2.3.2 Thực hiê ̣n cơ giới hóa, thủy lợi hóa và ứng dụng công nghê ̣ sinh học vào
3.1.1 Bối cảnh mới và yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng
hóa, hiện đại hóa
3.1.1 Bối cảnh mới và yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Điều kiện tự nhiên: Trong các điều kiện tự nhiên, yếu tố đất đai có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Từ năm 1997 đến năm 2006, cơ cấu sử dụng đất của tỉnh có sự biến đổi theo hướng tăng diện tích đất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, giảm diện tích đất chưa sử dụng (xem biểu đồ 3.1). Diện tích đất nông, lâm nghiệp từ 48,7% lên 76% (tăng 27%); diện tích đất chưa sử dụng giảm 33,4% (từ 43,7% xuống 10,3%) [15, 24].
Biểu đồ 3.1 Diện tích sử dụng đất Nghìn ha 0 50 100 150 200 250 300 350 400 1997 2006 Đất tự nhiên
Đất nông, lâm, thủy sản Đất ở, chuyên dùng Đất chưa sử dụng
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Phú Thọ: Niên giám thống kê năm 1997 và 2006
Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh có sự chuyển dịch phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Diện tích đất chưa sử dụng giảm dần, tỷ lệ đất phi nông nghiệp trong cơ cấu sử dụng đất tăng là những nhân tố tích cực trong việc phát triển kinh tế xã hội địa phương. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất theo lãnh thổ của Phú Thọ còn chậm, không đồng đều; đất phi nông nghiệp chiếm tỷ
170,8 350,6 353,3 26,5 268,0 48,4 36,0 153,3 352,4
lệ còn thấp trong cơ cấu sử dụng đất của tỉnh, chủ yếu mới tập trung ở các đô thị, khu vực nông thôn mới chỉ tập trung ở các trung tâm thị xã, thị tứ.
Quá trình đô thị hóa nông thôn, quá trình quy hoạch phát triển các khu cụm công nghiệp, khu đô thị và các khu dân cư nông thôn ở Phú Thọ đã làm diện tích cây xanh, mặt nước, mạch nước ngầm giảm và ô nhiễm. Tình trạng sử dụng quá mức phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng… để tạo ra năng suất cao trong cây trồng dẫn đến tình trạng mất cân bằng môi trường sinh thái, đất, nước, không khí và vệ sinh an toàn thực phẩm. Môi trường sinh thái bị phá vỡ đã tác động tiêu cực đến quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn của địa phương. Đặc biệt, các làng nghề ở nông thôn phát triển đã tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân, góp phần chuyển dịch CCKT địa phương nhưng lại tạo ra số lượng lớn chất thải, rác thải… làm ô nhiễm môi trường, gây tác động không nhỏ đến đất đai và nguồn nước, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của nhân dân.
Điều kiện kinh tế - xã hội
Về đơn vi ̣ hành chính : Thực hiện điều chỉnh và chia tách , thành lập mới theo Nghị định số 113/2006/NĐ-CP và Nghị định số 61/2007/NĐ-CP của Chính phủ , tỉnh Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính là thành phố Viê ̣t Trì , thị xã Phú Thọ , huyện Đoan Hùng, Hạ Hòa , Thanh Ba, Phù Ninh, Yên Lâ ̣p, Cẩm Khê , Tam Nông, Lâm Thao, Thanh Sơn, Thanh Thủy và thành lập mới huyện Tân Sơn . Vùng nông thôn của tỉnh có 250 xã, 2.589 thôn, khu hành chính [25, tr. 8].
Dân số: Năm 2006, dân số của tỉnh là 1.337.733 người, trong đó dân số sống ở khu vực nông thôn chiếm 84,2%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở khu vực nông thôn là 9,95‰ [24, tr.30-31]. Dân số tăng kéo theo nhu cầu tiêu dùng về lương thực, thực phẩm tăng trong khi đó qũy đất sản xuất nông nghiệp giảm dần do quá trình CNH , đô thi ̣ hóa diễn ra nhanh chóng , đồng thời viê ̣c dồn đổi ruô ̣ng đất tuy có hoàn thành nhưng chưa đủ tích tu ̣ ruô ̣ng đất có quy mô lớn để sản xuất hàng hóa chuyên canh .
Năm 2006, số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của Phú Thọ là 665,9 nghìn người, trong đó lao động trong lĩnh vực nông, lâm thủy sản là 481,5
nghìn người (chiếm 72,3% số lao động) [24, tr. 35]. Cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch: lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giảm dần, số lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng
(xem phụ lục 25). Chất lượng nguồn lao động tăng, nhưng nguồn lao động có trình độ kỹ thuật cao còn hạn chế: từ 1997 đến năm 2007, số lao động có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên tăng 0,82% nhưng mới chỉ chiếm 2,74% tổng số lao động, số lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao (chiếm 88,23%) [140, tr. 28].
Cơ cấu ngành nghề của hộ ở nông thôn có sự thay đổi: Số lượng và tỷ trọng nhóm hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm dần; số lượng và tỷ trọng nhóm hộ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ phi nông, lâm, thủy sản tăng lên. So với năm 2001, tỷ trọng hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản từ 87,23% (năm 2001) giảm xuống còn 80,15% (năm 2006); tỷ trọng hộ công nghiệp và xây dựng tăng từ 3,27% lên 5,73%; tỷ trọng hộ dịch vụ tăng từ 6,75% lên 10,36% [25, tr.13]. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, nhiều địa phương thực hiện chuyển đổi những diện tích trồng cây hàng năm, cây lâu năm kém hiệu quả sang trồng rừng (cây lâm nghiệp) hoặc nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, cơ cấu các loại hộ trong nội bộ nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản ở khu vực nông thôn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tỷ trọng hộ lâm nghiệp, thủy sản tăng nhanh; tỷ trọng hộ nông nghiệp giảm đi tương ứng (xem bảng 3.1).
Bảng 3.1 CƠ CẤU HỘ NÔNG, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN Ở NÔNG THÔN
Đơn vị tính: (%)
Năm Hộ nông nghiệp Hộ lâm nghiệp Hộ thủy sản
2001 99,62 0,26 0,13
2005 98,92 0,49 0,60
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, Kết quả (sơ bộ) tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản tỉnh Phú Thọ năm 2006, Nxb Thống kê, 2007, tr.44.
Sự chuyển biến cơ cấu ngành nghề khu vực nông thôn góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH, HĐH của toàn tỉnh nói chung và từng bước đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn nói riêng. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch các ngành nghề từ nông nghiệp sang phi nông
nghiệp còn có sự chênh lệch giữa các vùng, huyện, thành thị trong tỉnh. Số lượng và tỷ trọng các hộ làm lâm nghiệp và thủy sản còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng về sản xuất lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản của tỉnh.
Cơ sở hạ tầng nông thôn: Năm 2006, toàn tỉnh có 250 xã (bằng 100% tổng số xã) có điện, 97,3% số thôn có điện, 17,6% số xã có nhà văn hóa xã, 90% xã có máy điện thoại tại trụ sở xã, 100% xã có trường học và trạm y tế [25, tr. 9]. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, hệ thống GTNT có bước phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng: 100% xã có đường ô tô đến trụ sở UBND xã; 52,4% xã có đường đến trụ sở UBND xã đã được bê tông hoặc nhựa hóa. Cùng với việc tăng cường đầu tư mở rộng và nâng cấp các loại đường giao thông đến trung tâm xã thì hệ thống GTNT trong nội bộ xã - đường liên thôn đã được đầu tư nâng cấp: Năm 2001, toàn tỉnh chưa có xã nào có đường liên thôn được nhựa, bê tông hóa chiếm tỷ lệ trên 50% các loại đường giao thông, đến năm 2006, toàn tỉnh đã có 169 xã (chiếm 67,6% tổng số xã) có đường liên thôn đã được nhựa, bê tông hóa [25, tr. 9].
Yêu cầu đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH
Thực hiện chủ trương , chính sách của Đảng , Nhà nước và sự lãnh đạo thực hiê ̣n CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng bộ tỉnh, nông nghiệp, nông thôn Phú Thọ sau hơn 8 năm tái lập đã có bước phát triển tương đối to àn diện : Với chương trình nông nghiệp trọng điểm đã đưa bình quân lương thực từ 213,5 kg/người (năm 1997) [15, tr.55] lên 324,2 kg/người (năm 2005) [24, tr. 75]; CCKT nông nghiệp bước đầu chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; những tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng được áp dụng nhiều trong sản xuất. Trong nông thôn, các ngành nghề , làng nghề truyền thống bước đầu được khôi phu ̣c , nhiều làng nghề mới được nhân cấy thêm , thu hút lực lượng lao đô ̣ng , tạo thêm việc làm , tăng thu nhâ ̣p cho người lao đô ̣ng , cải thiện đời sống nhân dân. Trong công nghiệp, tỉnh chú trọng đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, nhằm thu hút phần lớn nguyên liệu tại chỗ phu ̣c vụ nhu cầu sinh hoa ̣t đời sống của người dân , đồng thời, tạo ra sự thay đổi về phân công lại lao động xã hội trong nông thôn.
Tuy nhiên, bước sang giai đoạn mới, trước những yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng ngày một nặng nề, quá trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Phú Thọ cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách. Do tốc độ CNH, HĐH, đô thị hóa trên địa bàn tỉnh diễn ra mạnh mẽ, tình hình xã hội cũng như đời sống của nhân dân có những thay đổi, nhu cầu đòi hỏi ngành nông nghiệp đáp ứng ngày càng tăng. Tuy nhiên, thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế- xã hội nói chung, nhất là khi Phú Thọ bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH thì yêu cầu này càng trở nên cấp thiết.
Trong nông nghiệp, lĩnh vực trồng trọt chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, sản xuất lương thực vẫn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, hiệu quả kinh tế thấp. Lĩnh vực chăn nuôi, nhìn chung năng suất bình quân còn thấp do trình độ nuôi mới ở mức quảng canh cải tiến đến bán thâm canh mức thấp, khai thác lợi thế của tự nhiên là chính; đầu tư cho chăn nuôi còn thấp. Lĩnh vực lâm nghiệp, diện tích rừng tuy có tăng nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học của rừng chưa được cải thiện; tiến độ trồng rừng chậm, quản lý giống cây lâm nghiệp chưa chặt chẽ; các thành phần kinh tế chưa mạnh dạn đầu tư phát triển rừng nguyên liệu; tăng trưởng của ngành lâm nghiệp chưa bền vững, hiệu quả chưa cao, sức cạnh tranh kém.
Chuyển đổi CCKT nông nghiệp, nông thôn Phú Thọ còn chậm, chưa đồng đều giữa các vùng và chưa phù hợp với tiềm năng của từng vùng . Cơ cấu nông , lâm nghiê ̣p của tỉnh chiếm gần 30%, nhưng lao đô ̣ng cho nông , lâm nghiê ̣p chiếm 72,3% (năm 2006) [25, tr. 35]. Thu nhập của người dân nông thôn còn thấp, việc huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn gặp nhiều khó khăn, tiềm năng, nguồn lực trong NN, ND, NT Phú Thọ chưa được khai thác và sử dụng có hiệu quả . Nhiều hô ̣ nông dân còn gă ̣p khó khăn do thiếu vốn và kiến thức , nhiều nơi và nhiều vùng (nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người) khả năng tiếp câ ̣n khoa học kỹ thuật còn hạn chế . Khu vực nông nghiệp, nông thôn Phú Thọ chưa thu hút được các nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội.
Việc mở rộng phát triển và nâng cấp cơ sở hạ tầng ở nông thôn chưa đồng đều, việc xây dựng, nâng cấp GTNT ở các xã vùng miền núi, vùng cao còn manh mún,
nhỏ lẻ và gặp nhiều khó khăn; hệ thống giao thông liên xã, liên thôn chủ yếu mới được nâng cấp ở các xã vùng thấp, trung du; chất lượng đường giao thông liên xã, liên thôn còn nhiều hạn chế hoặc nhanh xuống cấp, hư hỏng nhất là các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa. Về điện khí hóa, hệ thống điện ở một số nơi không đảm bảo, thiếu an toàn. Mặc dù số hộ sử dụng điện tăng rất nhanh ở khu vực miền núi, nhưng đến 2006 vẫn còn 69 thôn (chiếm 2,7% tổng số thôn) chưa có điện, 111 thôn (4,3% tổng số thôn) chưa có hệ thống điện lưới quốc gia [25, tr. 12]. Hệ thống thủy lợi, nhất là các công trình tưới cho vùng đồi (đặc biệt là cây chè, cây ăn quả) còn thiếu.
Năm 2006, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) bình quân đầu người theo giá năm 1994 là 3.688,4 nghìn đồng [24, tr. 75], tăng 1.491,4 nghìn đồng so với năm 1997, tuy nhiên bình quân đầu người tính theo GDP của Phú Tho ̣ so với các tỉnh lân cận và bình quân cả nước vẫn còn thấp, đa ̣t khoảng 50%.
Công nghiệp chế biến quy mô nhỏ, kỹ thuật, công nghệ lạc hậu, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh sản phẩm thấp. Môi trường nông thôn ở một số nơi có tình trạng bị ô nhiễm bởi một số cơ sở sản xuất, làng nghề, một số cụm công nghiệp chỉ chú ý đến hiệu quả, chưa quan tâm đến xử lý chất thải, nước thải; hệ thống chuồng trại chăn nuôi đại gia súc được xây dựng gần nhà ở, chưa hợp vệ sinh; thuốc bảo vệ thực vật dùng trong nông nghiệp còn nhiều bất cập...
Trình độ dân trí còn thấp, văn hóa xã hội chậm phát triển: Tỷ lệ lao động qua đào tạo rất thấp, chuyển dịch lao động chậm; tập quán canh tác lạc hậu; trang thiết bị y tế ở các trạm y tế còn thiếu và chưa đồng bộ… Việc đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho công tác giáo dục, y tế, văn hóa, phục vụ cho sản xuất của người dân vẫn còn những hạn chế nhất định về chất lượng nguồn nhân lực, do đó đòi hỏi tỉnh cần quan tâm hơn nữa về công tác quản lý, điều hành, đào tạo và tuyển dụng cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn.
Như vậy, trong quá trình thực hiện đường lối CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Phú Thọ từ năm 1997 đến năm 2005, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, kinh tế nông nghiệp, nông thôn Phú Thọ vẫn còn một số tồn tại , hạn chế cần được khắc phục . Để đẩy mạnh hơn nữa tốc độ cũng như hiệu quả thực hiện đường lối
phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH, đòi hỏi Đảng bộ tỉnh phải tìm ra những chủ trương, giải pháp phát triển đúng đắn, sáng tạo để khắc phục những hạn chế nêu trên của lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao của địa phương.