Chủ trương của Đảng

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 39 - 44)

2.2 Chủ trƣơng phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa,

2.2.1 Chủ trương của Đảng

Tháng 6-1993, Hội nghị lần thứ năm BCHTƯ Đảng khoá VII họp bàn về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Hội nghị ban hành Nghị quyết “Về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn”, đề cập đến các khía cạnh của nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn mới. Nghị quyết xác định: “Đặt sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, coi đó là nhiệm vụ chiến lược có tầm quan trọng hàng đầu” [74, tr. 42-43].

Đại hội VIII của Đảng, tháng 6 năm 1996, xác định: “Đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn” [33, tr. 86]. Đại hội chỉ ra 6 nội dung cơ bản của quá trình CNH, HĐH đất nước trong thời kỳ mới, trong đó nội

dung CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn được đặt lên vị trí hàng đầu. Quan điểm cơ bản của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn được Đại hội chỉ rõ:

Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và đổi mới CCKT nông thôn theo hướng CNH, HĐH; hình thành các vùng tập trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi... đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến và của thị trường; thực hiện thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới hóa và sinh học hóa; phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản với công nghệ ngày càng cao; phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới...; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, từng bước hình thành nông thôn mới văn minh, hiện đại. Có chính sách khuyến khích và trợ giúp nông dân trong xây dựng kết cấu hạ tầng, chuyển giao công nghệ, giải quyết khó khăn về vốn, về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp... [33, tr.87].

Xác định vai trò của khoa học và công nghệ là động lực quan trọng của quá trình CNH, HĐH, Đa ̣i hô ̣i đề ra nhiệm vụ và giải pháp khoa học - công nghệ trong nông nghiệp: “Phát triển công nghệ sinh học nhằm tạo ra và nhân nhanh các giống cây trồng, vật nuôi mới” [33, tr.189]. Như vậy, Đại hội VIII của Đảng đã nêu lên những nội dung khái quát của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, đặt trong mối quan hệ với các nội dung cơ bản của đường lối CNH đất nước.

Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng, Hội nghị lần thứ hai BCHTƯ Đảng khóa VIII về “Định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000”, ngày 24-2-1996, đề ra chủ trương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy các ngành công nghiệp, dịch vụ và đẩy mạnh chuyển dịch CCKT nông nghiệp, nông thôn.

Ngày 29-12-1997, Hội nghị lần thứ tư BCHTƯ Đảng khóa VIII ra Nghị quyết 04 về “Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, cần kiệm để công nghiệp hóa, hiện đại hóa phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kinh tế- xã hội đến năm 2000”, đề ra phương hướng phát triển nông

nghiệp, nông thôn theo hướng đẩy mạnh CNH, HĐH và dân chủ hóa với nội dung chủ yếu:

Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCKT gắn với phân công lao động ở nông thôn; đẩy nhanh việc áp dụng CNSH; thực hiện chính sách ruộng đất phù hợp với sự phát triển của nông nghiệp hàng hóa và chuyển dịch CCKT nông thôn; phát triển mạnh các hình thức kinh tế hợp tác và các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn; đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở quốc doanh trong nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ, kể cả kinh tế tiểu chủ [34, tr. 278-283].

Cụ thể hóa hơn nữa chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH, tháng 4-1998, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về “Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, xác định chuyển dịch CCKT nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH nghĩa là từ chỗ nặng về trồng trọt, chủ yếu là cây lương thực, sang sản xuất các cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa cao; từ chỗ chủ yếu sản xuất nông nghiệp sang phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ... Nghị quyết định hướng đúng đắn cho quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu (lần 1) BCHTƯ Đảng khóa VIII, ngày 17-10- 1998, Về nhiệm vụ kinh tế, xã hội năm 1999, chủ trương tập trung sức cho nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH bằng cách huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn; phát triển các làng nghề truyền thống; tìm mọi cách mở rộng thị trường trong và ngoài nước, nhằm gia tăng việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn…

Ngày 10/11/1998, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 06-NQ/TW Về một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, Nghị quyết nhấn mạnh : phải coi trọng CNH, HĐH trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn. Đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ quan trọng trước mắt và lâu dài. Đẩy mạnh chuyển dịch CCKT gồm phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến,

ngành nghề hình thành sự liên kết nông – công nghiệp – dịch vụ và thị trường trên địa bàn nông thôn [35].

Phát triển đường lối các Đại hội Đảng và Hội nghị Trung ương của Đảng về nông nghiệp, nông thôn trước đó, Đại hội IX của Đảng (4/2001) chỉ rõ : “Tăng cường sự chỉ đa ̣o và huy đô ̣ng các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh CNH , HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tu ̣c phát triển và đưa nông nghiệp... lên mô ̣t trình đô ̣ mới bằng viê ̣c ứng dụng tiến bộ khoa học , công nghê ̣, nhất là CNSH ; đẩy mạnh thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa...” [36, tr. 92]. Quan điểm chỉ đạo của Đại hội là cần đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng; chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn... Chú trọng điện khí hoá, cơ giới hoá ở nông thôn; tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn.

Đối với khu vực nông thôn trung du, miền núi, Đại hội nhấn mạnh: “Phát triển mạnh cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc và công nghiệp chế biến. Bảo vệ và phát triển vốn rừng. Bố trí lại dân cư, lao động và đất đai theo quy hoạch đi đôi với xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội để khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên. Phát triển kinh tế trang trại” [36, tr. 181]; “Phát triển mạnh cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu, cây đặc sản, chăn nuôi đại gia súc gắn với chế biến” [36, tr.185].

Cụ thể hóa và phát triển quan điểm của Đại hội IX, Hội nghị lần thứ năm BCHTƯ Đảng khóa IX ra Nghị quyết 15-NQ/TW Về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001- 2010, ngày 18/03/2002, Nghị quyết làm rõ khái niệm và phân tích thực chất của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn bao gồm hai quá trình: CNH, HĐH nông nghiệp và CNH, HĐH nông thôn. Hai quá trình đó có phạm vi, đối tượng và cách thức tiến hành khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau, gắn kết với nhau trong cùng một khu vực rộng lớn ở nông thôn, chủ thể lao động chủ yếu là người nông dân. Khi CNH, HĐH nông nghiệp thực hiện có hiệu quả sẽ tạo điều kiện để thúc đẩy CNH, HĐH nông thôn phát triển. Nghị quyết tiếp tục khẳng định CNH, HĐH nông

nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Trên cơ sở đó, Nghị quyết chủ trương: “Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng phát huy nguồn lực con người, ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học, công nghệ thúc đẩy chuyển dịch CCKT theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng gắn với thị trường để sản xuất hàng hóa quy mô lớn với chất lượng và hiệu quả cao” [37, tr. 94]. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ cho sản xuất được xác định là khâu đột phá quan trọng nhất để thúc đẩy phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Hội nghị lần thứ bảy BCHTƯ khóa IX (01/2003) ra Nghị quyết số 26-NQ/TW về Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xác định các chính sách giao đất, thuê đất sản xuất, tạo điều kiện về đất đai để thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tiếp tục phát triển.

Hội nghị lần thứ chín BCHTƯ Đảng khóa IX (01/2004), chủ trương “chú trọng xây dựng các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, gắn với bảo vệ môi trường” [38, tr.198]; “điều chỉnh mạnh CCKT, cơ cấu đầu tư và cơ cấu lao động trong từng ngành, từng vùng theo hướng CNH, HĐH. Chuyển mạnh CCKT nông nghiệp, nông thôn theo hướng tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh, có năng suất, chất lượng cao, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới, nhất là CNSH, gắn với chế biến và tiêu thụ” [38, tr.199].

Như vậy, những định hướng về phát triển nông nghiệp, nông thôn từ 1997- 2005 là bước phát triển quan trọng trong nhận thức của Đảng về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông thôn đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, từ chỗ xác định chuyển dịch CCKT nông nghiệp, nông thôn là biện pháp để thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đến chỗ coi đó là nội dung của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở đó, quá trình thực hiện Nghị quyết của Bộ chính trị, của Trung ương Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đã diễn ra khẩn trương ở nhiều địa phương trong cả nước và thu được những kết quả bước đầu về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại, văn minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)