Các trường đại học, cao đẳng và các khoa, bộ môn lý luận

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học cao đẳng việt nan hiện nay (Trang 138 - 180)

4.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện phát huy vai trò độ

4.2.2. Các trường đại học, cao đẳng và các khoa, bộ môn lý luận

cho các trường. Chấn chỉnh lại công tác quản lý của Bộ Giáo dục và đào tạo nhằm tăng cường trách nhiệm của các trường, tăng cường hiệu lực cho các văn bản pháp quy do Bộ ban hành. Cần có chế tài xử lý đối với các trường hợp vi phạm, xa rời lệch lạc với nội dung chương trình.

4.2.2. Các trường đại học, cao đẳng và các khoa, bộ môn lý luận chính trị chính trị

4.2.2.1. Triển khai Quy chế về vai trò và phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị đi đôi với tổ chức biên soạn giáo trình

Trong triển khai Quy chế về vai trò và phát huy vai trò đội ngũ giảng viên. Trên nền tảng Quy chế về vai trò và phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị và Quy chế về nội dung chương trình, các trường đại học, cao đẳng tiếp tục cụ thể hóa các quy chế đó bằng những quy định cụ thể, phù hợp với chuyên ngành đào tạo của nhà trường và các đối tượng sinh viên. Những quy định cụ thể này cần được phù hợp hóa với các chuyên ngành đào tạo riêng của nhà trường. Quy định cũng đặt ra những điều kiện được hưởng các chế độ phụ cấp dành riêng cho đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị là vai trò của đội ngũ này trong đổi mới giảng dạy đã được phát huy. Tránh tình trạng được hưởng chế độ đặc thù mà vai trò trong đổi mới giảng dạy không được phát huy.

Trong biên soạn giáo trình. Khi Quy chế nội dung chương trình các

môn lý luận chính trị của Bộ Giáo dục và Đào tạo được ban hành, những trường hội đủ những điều kiện về đội ngũ giảng viên và tài chính thì nên đăng ký viết giáo trình, với sự đồng ý và phê duyệt giáo trình sau khi biên soạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Còn những trường không hội đủ những điều kiện đó có thể thuê bản quyền ở những trường đủ điều kiện được viết

giáo trình, hoặc cũng có thể sử dụng giáo trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn.

Đối với những trường đủ điều kiện biên soạn giáo trình đòi hỏi phải tuân theo quy trình chặt chẽ. Trong khi tổ chức viết giáo trình, để bảo đảm mục tiêu ứng dụng tri thức các môn lý luận chính trị vào định hướng cho sinh viên chuyên ngành bằng giảng dạy do việc viết giáo trình cần mất rất nhiều thời gian và công sức cho nên, trong mỗi giáo trình các môn lý luận chính trị, tùy theo khả năng trình độ của đội ngũ giảng viên, nhà trường có thể giao nhiệm vụ trực tiếp cho khoa, bộ môn lý luận chính trị tổ chức viết. Trong quá trình tổ chức viết giáo trình, sẽ có rất nhiều vấn đề nảy sinh, nhất là vấn đề chuyên ngành đào tạo của trường hết sức đa dạng, trong khi trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị không nắm vững được hầu hết các chuyên ngành của trường. Điều đó làm cho quá trình kết hợp tri thức các môn lý luận chính trị với tri thức các chuyên ngành đào tạo sẽ gặp nhiều khó khăn. Do vậy, có thể, dưới góc độ quản lý, nhà trường giao cho khoa, bộ môn lý luận chính trị phối hợp với các khoa, bộ môn chuyên ngành của trường để cùng chia sẻ, trao đổi tri thức chuyên ngành với tri thức lý luận chính trị.

Về nguyên tắc triển khai, mục tiêu của chuyên ngành đào tạo là điểm xuất phát cho việc biên soạn giáo trình trên cơ sở Quy chế nội dung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bởi vậy, việc kết hợp tri thức chuyên ngành với tri thức các môn lý luận chính trị sẽ đòi hỏi sự nỗ lực lớn của đội ngũ chuyên môn các khoa chuyên ngành. Sự xen kẽ giữa tri thức lý luận chính trị với tri thức chuyên ngành trong từng mục, từng ý của giáo trình các môn lý luận chính trị sẽ làm cho các môn lý luận chính trị thực hiện được chức năng phương pháp luận của mình trong hoạt động dạy – học của giảng viên và sinh viên. Sự kết hợp như vậy cũng bảo đảm vai trò định hướng nghề nghiệp bởi các môn lý luận chính trị cho sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Bởi thế, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên

ngay trong những đề mục của giáo trình các môn lý luận chính trị sẽ hữu ích theo triết lý một công đôi ba việc, tiết kiệm, sinh viên không cần ghi nhớ nhiều mà vẫn có hiệu quả. Với mục tiêu được đặt ra như vậy của các trường, giáo trình các môn lý luận chính trị sau khi được biên soạn sẽ bảo đảm tính đa dạng của cái riêng và chúng luôn tương tác biện chứng với nhau trên nền tảng của cái chung là Quy chế nội dung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4.2.2.2.Tăng cường và đổi mới hội nghị, hội thảo và sinh hoạt khoa học

Tăng cường và đổi mới hội nghị, hội thảo. Dựa vào các quy định về

tổ chức hội nghị, hội thảo do Chính phủ đề ra như đã nêu trên, nhà trường sẽ quy định thời gian biểu cần phải tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo. Đổi mới nội dung hội nghị, hội thảo chính là đổi mới phương thức phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị. Bởi vì, suy cho cùng, hội nghị, hội thảo là hình thức hoạt động khoa học tập thể. Nếu như nhà khoa học nghiên cứu vấn đề mang tính đơn lẻ, xem xét sự vật, hiện tượng bởi cách nhìn chủ quan của bản thân thì cũng là vấn đề đó khi đưa vào hội nghị, hội thảo, sẽ được xem xét đa chiều hơn. Hoạt động của hội nghị, hội thảo cần dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Trong hội nghị, hội thảo, các thành viên tham gia sẽ cùng nhau trao đổi để tìm ra vấn đề cần xem xét, nghiên cứu. Giai đoạn cuối của hội nghị, hội thảo, những vấn đề đã được các thành viên thảo luận thống nhất và những vấn đề còn tồn tại, chưa thống nhất phải được ghi vào thành các kết luận khoa học. Song, như trên đã viết, hội nghị, hội thảo ở ta hiện nay mang tính lễ nghi nhiều hơn công việc. Do đó, hiệu quả phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy còn rất thấp. Bởi vậy, nhà trường cần có kế hoạch để làm sao, chủ đề mà hội nghị, hội thảo tiến hành cần thiết thực, vừa tầm, không nên đặt ra chủ đề hội thảo quá to, vì sẽ dẫn đến tình trạng “trăm voi không được bát nước xáo”. Nhưng cũng không được quá nhỏ, vì sẽ rơi vào tình trạng vụn vặt, gây lãng phí. Để có thể phát huy vai trò đội

ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị, nhà trường giao cho đơn vị chuyên môn lý luận chính trị, phòng khoa học, phòng công tác chính trị (đơn vị tổ chức tuần sinh hoạt chính trị đầu khóa cho sinh viên) cùng phối hợp để bảo đảm tổ chức hội nghị, hội thảo có chất lượng và hiệu quả.

Nhà trường có kế hoạch để các đơn vị chuyên môn, những chủ thể tham gia phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị, khi tổ chức hội nghị, hội thảo, những tham luận của tất cả các đại biểu đều đã được nghiên cứu trước và đặt câu hỏi sẵn. Khi đến hội thảo, các đại biểu tham dự không cần phải đọc bản tham luận của mình mà chỉ cần trao đổi tất cả những vấn đề của các tham luận mà mình thấy phù hợp/chưa phù hợp; đúng/chưa đúng và đặt câu hỏi chất vấn. Tác giả của những vấn đề này sẽ đứng lên trả lời câu hỏi mà người đặt vấn đề đưa ra. Ban thư ký sẽ ghi chép lại đầy đủ các thảo luận của các đại biểu. Giai đoạn cuối, ban tổ chức công bố những vấn đề đã đạt được, những vấn đề còn tồn đọng và tập hợp tất cả các vấn đề đó lại thành kỷ yếu khoa học. Đó là khoa học thực, kết quả của những cuộc hội thảo thực sự.

Song, để có được những cuộc hội nghị, hội thảo có chất lượng, nhà trường và khoa, bộ môn lý luận chính trị cần có kế hoạch để cho chủ đề của hội nghị, hội thảo tập trung trong giáo trình các môn lý luận chính trị. Trên cơ sở đó, khoa, bộ môn lý luận chính trị có chương trình để tập hợp những vấn đề khoa học được phát hiện bởi sự đề xuất của giảng viên. Tập hợp các đề xuất từ giảng viên sau khi được biên tập sẽ là những chủ đề thiết thực và bổ ích cho hội nghị, hội thảo khoa học. Nhưng làm sao để tập hợp những ý kiến đề xuất của giảng viên ? Điều đó đòi hỏi cần đổi mới sinh hoạt khoa học.

Trong phạm vi của từng trường đại học, cao đẳng, cần có sự giao lưu, hội nghị, hội thảo bằng những chủ đề của các môn lý luận chính trị. Chủ đề đó phải là mối quan hệ giữa tri thức các môn lý luận chính trị với tri

thức các môn khoa học cụ thể. Đây có thể coi là một chủ đề thường xuyên theo từng học kỳ giữa tri thức các môn lý luận chính trị với tri thức các môn chuyên ngành đào tạo sinh viên. Các cuộc hội nghị, hội thảo cấp trường như vậy không chỉ làm cho đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị phát huy vai trò sáng tạo của mình trong đổi mới giảng dạy mà còn làm cho đội ngũ giảng viên chuyên ngành nâng cao trình độ lý luận chính trị. Qua đó, đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị hiện thực hóa được vai trò của mình trong việc định hướng cho các môn khoa học cụ thể. Với cách thức tổ chức như vậy có thể nói rằng, trong phạm vi của từng trường, hội nghị, hội thảo giữa đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị với đội ngũ giảng viên các môn chuyên ngành là một trong những giải pháp phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị.

Tăng cường và đổi mới sinh hoạt khoa học. Như trên đã nêu, chủ đề

của hội nghị, hội thảo về đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị được tổ chức trong từng trường hay giữa các trường chỉ có chất lượng khi nó được sinh ra từ sự đề xuất của đội ngũ giảng viên. Nhưng để bảo đảm đề xuất của giảng viên mang tính tập trung và được lựa chọn kỹ lưỡng thì nhà trường cần có kế hoạch giao cho khoa, bộ môn lý luận chính trị cần tăng cường sinh hoạt khoa học. Về hình thức tổ chức và hoạt động, sinh hoạt khoa học tương tự như hội nghị, hội thảo. Song, những chủ đề mà sinh hoạt khoa học ở khoa, bộ môn lý luận chính trị đưa ra thường tập trung ở các giáo trình và thực tiễn giảng dạy của đội ngũ giảng viên của các trường. Nhà trường cần xây dựng kế hoạch để sinh hoạt khoa học của khoa, bộ môn lý luận chính trị có kết quả tốt. Kết hợp giao lưu và sinh hoạt khoa học của khoa, bộ môn lý luận chính trị với các khoa, bộ môn chuyên ngành.

4.2.2.3.Tăng cường đánh giá, nâng cao phẩm chất, năng lực và chế độ đãi ngộ cho đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị

trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy. Nhờ đánh giá, giảng viên luôn bị thúc đẩy bởi nghĩa vụ và bổn phận mà bản thân cần hoàn thành. Nhờ đó, những phẩm chất tốt ở người giảng viên các môn lý luận chính trị sẽ có điều kiện được thúc đẩy hình thành và phát triển. Đồng thời, những khiếm khuyết nếu có ở mỗi người giảng viên sẽ dần dần giảm đi. Nếu không có đánh giá của nhà trường thông qua khoa, bộ môn lý luận chính trị thì hoạt động giảng dạy của giảng viên, nhiều khi dễ bị lệch lạc, và không phát huy được mặt tốt của họ trong đổi mới giảng dạy. Sự đánh giá của nhà trường về đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị là một kế hoạch toàn diện ở tất cả các khâu của quá trình hoạt động giảng dạy của giảng viên, từ chuẩn bị bài giảng chi tiết, đến giảng dạy, đánh giá học tập.

Về chủ thể đánh giá và tổ chức thực hiện đánh giá. Nhà trường giao

cho khoa, bộ môn lý luận chính trị thực hiện việc đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên. Bên cạnh đó, nhà trường cần có kế hoạch tổ chức dự giờ giảng của giảng viên. Các đối tượng tham gia dự giờ không chỉ có đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị mà còn có thể mời giảng viên ở những khoa chuyên ngành. Có như vậy, mới bảo đảm tính toàn diện trong đánh giá giảng viên các môn lý luận chính trị. Số liệu đánh giá về giảng viên theo các tiêu chí Chính phủ đề ra là cơ sở để nhà trường có kế hoạch thi đua, khen thưởng hay kỷ luật về đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị.

Về nâng cao phẩm chất, năng lực giảng viên. Đi đôi với việc không

ngừng bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức, tri thức chuyên sâu của các môn lý luận chính trị cần đẩy mạnh việc thực hiện phong trào làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong đội ngũ giảng viên các môn học này bằng thực tiễn. Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị cần được xây dựng thành chương trình hoạt động thường xuyên của nhà trường. Mặt khác, các trường cần có kế hoạch phân chia các nhóm ngành đào tạo của trường phù hợp. Trên cơ sở

đó, giao cho khoa, bộ môn lý luận chính trị nhiệm vụ trực tiếp tổ chức và hướng dẫn đội ngũ giảng viên trong khoa, mỗi người cần đi đào tạo hoặc tự học, tự đào tạo về một ngành hoặc nhóm chuyên ngành nào đó; làm cho đội ngũ giảng viên không ngừng được nâng cao trình độ về các môn lý luận chính trị đi đôi với việc hiểu biết tri thức chuyên ngành đào tạo của sinh viên. Việc phẩm chất và năng lực của một bộ phận giảng viên còn kém hiện nay là do chưa chú trọng bồi dưỡng tri thức chuyên ngành đào tạo của sinh viên cho đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị. Để thực hiện được như vậy, các trường cùng khối ngành hay chuyên ngành có thể tổ chức hội nghị, hội thảo và trao đổi hợp tác giảng dạy nhằm bảo đảm khai thác tối đa và có hiệu quả trình độ chuyên môn về chuyên ngành đào tạo của khối trường đó ở đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị.

Về chế độ của giảng viên. Để phát huy vai trò đội ngũ giảng viên các

môn lý luận chính trị hơn nữa trong đổi mới giảng dạy thì ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ theo quy định của Chính phủ, các trường đại học, cao đẳng nên tạo ra nhiều nguồn thu khác nhau nhằm tạo động lực phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị. Nên để cho khoa, bộ môn lý luận chính trị và giảng viên được tự chủ thu một phần kinh phí từ việc tham gia viết giáo trình và đề cương bài giảng môn học.

Như vậy, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kết hợp với đánh giá giảng viên các môn lý luận chính trị thông qua các tiêu chí truyền thống, thông qua lấy ý kiến sinh viên, thông qua dự giờ kết hợp với việc nâng cao chế độ cho giảng viên là một trong những giải pháp phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị.

4.2.2.4. Đổi mới tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành

Đảng ủy và Ban giám hiệu. Đảng ủy trường nên giao cho một đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học cao đẳng việt nan hiện nay (Trang 138 - 180)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)