Một số kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 123 - 190)

Chƣơng 4 : ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ CÁC KINH NGHIỆM CHỦ YẾU

4.2 Một số kinh nghiệm

Thực tiễn lãnh đạo thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ từ năm 1997 đến năm 2010, với tất cả ưu điểm và hạn chế, thành công và chưa thành công, đã để lại một số kinh nghiệm quý giá:

Một là, cần nắm vững và vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước phù hợp với thực tiễn địa phương

Trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn luôn được Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ở vị trí trọng tâm. Quán triệt đường lối của Đảng qua từng thời kỳ, trong lãnh đạo thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ luôn vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng trên cơ sở nắm vững thế mạnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trong tỉnh, từ đó có những điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu thực tiễn địa phương.

Từ năm 1997 đến năm 2010, khi chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng được thực hiện, bám sát những quan điểm, chủ trương của Đảng, Tỉnh ủy Phú Thọ đã quán triệt cụ thể các Nghị quyết, Chỉ thị phổ biến đến nhân dân. Để làm tốt công tác quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Đảng bộ tỉnh luôn coi trọng việc cung cấp tài liệu học tập, tổ chức quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng một cách nghiêm túc, đồng thời xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết một cách khoa học. Trong các chủ trương của Tỉnh ủy, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH được chú trọng và được coi là một trong những chương trình kinh tế xã hội trọng tâm cần tập trung triển khai có hiệu quả.

Trong quá trình triển khai thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, Đảng bộ đã lãnh đạo cụ thể hóa quan điểm, đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước bằng các chương trình, kế hoạch, đề án gắn với việc xây dựng cơ chế, chính sách hợp lý, xác định được các vấn đề trọng tâm, trọng điểm của địa phương, phân công cụ thể, rõ người, rõ việc, rõ quyền hạn và trách nhiệm, tránh chồng chéo nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của cán bộ, đảng viên, tạo nên sự phối hợp đồng bộ, giải quyết dứt điểm từng việc. Đặc biệt, Đảng bộ đã lãnh đạo xây dựng quy hoạch, kế hoạch, mục tiêu, giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, của từng vùng, đồng thời tổ chức chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy hoạch, bám sát mục tiêu đề ra. Để thực hiện có kết quả những mục tiêu, Đảng bộ chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết định kỳ nhằm phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để từ đó Đảng bộ và

nhân dân từng bước tháo gỡ kịp thời, góp phần thực hiện thắng lợi quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Bên cạnh đó, để phát huy hiệu quả quá trình thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, Phú Thọ cũng chú trọng xây dựng các mô hình điểm, phát hiện các điển hình tiên tiến.

Trong quá trình thực hiện đường lối CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng ở địa phương, nội dung các Nghị quyết của Đảng được quán triệt, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội từ tỉnh đến cơ sở; đến cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân bằng các hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện cụ thể như tổ chức hội nghị, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm, tập huấn, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng... giúp nhân dân nắm được đầy đủ, hiểu rõ, hiểu đúng đường lối của Đảng và hưởng ứng thực hiện nhằm đem lại kết quả cao.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai BCHTƯ Đảng khóa VIII (1996) về

“Định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ CNH, HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000”, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, xây dựng các chương trình, kế hoạch nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tiễn. Do đó, nhiều thành tựu khoa học và tiến bộ kỹ thuật được ứng dụng trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp mang lại hiệu quả cao. Năm 2001, BTVTU ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2001- 2005, trên cơ sở quán triệt sâu sắc Nghị quyết của Đảng, Tỉnh ủy xây dựng phương hướng, nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và kế hoạch hàng năm để làm căn cứ chỉ đạo, tổ chức thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở địa phương. Quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị (1998) về “Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôntheo hướng CNH, HĐH”, Đảng bộ chỉ đạo phát triển đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch CCKT trên cơ sở ổn định lương thực, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, mở rộng diện tích cây công nghiệp.

Chủ trương phát triển chăn nuôi thành ngành sản xuất chính được Đảng bộ và các cấp ủy quán triệt đầy đủ, đề ra cơ chế và các chính sách đồng bộ nhằm khuyến

khích chăn nuôi phát triển. Tỉnh ủy chỉ đạo từng bước sắp xếp lại quy mô sản xuất theo hướng chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, sử dụng con giống kỹ thuật kết hợp với đầu tư thức ăn công nghiệp, phòng trị bệnh để tăng giá trị, sản lượng thịt hơi xuất chuồng. Chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện một số chương trình trọng điểm trong chăn nuôi như Sind hóa đàn bò, nạc hóa đàn lợn. Nhờ đó, ngành chăn nuôi trên địa bàn đã phát triển theo hướng trang trại tập trung, hình thành mô hình chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, hạn chế được chăn nuôi phân tán trong khu vực dân cư. Sản lượng gia súc, gia cầm, đặc biệt là sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng không ngừng tăng lên (xem phụ lục 14).

Chủ trương của Đảng về phát triển ngành thủy sản được cấp ủy quan tâm chỉ đạo. Các biện pháp đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản trên cơ sở chuyển những diện tích trồng lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản cho giá trị kinh tế cao được Đảng bộ chỉ đạo triệt để, nhờ đó, diện tích và sản lượng nuôi trồng các sản phẩm thủy sản ngày một tăng (xem phụ lục 15 và 16).

Về chính sách: Trên cơ sở các chính sách của Nhà nước, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ chỉ đạo UBND tỉnh chủ động ban hành các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nhằm tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục hành chính và tạo điều kiện để chính sách đến với người thụ hưởng được thuận lợi, kích thích người dân phát huy nội lực, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất. Ví dụ như, thủ tục và điều kiện vay vốn để sản xuất, một số hộ còn tồn đọng nợ cũ thì không được vay tiếp hoặc vay nhiều phải thế chấp, dẫn tới có chương trình dự án nguồn vốn có nhưng việc giải ngân rất khó khăn. Do đó, đòi hỏi các ngành chức năng phải có sự phối hợp chặt chẽ, hướng dẫn thực hiện chính sách đồng bộ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc một cách thiết thực.

Để tăng cường vai trò quản lý Nhà nước, Phú Thọ đưa ra chính sách hỗ trợ tiếp thị mở rộng thị trường giúp nông dân định hướng và lựa chọn sản phẩm kinh doanh đúng hướng, hiệu quả. Đẩy mạnh hỗ trợ về nguồn nhân lực và công nghệ, trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ hiểu biết đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trình độ chuyên môn kỹ thuật cho các chủ

doanh nghiệp và người lao động. Mở rộng và phát triển các trung tâm, trường dạy nghề giúp người lao động nắm bắt và áp dụng tiến bộ kỹ thuật có hiệu quả; Kiểm tra, hướng dẫn kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể hoạt động đúng hướng và chấp hành quy định theo luật pháp của Nhà nước; Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất, trong đó tập trung vào CNSH, chương trình giống cây, con, công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch để nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá.

Sự chỉ đạo của Tỉnh ủy với những chủ trương, giải pháp trong từng lĩnh vực chính là sự vận dụng và cụ thể hóa đường lối của Đảng phù hợp với thực tiễn địa phương. Nhờ đó, nông nghiệp, nông thôn Phú Thọ đã từng bước phát triển theo con đường CNH, HĐH.

Hai là, triệt để khai thác các lợi thế của địa phương để thu hút các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn

Là tỉnh có vị trí đặc biệt đối với cả nước, nơi Vua Hùng mở đầu dựng nước, đặt thủ đô đầu tiên ở đây, Phú Thọ có thế “Sơn chầu, thủy tụ”, dồi dào “khí thiêng sông núi” với núi rừng bạt ngàn, sông suối chằng chịt và những dải đồng bằng màu mỡ, đất của thế dựng nước và giữ nước, của các di tích lịch sử, của các danh thắng, của nền văn hóa dân gian đặc sắc như Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát xoan Phú Thọ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Phú Thọ còn là cầu nối giao lưu kinh tế, khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi Tây Bắc. Những lợi thế đó là điều kiện cơ bản để Phú Thọ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Đảng bộ chỉ đạo khai thác lợi thế về đất đồi rừng để trồng cây ăn quả, cây nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến; khai thác tiềm năng về nguồn lợi thủy sản để thực hiện chuyển dịch CCKT ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại; khai thác hệ thống đường bộ, đường sắt để phát triển các hoạt động dịch vụ và thương mại, mở rộng giao lưu kinh tế trong và ngoài nước; khai thác tiềm năng sinh thái và nhân văn để phát triển du lịch, thương mại và dịch vụ, thúc đẩy chuyển dịch CCKT

và cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng các hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp ở nông thôn.

Với đặc điểm địa hình vừa có tính chất trung du, vừa có tính chất miền núi, Phú Thọ vừa có thể phát triển cây lương thực, cây công nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp chủ lực như chè, cây ăn quả, vừa có thể phát triển chăn nuôi, chế biến nông sản. Do đó, Đảng bộ cần chỉ đạo UBND tỉnh ban hành các biện pháp đồng bộ từ quy hoạch, khuyến khích đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật và thực hiện các chính sách xã hội phù hợp nhằm tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm chứ không phải mở rộng nhanh về diện tích cây công nghiệp, giảm diện tích cây lương thực để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực.

Vốn là điều kiện tiền đề để thực hiện CNH, HĐH nói chung và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Không có vốn thì mọi đường lối, chủ trương, kế hoạch rất khó triển khai. Khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả đầu tư là một trong những nhân tố hàng đầu để đẩy nhanh qúa trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Ở Phú Thọ, lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn có địa bàn rộng, suất đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, lợi nhuận thấp, do vậy các thành phần kinh tế ngoài nhà nước không thực sự quan tâm. Để thực hiện có hiệu quả quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, tỉnh Phú Thọ cần có chính sách huy động, thu hút đa dạng các nguồn lực cho nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở điều chỉnh cơ chế, chính sách, khuyến khích mạnh mẽ sự tham gia đầu tư của các thành phần kinh tế vào phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là các chính sách về thuế, đất đai, coi đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn; mặt khác, cần chỉ đạo tăng nguồn đầu tư từ ngân sách cho nông nghiệp, nông thôn nhằm tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tạo ra động lực thu hút nguồn vốn từ các thành phần kinh tế khác đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Tỉnh Phú Thọ có điều kiện về vị trí địa lý, tài nguyên và lao động khá hấp dẫn để thu hút đầu tư từ bên ngoài. Tuy nhiên, hiện các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Phú Thọ còn hạn chế. Nguyên nhân là Phú Thọ

chưa làm cho các nhà đầu tư biết đến cơ hội đầu tư tại tỉnh một cách rộng rãi, chưa tạo được sự đồng bộ về kết cấu hạ tầng, về cơ chế chính sách, năng lực trong tổ chức, quản lý, tìm hiểu đối tác và thẩm định dự án đầu tư còn hạn chế. Để khai thác các tiềm năng về vốn, Phú Thọ cần có giải pháp mạnh mẽ hơn, hấp dẫn hơn để khắc phục những tồn tại trên nhằm mở rộng cơ hội, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào địa bàn tỉnh. Một trong những biện pháp hữu hiệu là cần xúc tiến, tăng cường quảng bá cơ hội đầu tư bằng cách phối hợp với các bộ, ban ngành để tổ chức các cuộc hội nghị nhằm giới thiệu tiềm năng, lợi thế và cơ chế chính sách của địa phương với nhà đầu tư. Bên cạnh đó, Phú Thọ cũng cần đẩy mạnh cải cách hành chính, thực thi luật pháp, chuẩn bị sẵn sàng kết cấu hạ tầng, trong đó đặc biệt lưu ý việc quy hoạch, xây dựng các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp, làng nghề gắn liền với quy hoạch phát triển giao thông vận tải, quy hoạch các khu đô thị, khu dân cư dịch vụ, tạo môi trường thuận lợi cho các địa phương, cơ sở sản xuất, hộ làm nghề có điều kiện về môi trường sản xuất, kinh doanh, mặt bằng sản xuất. Hơn nữa, cần phải nâng cao hiệu quả cơ cấu đầu tư, sử dụng vốn đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực chế biến nông sản, thực phẩm sử dụng nhiều lao động.

Ba là, chú trọng công tác phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, xây dựng quan hệ sản xuất mới ở nông thôn

Tỉnh Phú Thọ có dân số đông , nguồn lao động dồi dào nhưng nhìn chung , trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực cho sản xuất nông nghiệp thấp, tình trạng thiếu nhiều lao đô ̣ng có trình độ kỹ thuật cao ở các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh đang trở thành lực cản cho quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. Mặt khác, cơ cấu lao động ở nông thôn Phú Thọ thể hiện tính thuần nông, phần lớn lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, một phần rất nhỏ, làm việc ở khu vực phi nông nghiệp. Xu hướng chuyển dịch CCKT và lao động chậm, không đều, trong khi đó, lao động dư thừa lại tập trung trong ngành nông nghiệp, do đó, để đáp ứng nhu cầu nguồn lực cho sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, đào tạo nghề cho nông nghiệp, nông thôn là

nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, lâu dài và là một giải pháp quan trọng trong việc chuyển đổi CCKT nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Tỉnh ủy xác định: “Đào tạo lao động phục vụ các thành phần kinh tế, trước hết là trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, kinh tế trang trại phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn”, “Chú trọng tạo việc làm từ phát triển nông nghiệp, ngành nghề công nghiệp và dịch vụ là nhiệm vụ ưu tiên trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn”.

Để phát triển nguồn nhân lực, tăng cường công tác dạy nghề đối với lao động chuyển khỏi nông nghiệp, Đảng bộ xác định cần tập trung đẩy ma ̣nh đào ta ̣o nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 123 - 190)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)