triển ngành nghề trong nông nghiệp, nông thôn” [127, tr. 2]. Để thực hiện chuyển dịch CCKTnông nghiệp, nông thôn, UBND tỉnh xác định phải bố trí lại cơ cấu sản xuất trong từng lĩnh vực: Sản xuất lương thực; phát triển cây rau đậu, thực phẩm, hoa quả có giá trị kinh tế cao; cây công nghiệp hàng năm; phát triển chè; phát triển cây ăn quả; phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu; phát triển chăn nuôi bò sữa; phát triển thủy sản; phát triển lâm nghiệp; phát triển ngành nghề nông thôn.
Các giải pháp được UBND tỉnh xác định là:
Về quy hoạch: Điều chỉnh các chương trình, đề án phát triển cây, con, ngành nghề đã có cho phù hợp. Nghiên cứu, xây dựng bổ sung các đề án: phát triển thủy sản, cây công nghiệp ngắn ngày, đưa cơ giới vào sản xuất, xây dựng chợ và trung tâm thương mại nông thôn, quy hoạch vùng sản xuất với chế biến và quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng, hình thành các vùng kinh tế.
Về đào tạo nhân lực, sắp xếp lại bộ máy sản xuất nông nghiệp: đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho nông dân, đặc biệt chú ý tới lĩnh vực: chăn nuôi lợn xuất khẩu, nuôi bò sữa, cây ăn quả, bảo quản chế biến. Tăng cường tổ chức và biên chế cho ngành nông nghiệp.
Về đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ: tập trung nghiên cứu ứng dụng các CNSH vào sản xuất: Công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai F1, ngô lai, tạo giống bò sữa HF, nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô đối với một số giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ các giống cây trồng vật nuôi có thế mạnh, lợi thế so sánh, có thị trường tiêu thụ (bưởi Đoan Hùng, chè, lợn xuất khẩu).
Về thực hiện cơ giới hóa:từng bước thực hiện cơ giới hóa ở một số khâu: làm đất, gieo hạt, thu hoạch lúa, tẽ hạt ngô, vận chuyển, chế biến hạt giống. Sau năm
2005, mở rộng quy mô cơ giới hóa, đồng thời đẩy mạnh cơ giới hóa các khâu: cấy lúa, thu hoạch chè, đỗ tương, lạc, ngô, khoai tây, vắt sữa bò, bón phân, phun thuốc trừ sâu, thu gom chất thải trong chuồng trại chăn nuôi...
Về phát triển kết cấu hạ tầng: ưu tiên phát triển hệ thống thủy lợi đầu mối phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Tập trung đầu tư cho dự án thủy lợi tưới cây trên đồi, dự án tưới đồng cỏ nuôi bò sữa. Đảm bảo cung cấp nước sạch cho sinh hoạt ở nông thôn. Phát triển hệ thống GTNT, hệ thống điện phục vụ sản xuất và đời sống, triển khai chương trình bưu chính viễn thông ở nông thôn.
Về phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản: cải tạo, hiện đại hóa dây chuyền, thiết bị, nhà máy chế biến chè, sản xuất giấy; đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn, nhà máy chế biến hoa quả xuất khẩu.
Về quan hệ sản xuất: củng cố QHSX, nâng cao hiệu quả hoạt động của các loại hình hợp tác, HTX sau chuyển đổi. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế ở nông thôn phát triển.
Về tiêu thụ sản phẩm: chỉ đạo thực hiện chính sách khuyến khích hợp đồng tiêu thụ hàng hóa nông, lâm sản; xây dựng hệ thống chợ, trung tâm thương mại nông thôn; đẩy mạnh xúc tiến thương mại... [127, tr. 7- 9].
Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
Trồng trọt: Đảng bộ chỉ đạo “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông, lâm nghiệp, nhằm tạo ra vùng sản xuất hàng hóa lớn” [112, tr. 11]. Ngày 31/7/2000, UBND tỉnh ra Quyết định số 1891/QĐ-UB Về việc quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Phú Thọ đến năm 2010, nêu rõ mục tiêu: “giảm tỷ trọng ngành trồng trọt từ 68,7% năm 2000 xuống 58% vào năm 2010, trong trồng trọt giảm tỷ trọng cây lương thực và tăng tỷ trọng cây có sản phẩm hàng hoá (như chè); tăng tỷ trọng chăn nuôi từ 26,7% lên 34% vào 2010” [123, tr. 1]. Để đạt được mục tiêu, UBND tỉnh xác định 5 chương trình kinh tế trọng điểm: Chương trình an ninh lương thực; Chương trình phát triển chè; Chương trình phát triển lâm nghiệp; Chương trình phát triển chăn nuôi; Chương trình phát triển cây ăn quả. Đồng thời,
đề ra những giải pháp cụ thể trong từng chương trình nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Xu thế phát triển ngành trồng trọt chuyển dần sang sản xuất hàng hoá, cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu. Do đó, cơ cấu ngành trồng trọt cũng có sự chuyển dịch: Tỷ trọng nhóm cây lương thực giảm, tỷ trọng nhóm cây công nghiệp lâu năm, nhóm cây rau, đậu thực phẩm, cây ăn quả tăng lên (xem phụ lục 4). Cơ cấu mùa vu ̣: Chuyển đổi theo hướng mở rô ̣ng diê ̣n tích trà mùa sớm , mùa trung lên 90% diê ̣n tích, nhằm tạo điều kiện mở rô ̣ng diê ̣n tích vu ̣ Đông ; diê ̣n tích trà mùa muộn năng suất thấp giảm, thu he ̣p trà Xuân chính vu ̣ , mở rô ̣ng trà Xuân muô ̣n năng suất cao. Năm 1997, trà Xuân muộn chỉ chiếm dưới 10%, đến năm 2001 đa ̣t 35-40%, trà lúa Xuân chính vụ giảm từ 50% xuống còn 25-30% [89, tr. 2].
Diê ̣n tích lúa lai , ngô lai năng suất cao được mở rô ̣ng : So với năm 1997, diê ̣n tích lúa lai năm 2001 tăng 24 lần (từ 2% lên 48%). Tỷ lệ diện tích trồng ngô lai vụ đông đạt trên 85% [89, tr. 3]. Mở rô ̣ng diê ̣n tích lúa lai, ngô lai, lúa thuần cao sản đã tạo nên bước đột phá về năng suất, làm tăng nhanh sản lượng lương thực của tỉnh
(xem phụ lục 7). Diê ̣n tích cây vu ̣ Đông chủ yếu là cây ngô Đông được mở r ộng, góp phần đẩy mạnh phát triển chăn nuôi , giải quyết hàng triệu ngày công lao động , tạo thêm thu nhập cho nông dân.
Lâm nghiệp: Giá trị sản xuất lâm nghiệp (giá 1994) năm 2005 tăng 54,9% so với năm 2001 (bình quân tăng 8,5% năm) [144, tr. 3]. Cơ cấu lâm nghiệp chuyển dịch theo hướng phát triển và bảo vệ vốn rừng , tỷ trọng giá trị trồng và chăm sóc rừng tăng, tỷ trọng giá trị khai thác lâm sản giảm . Đến năm 2005, trồng mới được 27,7 ngàn ha rừng tập trung, hàng năm chăm sóc 10- 12 ngàn ha rừng trồng; khoanh nuôi, bảo vệ 38-40 ngàn ha. Chương trình phát triển lâm nghiê ̣p đã nâng đô ̣ che phủ rừng từ 23,2% (năm 1997) lên 35,8% (năm 2000) và 45,2% (năm 2005) [131, tr. 3], đáp ứng mô ̣t phần nguyên liê ̣u cho chế biến giấy.
Chăn nuôi: Để đưa chăn nuôi trở thành ngành kinh tế chính của tỉnh, Đảng bộ chỉ đạo nâng cao chất lượng con giống, cải tạo đàn bò theo hướng Sind hoá, đàn lợn theo hướng nạc hoá. Đối với nguồn thức ăn trong chăn nuôi, ngoài thức ăn bột,
xanh, Đảng bộ chỉ đạo sản xuất và nhập thức ăn tinh (bột cá, đạm...) tận dụng phế phụ phẩm để chế biến thức ăn cho chăn nuôi. Mặt khác, phải tập trung chỉ đạo và khuyến khích các doanh nghiệp nhập thiết bị công nghệ mới để sản xuất thức ăn chăn nuôi, tích cực triển khai công tác phòng trừ bệnh, kiểm dịch động vật chặt chẽ.
Thực hiện chủ trương của Đảng bô ̣ , nhân dân các đi ̣a phương tích cực thực hiê ̣n chủ trương cải ta ̣o , nâng cao chất lượng đàn gia súc , gia cầm , mở rô ̣ng nuôi trồng thủy sản , tăng tỷ lê ̣ đàn bò lai và na ̣c hóa đàn lợn . Do đó, chất lượng đàn gia súc được nâng lên, năm 2001, tỷ lệ Sind hóa đàn bò đạt 20- 22%, tỷ lệ nạc hóa đàn lợn đạt trên 35% [60, tr. 951].
Thủy sản: Thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp, Đảng bộ chỉ đạo thực hiện chuyển giao và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản. Theo đó, Trung tâm khuyến nông tỉnh hướng dẫn, giúp đỡ Trạm khuyến nông các huyện triển khai các mô hình trình diễn: năm 2001, triển khai mô hình nâng cao năng suất cá nuôi trong ao tù bằng cá Rô phi đơn tính đực và cá Chép lai 3 máu, năng suất thực hiện mô hình tăng 3,5- 4 tấn/ha/năm; Mô hình luân canh cá – lúa trên diện tích ruộng lúa sâu trũng chỉ cấy được 1 vụ lúa, nâng hiệu quả sản xuất lên 3 lần so với chỉ cấy lúa [87, tr. 1]. Trên cơ sở đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương chuyển dịch diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi cá vụ hoặc nuôi cá chuyên. Nhờ đó, diện tích nuôi trồng thủy sản không ngừng tăng lên (xem phụ lục 15), giá trị sản xuất thuỷ sản từ năm 2000 đến 2005 tăng bình quân 8,4%/năm. Trong cơ cấu giá trị sản xuất thuỷ sản, tỷ trọng nuôi trồng từ 59,82% (năm 2001) tăng lên 91,5% (2005), tỷ trọng khai thác tự nhiên giảm từ 24,4% (năm 2001) xuống 8,1% (năm 2005) [144, tr. 3].
CCKT nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng tro ̣t, lâm nghiê ̣p; tăng tỷ tro ̣ng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi và thủy sản (xem phụ lục 19). Vì thế, cơ cấu lao đô ̣ng trong lĩnh vực nông nghiệp cũng giảm từ 79,8% năm 2000 xuống còn 72,2% năm 2005 [131, tr.2]. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng nhanh qua các năm (xem biểu đồ 2.2), liên tu ̣c phát triển với tốc
đô ̣ tăng trưởng bình quân từ năm 2000 đến năm 2005 là 8,1%/năm (mục tiêu đề ra 5%/năm) [113, tr.192].
Biểu đồ 2.2 Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (theo giá năm 1994) Triệu đồng 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1997 2002 2005 Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Phú Thọ : Niên giám thống kê 2006, Nxb Thống kê , HN, 2007, tr.80.
Phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa: Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, Phú Thọ đã hình thành vùng nuôi bò sữa và chăn nuôi lợn xuất khẩu. Vùng nuôi bò sữa hình thành ở 3/6 huyện vùng trọng điểm là Thanh Thuỷ, Tam Nông, Lâm Thao. Vùng chăn nuôi lợn xuất khẩu trọng điểm: Lâm Thao, Phù Ninh, thị xã Phú Thọ. Một số mô hình trang trại trong sản xuất, kinh doanh đem lại thu nhập lớn cho người dân, điển hình như: Với tổng diện tích 35,5 ha, Bà Cấn Thị Thìn ở khu 3 Hà Thạch- Thị xã Phú Thọ đã kinh doanh tổng hợp: Cây ăn quả, chăn nuôi lợn, cá. Tổng thu nhập/năm từ kinh tế trang trại 438,0 triệu đồng; Với tổng diện tích 1,3ha, Bà Nguyễn Thị Dung ở Tứ Xã - Lâm Thao chuyên chăn nuôi lợn, cá. Tổng thu nhập 672,0 triệu đồng/năm; Bà Đỗ Thị Nguyên ở Ca Đình- Tây Cốc - Đoan Hùng chuyên sản xuất, kinh doanh trồng cây lâu năm thu 100 triệu/năm [144, tr.15].
Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn:
Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 32/1999/CT-UB, ngày 06/12/1999 Về việc triển khai thực hiện chương trình tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Phú Thọ giai đoạn 2000-2005, chỉ đạo các tổ chức: Hội Nông dân, Hội
71,2 29,6 774 3,2 110,8 49,9 3,8 126,5 58,8 7,5
lâm phối hợp chặt chẽ nhằm tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật, xây dựng các mô hình trình diễn để giúp nông dân tổ chức sản xuất và sử dụng vốn vay có hiệu quả.
Về phát triển công nghiệp nông thôn: Chuyển dịch cơ cấu sản xuất gắn với phát triển công nghiệp nông thôn có tác dụng phục vụ đắc lực cho nông nghiệp phát triển, ngược lại, nông nghiệp phát triển sẽ cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, tạo ra sự phân công mới về lao động, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân khu vực nông thôn. Từ nhận thức đó, xuất phát từ thực tế của địa phương, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến , đă ̣c biê ̣t là công nghiê ̣p chế biến nông , lâm sản để khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ trong nông nghiệp. Đến cuối năm 2005, toàn tỉnh có 13.161 cơ sở chế biến nông, lâm sản (chiếm 78,7% tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp của tỉnh), tạo việc làm cho 30.785 người; 70 doanh nghiệp tham gia sản xuất chế biến chè với công suất thiết kế trên 874 tấn chè búp tươi/ngày, đạt sản lượng 25.000 tấn chè khô/năm; 40 cơ sở sản xuất giấy và các sản phẩm bằng giấy, trong đó có 3 cơ sở lớn nhất là: Công ty giấy Bãi Bằng, Công ty giấy Việt Trì, Công ty giấy Lửa Việt; 4.492 cơ sở chế biến gỗ, tuy nhiên đa số các cơ sở có quy mô nhỏ. Năm 2004, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm sản đạt 2.655 tỷ đồng, năm 2005 đạt 2.847,7 tỷ đồng, trong đó chế biến giấy đạt khoảng 1.113 tỷ đồng [144, tr.3].
Về phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn: Nhận thức được vai trò của tiểu thủ công nghiệp trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, Đảng bộ tỉnh lãnh đạo phát triển tiểu thủ công nghiê ̣p nhằm thu hút lao đô ̣ng , khai thác tiềm năng thế ma ̣nh của đi ̣a phương , thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nghị quyết số 21-NQ/TU, ngày 30/8/2000 của Tỉnh ủy về phát triển tiểu thủ công nghiệp Phú Thọ thời kỳ 2001- 2005 xác định 3 chương trình trọng tâm, chủ yếu để phát huy thế mạnh tiềm năng và lợi thế của tỉnh là chương trình chế biến nông, lâm sản, thực phẩm (chế biến chè, tinh bột sắn, chế biến hoa quả, lương thực, thực phẩm xuất khẩu); chương trình khai thác tận dụng phế liệu công nghiệp tại chỗ (sản xuất giấy bìa các loại, xén kẻ giấy...); chương trình sản xuất hàng xuất khẩu (hàng thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu mây, tre, trúc, gỗ... các
sản phẩm lưu niệm gắn với di tích lịch sử Đền Hùng và di tích làng văn hóa du lịch). Thực hiện sự chỉ đạo trên, UBND tỉnh đã quy hoạch phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn nhằm tận dụng thời gian lao động nông nhàn, tạo việc làm mới, thu hút lao động dư thừa trong nông nghiệp, thúc đẩy sự phân công lao đô ̣ng xã hô ̣i và tăng thêm thu nhập cho nông dân . Theo đó , ngành nghề nông thôn ở Phú Thọ đã có bước phát triển tích cực, sản phẩm đa dạng, máy móc thiết bị được đầu tư, cải tiến, chất lượng giá trị sản phẩm được nâng lên. Tốc độ phát triển từ 17 đến 18%/ năm, tạo thêm việc làm cho khoảng 15 ngàn lao động. Thu nhập của lao động ngành nghề đạt từ 450 ngàn - 1,5 triệu đồng/tháng, cao gấp 1,2 đến 3 lần so với lao động thuần nông [133, tr.2].
Bên cạnh việc hỗ trợ tiếp tục phát triển các ngành nghề truyền thống, Đảng bộ tỉnh chủ trương du nhập các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, hỗ trợ nhân cấy thêm làng nghề mới vào các địa bàn phù hợp. Từ năm 2001 đến 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nghề nông thôn trong tỉnh đạt 17,4%/năm [52, tr. 1]. Năm 2005, đã có 1.841 khu dân cư của các xã, thị trấn có các loại ngành nghề nông thôn ở các quy mô khác nhau [133, tr.1]. Sự phát triển của ngành nghề nông thôn