Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 32 - 35)

2.1. Những nhân tố tác động đến quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đạ

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Điều kiện tự nhiên về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước, hệ sinh thái cây trồng, vật nuôi... có vai trò quyết định đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn địa phương theo hướng CNH, HĐH.

Vị trí địa lý: Phú Thọ là một tỉnh miền núi, trung du phía Bắc, được thành lập từ năm 1891. Sau gần tám thập kỷ ra đời, đầu năm 1968, Phú Thọ hợp nhất với Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú. Ngày 01/01/1997, tỉnh Phú Thọ được tái lập trở lại theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10, quốc hội khoá IX. Phú Thọ cách Hà Nội 80 km, cách cửa khẩu Lào Cai 200 km, cách cảng Hải Phòng 170 km… thuận lợi cho giao thông, vận tải đến nhiều địa phương trong và ngoài nước, tạo nhiều cơ hội để Phú Thọ tăng cường giao lưu kinh tế, văn hoá với bên ngoài.

Địa hình: Đi ̣a hình Phú Thọ được chia thành ba vùng rõ rê ̣t : Địa hình núi cao phía Tây, Tây Bắc và Tây Nam: có nhiều tiềm năng phát triển về lâm nghiệp; địa hình núi thấp và đồi gò bát úp xen kẽ đồng ruộng: là vùng địa hình có thế mạnh kinh tế đồi rừng , thuận lợi cho việc trồng các loại cây nguyên liệu giấy , cây công nghiệp dài ngày như chè , cây ăn quả , phát triển lương thực , chăn nuôi; vùng đồng bằng nhỏ he ̣p , địa hình bằng phẳng , đất đai phì nhiêu , thích hợp với việc trồng lúa nước và cá c loa ̣i cây lương thực , hoa màu, nuôi trồng thuỷ sản. Như vậy, địa hình của Phú Thọ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển nền nông nghiệp đa dạng.

Đất đai: Phú Thọ có quỹ đất dồi dào , có khả năng phát triển nông nghiệp toàn diện, cả cây ngắn ngày , cây công nghiê ̣p dài ngày , cây ăn quả , trồng rừng và cây đă ̣c sản nhằm thực hiê ̣n chuyển di ̣ch CCKT nông nghiệp, nông thôn. Năm 1997, tổng diê ̣n tích đất của tỉnh là 349.680 ha. Diê ̣n tích đất nông nghiê ̣p là 89.612 ha

(chiếm 25,62%), đất lâm nghiệp là 81.160 ha (chiếm 23,21%), đất ở 6.377 ha (chiếm 1,82%), diện tích đất chưa sử dụng còn 152.390 ha (chiếm 43,58%) [15, tr.13]. Nguồn tài nguyên đất của Phú Thọ không những tạo điều kiện thuận lợi phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, mà còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và cho phép dành quỹ đất để phát triển công nghiệp và đô thị.

Khí hậu: Khí hậu ở Phú Thọ mang đặc điểm điển hình của tiểu vùng Đông - Đông Bắc: khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa rõ rệt: mùa Hè nắng lắm, mưa nhiều từ tháng 5 tới tháng 10 và mùa Đông lạnh, ít mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.500 – 1.800 mm, độ ẩm trung bình trong năm dao động từ 80 – 90% [136, tr.8]. Nhìn chung, khí hậu của Phú Thọ phù hợp cho việc sinh trưởng, phát triển đa dạng các loại cây trồng và chăn nuôi gia súc có khả năng cho năng suất, chất lượng cao.

Về nguồn nước: Phú Thọ là “ngã ba sông”, có ba con sông lớn chảy qua là sông Thao, sông Đà và sông Lô hợp thành hệ thống sông Hồng. Ngoài ra, còn có gần 130 sông suối nhỏ. Với mạng lưới sông ngòi phong phú, tạo điều kiện cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, thuâ ̣n lợi cho giao thông đường thuỷ.

Như vậy, yếu tố tự nhiên đã tạo nên những thuận lợi cơ bản cho Phú Thọ trong quá trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Tình hình kinh tế - xã hội:

Tình hình kinh tế, Nông nghiệp: Năm 1997, tổng diện tích gieo trồng của tỉnh là 104,7 ngàn ha, riêng nhóm cây lương thực là 88,4 ngàn ha, trong đó cây lúa 63 ngàn ha; cây lâu năm có: cây chè 7,2 ngàn ha, cây cà phê khoảng 500 ha [119, tr. 2]. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất, điển hình là đưa giống Ngô vào vùng đất lầy thụt bằng biện pháp ngô bầu. Nhiều mô hình làm giàu trên đất đồi, trên nền đất dốc, phù hợp với đặc điểm trung du, miền núi đã được triển khai.

Công nghiệp: Phú Thọ sớm hình thành các vùng nguyên liệu gắn với các khu, cụm công nghiệp chế biến chè, giấy ở Bãi Bằng (Phù Ninh), Việt Trì… góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết được số lao động nông nhàn, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân.

Giao thông: Là tỉnh trung du miền núi, đi ̣a hình phức ta ̣p, mạng lưới GTNT đã đươ ̣c hình thành n hưng chưa hoàn chỉnh , đường nhựa ít , các tuyến đường tỉnh lộ , huyê ̣n lô ̣ chất lượng kém chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất (năm 1996, toàn tỉnh có 3 xã chưa có đường giao thông đến trung tâm xã là xã Vinh Tiền , Xuân Sơn thuộc huyện Thanh Sơn và xã Trung Sơn thuộc huyện Yên Lập) [120, tr. 1].

Điê ̣n: Năm 1997, toàn tỉnh có 140 xã, phường có điê ̣n , chiếm 51,6% số xã phường; khoảng 620 ngàn người được dùng điện , đa ̣t 48,3% dân số . Năng lượng điê ̣n tiêu thụ bình quân đầu người là 263 KWh/ người/năm [113, tr. 50]. Tuy nhiên, lưới điê ̣n ở nông thôn Phú Thọ còn chắp vá, nhìn chung chưa bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuâ ̣t, 48,7% số xã chưa có điê ̣n [119, tr.3].

Tình hình xã hội: Quá trình tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Phú Thọ chịu tác động của nhiều vấn đề xã hội, đặc biệt là tốc độ tăng dân số, lao động, việc làm, cơ sở hạ tầng nông thôn,...

Về đơn vi ̣ hành chính : năm 1996, tỉnh Phú Thọ có 10 huyê ̣n, thành, thị là thành phố Việt Trì , thị xã Phú Thọ , huyê ̣n Thanh Sơn , Yên Lâ ̣p , Sông Thao, Tam Thanh, Phong Châu, Thanh Ba, Hạ Hòa, Đoan Hùng (trong đó có 5 huyê ̣n miền núi, 3 huyê ̣n trung du ), với 269 xã, phường, thị trấn, trong đó có 145 xã vùng cao [119, tr.1] (chiếm 53% tổng số xã, phường trong tỉnh).

Dân số: Năm 1997, dân số Phú Thọ là 1.296.178 người, gồm 21 dân tộc, trong đó chủ yếu là người Kinh, người Mường. Mâ ̣t đô ̣ dân số 370,6 người/km2, 85,9% dân số sống ở khu vực nông thôn [15, tr.12, 22]. Ở nông thôn, với gần 90% dân số, sản xuất nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính nên Đảng bộ Phú Thọ hết sức quan tâm, chú trọng chỉ đạo đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Số người trong độ tuổi lao động của Phú Thọ năm 1997 là 610 nghìn người, trong đó lao động trong nông, lâm nghiệp, thủy sản là 478,7 nghìn người, chiếm 78,47% [15, tr. 28]. Số lượng lao động nông nghiệp có xu hướng giảm dần theo thời gian, nhưng tốc độ giảm còn rất chậm. Do dân số tăng nhanh, sức ép về lao động lớn, hàng năm có trên 2 vạn người bước vào tuổi lao động [113, tr. 234], giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt lao động ở nông thôn là vấn đề bức xúc.

Về bưu chính – viễn thông: Toàn tỉnh có 98/269 số xã có điê ̣n thoa ̣i; bình quân máy điện thoại/100 dân là 0,71% [119, tr. 4]. Hoạt động bưu chính viễn thông có xu hướng phát triển nhanh theo hướng hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)