2.2 Chủ trƣơng phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa,
2.2.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ
Sau khi tái lập tỉnh, trên cơ sở nhận định những thuận lợi và khó khăn của địa phương, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIV (11-1997) đề ra
phương hướng chung: “Xây dựng Phú Thọ trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển với tốc độ khá và ổn định” [109, tr.40]. Mục tiêu tổng quát được Đại hội xác định: “Tập trung huy động mọi nguồn lực đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế với cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông, lâm nghiệp, hiệu quả kinh tế ngày càng cao đáp ứng thời kỳ CNH, HĐH; cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, môi trường sống của nhân dân” [109, tr.41]. Mục tiêu chủ yếu: “Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân 1998-2000 đạt 10% trở lên. GDP bình quân đầu người khoảng 290- 300 USD; Chuyển dịch CCKT theo hướng: tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, cụ thể: công nghiệp và xây dựng 36,5%; dịch vụ 34,5%; nông, lâm nghiệp 29%” [109, tr.41-42]. Để thực hiện mục tiêu, Đại hội xác định nhiệm vụ trọng tâm: “Phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng CNH, đảm bảo an toàn lương thực, nâng cao hiệu quả và tạo hệ sinh thái bền vững” [109, tr.42].
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, chủ trương của Đảng bộ là: “Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mùa vụ theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi; chỉ đạo và khuyến khích phát triển kinh tế nông trại, lâm trại, coi đây là một trong những hướng cơ bản làm giàu từ đồi rừng, phát triển kinh tế nông thôn miền núi” [109, tr.43]; “Tập trung chỉ đạo sản xuất theo hướng tăng vụ (nhất là vụ đông), mở rộng diện tích ngô lai trên đất 2 vụ, đất lầy thụt, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiến tới 100% cấp I hóa giống lúa, 80- 90% giống ngô lai. Mạnh dạn đưa CNSH vào sản xuất, tạo ra sự đột biến tăng nhanh về năng suất, chất lượng sản phẩm” [109, tr.44- 45].
Nhằm thực hiện phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, góp phần chuyển dịch CCKT, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, Đảng bộ tỉnh nhận thức rõ tiềm năng lớn nhất của tỉnh là nguồn tiềm năng kinh tế đồi rừng, nên đã chủ trương “Quy hoạch phát triển vùng cây nguyên liệu, cây công nghiệp, cây ăn quả tập trung theo hướng hàng hóa có khối lượng lớn, có chất lượng cao... Thực hiện
trồng rừng nguyên liệu theo quy hoạch, khai thác theo quy trình phù hợp với yêu cầu cung cấp nguyên liệu cho chế biến công nghiệp” [109, tr.44].
Về xây dựng QHSX, Đảng bộ chủ trương “xây dựng và củng cố QHSX trong nông thôn phù hợp với công cuộc đổi mới nền nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH” [109, tr.43].
Về phát triển kết cấu hạ tầng, Đảng bộ xác định: “Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở chế biến, tiêu thụ nông sản” [109, tr.43]. “Mở rộng xây dựng các thị trấn, thị tứ, chợ nông thôn. Có cơ chế, chính sách hợp lý để phát triển cơ sở hạ tầng. Trước mắt tập trung các nguồn lực để phát triển giao thông nông thôn, điện nông thôn” [113, tr. 11]. “Đối với nông thôn, coi trọng số một là phát triển giao thông theo phương châm huy động mọi nguồn lực trong nhân dân và của các thành phần kinh tế là chính, Nhà nước hỗ trợ kinh phí theo khả năng và chính sách ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội” [109, tr. 58].
Theo phương hướng, nhiệm vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Tỉnh ủy ban hành nhiều nghị quyết lãnh đạo toàn diện và nghị quyết chuyên đề để chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH:
Ngày 15-4-1998, BTVTU ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU“Về phát triển vùng nguyên liệu giấy đến năm 2010 và tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, thu mua nguyên liệu giấy”, với mu ̣c tiêu bả o vê ̣ và khai thác có hiê ̣u quả rừng và đất rừng , cung ứng ngày càng cao nguồn nguyên liê ̣u giấy cho ngành giấy và nâng cao đời sống của người trồng rừng . Nghị quyết xác định: “Chú trọng tuyển chọn, thử nghiệm, nhân rộng các loại giống mới sản xuất từ mô, hom vô tính để đảm bảo chất lượng, năng suất cao” [113, tr.64]. Đây chính là giải pháp về khoa học, công nghệ nhằm phát triển vùng nguyên liệu giấy. Với Nghị quyết này, trồng rừng sẽ tạo ra vùng nguyên liệu giấy, trở thành một hướng để giải quyết lao động dôi dư ở khu vực nông thôn gắn với phát huy lợi thế của địa phương.
Ngày 05/5/1999, BTVTU ra Nghi ̣ quyết số 16-NQ/TU “Về viê ̣c xác đi ̣nh mục tiêu, nhiê ̣m vụ cụ thể để triển khai kế hoạch trồng mới 80.000 ha rừng giai đoạn 1999-2010”. Nghị quyết xác định : Tiến hành quy hoa ̣ch phát triển rừng ta ̣o thành
các vùng tập trung , đáp ứng nhu cầu nguyên liê ̣u giấy , ván nhân tạo , gỗ, củi, lâm sản khác cho xây dựng , sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dù ng, đưa lâm nghiê ̣p trở thành ngành kinh tế quan trọng , thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển . Nghị quyết đã góp phần tăng năng suất và hiê ̣u quả sản xuất nông nghiệp; chăm sóc, bảo vê ̣ và khai thác rừng , nhờ đó, góp phần tích cực vào quá trình thực hiện chủ trương CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở địa phương.
Về phát triển nhân lực, tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cần có nguồn lao đô ̣ng có chất lượng cao , Đảng bộ xác định: “Chú ý đầu tư, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực cho nông nghiệp và công nghiệp nông thôn” [109, tr.46]. Ngày 20-6-1998, BTVTU ra Nghị quyết số 05-NQ/TU về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đến năm 2010, xác định: “Đào tạo lao động phục vụ các thành phần kinh tế, trước hết là trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, kinh tế trang trại phục vụ công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn” [113, tr. 234]. Nghị quyết là cơ sở để phát triển đội ngũ lao động kỹ thuật phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Ngày 31/10/1998, BTVTU ra Nghị quyết chuyên đề về “Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại đến năm 2000”, xác định: “Phát triển kinh tế trang trại phải gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm, tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở chế biến ngay trên địa bàn để phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH” [113, tr. 84]. Nghị quyết này không chỉ tạo điều kiện cho hình thành tầng lớp chủ trang trại có điều kiện phát triển bứt phá để làm giàu, mà qua họ còn gián tiếp tạo công ăn, việc làm cho nông dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn.
Ngày 27-3-1999, BTVTU ra Nghị quyết 15- NQ/TU “Về tiếp tục đẩy mạnh công tác khuyến nông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”, xác định: “Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở đủ khả năng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nông dân, phục vụ có hiệu quả công cuộc phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH [113, tr.95]. Công tác khuyến nông được Tỉnh ủy chỉ đạo đến từng hộ nông dân, tập trung vào bồi
dưỡng kiến thức, kinh nghiệm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để nông dân sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao. Đây chính là giải pháp công nghệ hỗ trợ nông dân áp dụng các kiến thức khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nhằm thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Bước sang thế kỷ XXI , những biến đổi sâu sắc của tình hình thế giới và trong nước đòi hỏi Đảng bô ̣ tỉnh cần có những chủ trương, chính sách phù hợp để nắm bắt đươ ̣c những thuâ ̣n lợi , đồng thời khắc phu ̣c những khó khăn , đưa kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển . Trên cơ sở quán triê ̣t và vâ ̣n du ̣ng những chủ trương , chính sách chung của Đảng và Nhà nước , Đảng bộ tỉnh Phú Thọ ti ếp tục có những chủ trương , chính sách , chương trình cu ̣ thể để phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH nhằm khai thác có hiê ̣u quả tiềm năng , thế ma ̣nh của đi ̣a phương , xây dựng đời sống ở nông thôn ngày càng văn min h, hiê ̣n đa ̣i. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XV (12/2000) xác định phương hướng chung: “Chuyển dịch nhanh CCKT, cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH; nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và hiệu quả của phát triển kinh tế; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân; tập trung đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội” [110, tr.55].
Để tiến hành CNH , HĐH nông nghiệp, nông thôn, Đại hội nêu lên những
nhiệm vụ và giải pháp, trong đó trọng tâm là:
“Phát triển nông, lâm nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo an toàn lương thực, chú trọng đầu tư phát triển các chương trình trọng điểm, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; nâng cao hiệu quả và tạo hệ sinh thái bền vững” [110, tr. 57-58].
“Thực hiê ̣n từ ng bước CNH , HĐH nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở nâng cao trình đô ̣ kỹ thuâ ̣t và chất lượng phát triển nông nghiệp, phát triển ngành nghề , xây dựng kết cấu ha ̣ tầng kinh tế xã hô ̣i và xây dựng các điểm thi ̣ trấn , thị tứ... nâng cao chất lươ ̣ng cuô ̣c sống ở nông thôn” [110, tr.58].
“Đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng: Tập trung sản xuất hàng hóa, ưu tiên cho hàng hóa xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập của các sản phẩm mũi nhọn: chè, nguyên liệu
giấy và sản phẩm chăn nuôi để tạo khâu đột phá phát triển nhanh kinh tế nông nghiệp, nông thôn [110, tr.58].
Trên cơ sở quán triê ̣t mu ̣c tiêu Nghi ̣ quyết Đa ̣i hô ̣i đa ̣i biểu tỉnh Ph ú Thọ lần thứ XV, ngày 12-6-2001, BTVTU ra Nghi ̣ quyết số 02- NQ/TU Về phát triển sản xuất lương thực giai đoạn 2001- 2005, xác định phương hướng: “Phát triển sản xuất lương thực hiê ̣u quả trên cơ sở đầu tư thâm canh , đưa tiến bô ̣ kỹ thuâ ̣t vào sản xuất ; tích cực chuyển di ̣ch cơ cấu mùa vu ̣, cơ cấu trà lúa hợp lý” [113, tr.134].
Để tiến hành CNH , HĐH nông nghiệp, nông thôn, phải đảm bảo nguồn điện , lưới điê ̣n trung áp về nông thôn để từng bước đạt tiêu chuẩn điê ̣n khí hóa nông thôn
nhằm phu ̣c vu ̣ phát triển kinh tế , xã hội nông thôn . Ngày 17-10-1997, BTVTU ban hành Nghị quyết số 12- NQ/TU Về chương trình phát triển năng lượng điện lưới nông thôn 1997- 2000; Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 05 -11-2001, Về tiếp tục phát triển năng lượng điê ̣n lưới nông thôn tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2001- 2005. Quan điểm cơ bản của các Nghi ̣ quyết là : “Tâ ̣p trung đầu tư củng cố và mở rô ̣ng tra ̣m nguồn để có điều kiê ̣n phát triển lưới trung áp về nông thôn, phát triển phụ tả i theo hướng tro ̣ng tâm là tăng số xã có điê ̣n , đảm bảo an toàn cho người và thiết bi ̣ , từng bước đa ̣t tiêu chuẩn xã “điê ̣n khí hóa” [113, tr.143]”.
Phú Thọ là tỉnh miền núi , 3/4 diê ̣n tích là đất đồi rừng , điều kiê ̣n khí hâ ̣u, thủy văn đa da ̣ng, phong phú, có điều kiện xây dựng thủy lợi vùng đồi để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Ngày 04-9-2002, Tỉnh ủy Phú Thọ ban hành Nghị quyết số 13- NQ/TU Về phát triển thủy lợi vùng đồi tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001- 2010, Nghị quyết xác định:
Phát triển thủy lợi vùng đồi nhằm khai thác tổng hợp , có hiệu quả các mặt kinh tế - xã hội, đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủ y sản, du li ̣ch, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái ; ưu tiên đầu tư phát triển thủy lợi cho vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chủ yếu tưới cây công nghiệp (chè, mía), cây ăn quả, vùng cỏ chăn nuôi và cải tạo vườn tạp [113, tr. 153].
Quá trình CNH , HĐH nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi phải có vùng nguyên liê ̣u đủ lớn , tâ ̣p trung, ổn định, gắn với cơ sở chế biến . Viê ̣c dồn đổi ruộng đất sẽ
khắc phu ̣c được tình tra ̣ng manh mún ruô ̣ng đất , tiến tới đưa cơ giới vào sản xuất, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa phát triển , hình thành vùng nguyên liệu tập trung. Đồng thời, thuâ ̣n lợi cho viê ̣c đầu tư, chăm sóc, quản lý và áp dụng tiến bộ kỹ thuâ ̣t vào sản xuất , giảm được chi phí , chuyển dần lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác. Ngày 17-6-2004, BTVTU ban hành Nghị quyết số 18- NQ/TU Về tiếp tục dồn đổi ruộng đất nông nghiê ̣p đến năm 2006, Nghị quyết xác định:
Tâ ̣p trung đất đai để quy hoa ̣ch vùng nguyên liê ̣u gắ n với chế biến... Thực hiê ̣n quy hoa ̣ch phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng đô thi ̣ hóa , phát triển giao thông, thủy lợi nội đồng, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Củng cố QHSX trong nông nghiệp, tạo tiền đề để p hát triển lực lượng sản xuất , thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Thúc đẩy quá trình phân công lại lao động trong nông nghiệp, chuyển lao đô ̣ng sang các ngành công nghiê ̣p , tiểu thủ công nghiê ̣p và di ̣ch vu ̣ [113, tr.173].
Những nội dung chỉ đạo trên của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh là định hướng chung nhất để từ đó, trong quá trình thực hiện đường lối CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng ở địa phương, Phú Thọ tiếp tục có những chính sách cụ thể thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn từ năm 1997 đến năm 2005.
2.3 Chỉ đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôntừ năm 1997 đến năm 2005