Chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiê ̣p, nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 81)

3.2 Chỉ đạo thƣ̣c hiê ̣n công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiê ̣p, nông thôn tƣ̀

3.2.1 Chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiê ̣p, nông thôn

Thực hiện đường lối của Đảng, quán triệt các Nghị quyết của Tỉnh ủy, UBND tỉnh ra Quyết đi ̣nh số 2839/2006/QĐ-UB, ngày 9-10-2006, Về viê ̣c ban hành kế hoạch phát triển nông , lâm nghiê ̣p , thủy sản tỉnh Phú Thọ giai đ oạn 2006- 2010,

xác định: Phát triển nông , lâm nghiê ̣p, thủy sản tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa , hiê ̣u quả , bền vững và gia tăng giá tri ̣ thu nhâ ̣p trên đơn vi ̣ diê ̣n tích ; chuyển dịch CCKT nông nghiệp, nông thôn, cơ cấu la o đô ̣ng theo hướng CNH , HĐH, phát triển sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ.

Thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-TU, ngày 29/11/2006 của BTVTU Về thực hiện các chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm giai đoạn 2006 - 2010, UBND tỉnh cụ thể hóa thành các kế hoạch, chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm: Chương trình sản xuất lương thực; chương trình phát triển chè; chương trình phát triển cây ăn quả; chương trình phát triển chăn nuôi bò thịt, lợn thịt chất lượng cao; chương trình phát triển thủy sản; chương trình trồng rừng sản xuất.

Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo điều kiện cho nhân trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện địa phương, ngày 29-12-2006, UBND tỉnh ban hành Quyết đi ̣nh số 3667/2006/QĐ-UB Về hỗ trợ phát triển cây ăn quả , đối với cây bưởi đặc sản Đoan Hùng, mức hỗ trợ 0,5 triệu đồng/ha; đối với cây hồng không hạt, mức hỗ trợ 0,3 triệu đồng/ha; hỗ trợ 50% giá cây giống... Để nâng cao hiệu quả các chương trình nông nghiệp trọng điểm, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 973/2009/QĐ-UBND, ngày 21/4/2009 Về việc hỗ trợ chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm năm 2009- 2010, xác định rõ đối tượng và định mức hỗ trợ các chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm. Quyết định này đã tạo điều kiện

thuận lợi cho các hộ nông dân về giống , nguồn vốn và khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân , tạo điều kiện cho việc thực hiện đường lối CNH, HĐH nông nghiệp , nông thôn đươ ̣c triển khai mô ̣t cách có hiê ̣u quả . Căn cứ định hướng chỉ đạo của tỉnh và tình hình thực tế của địa phương, các huyện, thành, thị đã xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án để chỉ đạo tổ chức thực hiện. Ngoài chính sách hỗ trợ của tỉnh, một số huyện (Hạ Hoà, Phù Ninh, Thanh Thuỷ…) còn chủ động dành ngân sách cấp huyện hỗ trợ các chương trình như: Hỗ trợ giá giống lúa; hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản; hỗ trợ phát triển chè; hỗ trợ phát triển bò thịt. Trên cơ sở đó, tỉnh tập trung chỉ đạo nhân dân đầu tư thâm canh tăng năng suất, giá trị và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Đối với cơ cấu kinh tế ngành:

Trồng trọt: Đảng bộ chỉ đạo phát triển nông sản hàng hóa, đa dạng hóa cây trồng. Nhiều địa phương đã chủ động đổi mới cơ cấu giống lúa theo hướng tăng tỷ trọng diện tích các giống lúa có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường như giống lúa siêu nguyên chủng, giống lúa lai F1... làm cho năng suất, sản lượng lương thực liên tục tăng trong nhiều năm (xem phụ lục 10). Cùng với sản xuất lúa, Tỉnh ủy chỉ đạo phát triển sản xuất rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp để có hướng phát triển nhanh, thay thế dần những cây trồng có năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp bằng những giống cây có hiệu quả kinh tế cao hơn để đạt giá trị sản phẩm cao trên một đơn vị diện tích như: Dưa chuột, hoa, cây cảnh...

Để đưa cây trồng đặc sản phát triển thành hàng hóa, Đảng bộ chỉ đạo cải tạo chuyển đổi phần lớn vườn tạp sang trồng cây ăn quả chuyên canh như trồng bưởi đặc sản Đoan Hùng, hồng không hạt (hồng Gia Thanh, hồng Hạc Trì), xoài Tiên Du, vải, nhãn... Đặc biệt, khi dự án xây dựng mô hình trồng mới và thâm canh 300ha bưởi Đoan Hùng do Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt tháng 9/2005, UBND tỉnh ban hành các chính sách hỗ trợ sản xuất giống, cho vay vốn, hỗ trợ hộ trồng bưởi. Theo đó, Trung tâm giống cây trồng phối hợp với các cơ quan nghiên cứu khoa học Trung ương sản xuất cây giống theo phương pháp tiên tiến; các hộ trồng bưởi được hỗ trợ 5 triệu đồng/ha, cho vay ưu đãi. Nhờ đó, nhiều hộ xây dựng

vườn trồng có hệ thống tưới cây bảo vệ khép kín, chuyển từ trồng bưởi theo phương pháp đưa cành chiết, trồng đơn lẻ, phân tán sang trồng tập trung, quy mô lớn.

Đối với cây chè, Tỉnh ủy chỉ đạo tập trung trồng thay thế giống chè cũ bằng các giống có năng suất, chất lượng cao. Sản lượng chè búp tươi năm 2010 đạt 112 ngàn tấn (tăng 48,3 ngàn tấn so với năm 2005) [10]. Tỉnh Phú Thọ hình thành các vùng sản xuất tập trung có khối lượng hàng hoá lớn gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đưa tỉnh Phú Thọ lên vị trí thứ 3 về diện tích, thứ 2 về sản lượng, trong các tỉnh trung du miền núi phía Bắc [10].

Lâm nghiệp: Tỉnh ủy chú trọng chỉ đạo công tác khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng, nhờ đó góp phần nâng độ che phủ rừng từ 39,5% (năm 2001) lên 48,8% (năm 2009) [11]. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng và thâm canh rừng được mở rộng bằng các giống tốt, cho năng suất cao như: Bạch đàn mô, keo lai… tạo thành các vùng nguyên liệu tập trung, thúc đẩy công nghiệp chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh phát triển. Dưới sự hướng dẫn của ngành nông nghiệp, nhân dân tiến hành đầu tư thâm canh trồng rừng sản xuất, nhờ đó, sản lượng gỗ khai thác liên tục tăng, đáp ứng nhu cầu cho công nghiệp chế biến giấy ở địa phương, năm 2010 đạt 273,5 ngàn m3 (tăng 101,4 ngàn m3 so với năm 2006) [11].

Chăn nuôi: Tiếp tục thực hiện chủ trương đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính , dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy , UBND tỉnh ra Quyết đi ̣nh số 3668/2006/QĐ-UB, ngày 29-12-2006, Về hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò thi ̣t chất lượng cao vùng trọng điểm tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2007-2010, quy định rõ chính sách hỗ trợ: bằng tiền, vắc xin phòng bệnh, xây dựng chuồng trại... cho các hộ gia đình, chủ trang trại, HTX trực tiếp chăn nuôi bò thịt chất lượng cao vùng trọng điểm; Quyết đi ̣nh số 3670/2006/QĐ-UB Về hỗ trợ phát triển thủy sản, mức hỗ trợ là 04 triệu đồng/01 ha để đầu tư cơ sở hạ tầng trên diện tích trồng trọt kém hiệu quả sang nuôi chuyên thủy sản và mua giống chất lượng cao. Quan điểm của Đảng bộ tỉnh là chú trọng cải tạo chất lượng đàn, đưa các tổ hợp giống lai mới có chất lượng vào sản xuất, tập trung hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, góp phần nâng cao trọng lượng cá thể và hiệu quả chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu về thực phẩm

trên địa bàn. Nhờ đó, tỷ lê ̣ các giống lợn lai , bò lai liên tu ̣c tăng , sản lượng chăn nuôi gia súc, gia cầm không ngừng tăng lên (xem phụ lục 14). Chăn nuôi theo quy mô trang trại, gia trại được mở rộng, thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp, nông thôn ở địa phương theo hướng sản xuất hàng hoá.

Thủy sản: Sau khi Tỉnh ủy có chủ trương đưa thủy sản trở thành một chương trình kinh tế nông nghiệp trọng điểm, các địa phương tích cực vận động nhân dân chuyển diện tích ruộng trũng, ruộng gieo cấy kém hiệu quả và hồ đầm sang nuôi thủy sản. Thực hiện chủ trương dồn đổi ruộng đất, nhiều địa phương đã dồn điền, khoanh vùng những diện tích ruộng trũng, hồ thùng đấu cho những hộ có nhu cầu làm ao, đấu thầu hồ đầm để phát triển nuôi thả cá. Tỉnh ủy chỉ đạo đầu tư cơ sở vật chất để củng cố hạ tầng các trại giống thủy sản, xây dựng Trại sản xuất giống thuỷ sản cấp I tại khu Đầm Dài huyện Lâm Thao, nhằm sản xuất và cung cấp một số loài thủy sản quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng như cá Lăng chấm, cá Anh Vũ; bổ sung một số giống cá mới, có giá trị kinh tế và năng suất cao vào cơ cấu giống thủy sản của tỉnh. Ngoài ra, UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển như: Hỗ trợ sản xuất về giống, hỗ trợ thực hiện các mô hình khuyến ngư, có chính sách về tín dụng, chính sách cho thuê mặt đất, mặt nước, tạo động lực thúc đẩy các địa phương phát triển sản xuất nuôi trồng thủy sản.

Dưới sự hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhân dân từng bước ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và mở rộng diện tích nuôi các giống mới có năng suất, giá trị cao. Do đó, xuất hiện một số hộ nuôi các loại thủy sản đặc sản như: Nuôi cá Lăng ở Đoan Hùng, Việt Trì, Lâm Thao; nuôi ba ba ở Việt Trì, Đoan Hùng, Tam Nông, Thanh Thủy; nuôi cá Chiên, cá Trắm đen ở Đoan Hùng, Việt Trì... Đến năm 2010, toàn tỉnh có 194 trang trại thủy sản (chiếm 21% tổng số trang trại nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh) [95, tr. 2], góp phần quan trọng trong chuyển dịch CCKT nông nghiệp, nông thôn ở địa phương.

Đối với cơ cấu kinh tế vùng: Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh thực hiện quy hoạch chuyển đổi CCKT vùng: “Vùng kinh tế động lực: Chú trọng các dự án có khối lượng sản phẩm lớn, trình độ công nghệ cao, tập trung phát triển công

nghiệp chế biến nông, lâm sản; Vùng phát triển kinh tế miền núi: Tập trung phát triển vùng trồng cây nguyên liệu (chè, giấy,...); phát triển chăn nuôi; phát triển nông nghiệp kết hợp với dịch vụ du lịch; phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp; Vùng kinh tế ven sông Hồng, sông Lô, sông Đà tập trung đầu tư thâm canh; phát triển công nghiệp chế biến, làng nghề gắn với du lịch” [132, tr.5].

Trên cơ sở đó, UBND tỉnh chỉ đạo phát triển đàn lợn ngoại, lợn lai tập trung ở các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, thị xã Phú Thọ để hình thành vùng chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa. Chỉ đạo phát triển thủy sản ở các vùng trọng điểm như Lâm Thao, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Thanh Ba, thị xã Phú Thọ, thành phố Việt Trì. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá IX Về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, UBND tỉnh chỉ đạo tiếp tục thực hiện chủ trương dồn đổi ruộng đất nông nghiệp theo đặc điểm từng vùng sản xuất trên nguyên tắc xây dựng phương án bốc thăm, mỗi hộ chỉ tập trung vào một xứ đồng. Được tuyên truyền về lợi ích, nhiều hộ gia đình đã tự giác, chủ động nhận rừng xấu, ruộng xa để chuyển đổi sang mô hình lúa, cá hoặc vườn - ao - chuồng (VAC). Diện tích bình quân trước dồn đổi 204m2/thửa, sau chuyển đổi đạt 417m2/thửa. Các huyện thực hiện tốt như Tân Sơn, Hạ Hoà, Đoan Hùng (100% kế hoạch); Tam Nông (97%); thị xã Phú Thọ (96%); Cẩm Khê (85%)...[140, tr. 59]. Quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa tạo ra cho Phú Thọ những vùng sản xuất quy mô lớn, những cánh đồng mẫu lớn, góp phần thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH. Do đó, CCKT trong nội bộ ngành nông nghiệp của tỉnh nhờ đó tiếp tục có sự chuyển biến theo hướng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt giảm xuống còn tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng lên (xem bảng 3.2).

Bảng 3.2 TỶ TRỌNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Đơn vị tính:(%)

2006 2007 2008 2009 2010

Trồng trọt 63.2 63.2 61.6 60.0 58.0

Chăn nuôi 32.8 32.6 34.3 35.7 37.9

Đối với cơ cấu kinh tế thành phần: Cùng với chủ trương chuyển dịch CCKT ngành, Đảng bộ chỉ đạo chuyển dịch CCKT thành phần, nhằm khai thác nguồn vốn và lao động, phát huy sức mạnh và năng lực sáng tạo của mọi thành phần kinh tế.

Phát triển kinh tế tập thể, trong đó có HTX, tổ hợp tác trong nông nghiệp là một trong những nội dung được Tỉnh ủy quan tâm và chỉ đạo nhằm tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển. Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2277/2008/QĐ-UBND, ngày 12/8/2008 về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 2381/2009/QĐ-UBND, ngày 20/8/2009 về thành lập quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh. Để tạo thuận lợi cho kinh tế HTX phát triển, Đảng bộ quan tâm chỉ đạo UBND tỉnh thực hiện việc giao đất, cho thuê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các HTX; chỉ đạo các tổ chức tín dụng ngân hàng giúp đỡ các HTX tiếp cận nguồn vốn… Từ năm 2006 đến năm 2010, tiến hành giải thể 25 HTX hoạt động không hiệu quả. Đến năm 2010, toàn tỉnh có 268 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có 95 HTX chuyển đổi, 173 HTX thành lập mới [94, tr. 3]. Sự phát triển của kinh tế trang trại góp phần chuyển dịch CCKT nông nghiệp từ cây trồng, vật nuôi đến hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, đưa nền nông nghiệp của tỉnh từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa.

Về phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa: Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, các cơ sở chăn nuôi hàng hóa tập trung hình thành: Chăn nuôi gà an toàn sinh học (Gà Rilai), gà nhiều cựa đem lại hiệu quả kinh tế cao; chăn nuôi lợn quy mô lớn tại Hy Cương (Việt Trì), Dậu Dương (Tam Nông), Kinh Kệ (Lâm Thao),... Vùng nuôi trồng thủy sản tập trung theo quy mô trang trại và gia trại, trở thành kinh tế hàng hóa rõ nét được hình thành ở Tứ Xã, Vĩnh Lại, Cao Xá, Sơn Vi (huyện Lâm Thao). Các vùng rau, hoa cao cấp được hình thành tại Tân Đức (Việt Trì), Trường Thịnh, Hà Thạch (thị xã Phú Thọ), Cao Xá, Bản Nguyên, Tứ Xã (Lâm Thao), Phù Ninh, Hạ Hòa… để phục vụ thị thường đô thị. Các loại chè chất lượng cao được trồng để sản xuất chè Ô Long ở Hà Lộc, Trường Thịnh (Phú Thọ). Các cánh đồng mẫu lớn “liền vùng, cùng giống,

cùng trà, khác chủ” được xây dựng theo hướng thâm canh lúa tổng hợp trên cơ sở áp dụng tiến bộ kỹ thuật như giống chất lượng, áp dụng cơ giới hóa, máy cấy, gieo sạ hàng, máy phun thuốc, gặt đập liên hợp,... nhằm tạo ra khối lượng hàng hóa tập trung, gạo chất lượng cao ở Việt Trì, Lâm Thao, Cẩm Khê, Thanh Ba, Tam Nông. Giá trị sản phẩm thu được trên 1ha đất trồng trọt ở Phú Thọ tương đối cao so với các tỉnh trong cùng khu vực (xem phụ lục 34).

Về chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn: Cùng với quá trình lãnh đạo chuyển dịch CCKT nông nghiệp, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo chuyển dịch CCKT nông thôn theo hướng sản xuất gắn với phát triển công nghiệp.

Công nghiệp chế biến nông, lâm sản:

Chế biến mỳ, bún, bánh, miến: Được tỉnh chú trọng xây dựng, triển khai ở tất cả các huyện, thị, ưu tiên đầu tư ở các vùng cận vùng nguyên liệu và gần nơi tiêu thụ như Việt Trì, Phù Ninh, Hạ Hoà, Đoan Hùng. Từng bước hiện đại hoá thiết bị chế biến để tăng năng suất, chất lượng và đa dạng hoá các sản phẩm. Tập trung phát triển các mặt hàng bún, bánh xuất khẩu ở các làng nghề truyền thống.

Chế biến rau quả: Phú Thọ có chính sách hỗ trợ các trang trại, HTX, các doanh nghiệp kinh doanh rau quả, phát triển các nhà sơ chế bảo quản ngay tại vùng nguyên liệu; hỗ trợ chế biến khoai tây, kiệu, cà ở thị xã Phú Thọ, các huyện Phù Ninh, Lâm Thao và Hạ Hoà; khuyến khích các trang trại ứng dụng phương pháp sản xuất sạch và sản xuất hữu cơ. Phát triển thương hiệu các loại quả đặc sản như bưởi Đoan Hùng, hồng Hạc Trì.

Chế biến thịt gia súc và gia cầm: tỉnh chỉ đạo xây dựng các điểm giết mổ tập

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)