2.1. Vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn
2.1.1. Đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị trong các trường
trường đại học, cao đẳng
2.1.1.1. Giảng dạy các môn lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng
* Các môn lý luận chính trị. Năm 1956, chủ nghĩa Mác – Lênin và
đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản được xây dựng thành các môn học và đưa vào giảng dạy trong các trường đại học Việt Nam. Giai đoạn 1956 – 1991, các môn học này được gọi là các môn chính trị. Giai đoạn sau năm 1991, bổ sung thêm môn Tư tưởng Hồ Chí Minh nên được gọi là các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo cấu trúc lại các môn đó thành ba môn học bắt buộc ở các trường đại học, cao đẳng là môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ba môn học đó được Bộ Giáo dục và Đào tạo gọi chung là các môn lý luận chính trị [41, tr.1]. Trong luận án này, các môn lý luận chính trị là thuật ngữ dùng để gọi chung môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử biến đổi của chúng từ năm 1956 trở đi, được giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.
* Giảng dạy các môn lý luận chính trị. Liên quan đến khái niệm
khái niệm giáo dục lý luận chính trị. Có quan niệm cho rằng:
Giáo dục lý luận chính trị là một quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước xã hội chủ nghĩa vào quần chúng một cách có tổ chức, có kế hoạch với các hình thức đa dạng bằng các phương tiện thích hợp căn cứ vào nhu cầu tinh thần của các giai cấp, các tầng lớp xã hội. Trên cơ sở đó, hình thành thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa cho mỗi công dân, cho cả cộng đồng [58, tr. 21 - 22].
Quan niệm khác cho rằng:
“giáo dục lý luận chính trị là quá trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành cho người học thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa thông qua việc truyền thụ những nguyên lý lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin. Trên cơ sở đó, giúp cho người học có tư duy khoa học, đạo đức cách mạng, năng lực sáng tạo trong hoạt động thực tiễn [86, tr. 14].
Một quan niệm khác lại cho rằng:
Giáo dục lý luận chính trị là quá trình phổ biến, truyền bá một cách cơ bản, có hệ thống nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Mục tiêu cao nhất của giáo dục lý luận chính trị nhằm xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học, tạo nên bản lĩnh chính trị, niềm tin có cơ sở khoa học vững chắc vào mục tiêu, lý tưởng; nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn; giáo dục đạo đức, lối sống, tinh thần tự giác và tích cực trong các hoạt động xã hội của cán bộ, đảng viên và nhân dân [83, tr. 9,10]. Cách tiếp cận của các quan điểm trên thiên về việc phổ biến, truyền bá nội dung của các tư tưởng được coi là nền tảng tư tưởng, những định
hướng cho con đường phát triển chính trị, quá trình giáo dục chính trị nhằm mục tiêu trang bị thế giới quan duy vật, trang bị tri thức và bản lĩnh chính trị để thích ứng tích cực và tự giác trong hoạt động thực tiễn ở nước ta.
Kế thừa các quan điểm trên, chúng tôi cho rằng - khác với giáo dục lý luận chính trị, giảng dạy lý luận chính trị đề cập sâu đến mặt hoạt động dạy của thầy. Còn giảng dạy các môn lý luận chính trị chỉ đề cập đến giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, giảng dạy các môn lý luận chính trị có những đặc trưng sau:
Thứ nhất, trong giảng dạy, tri thức các môn lý luận chính trị là đối
tượng, là vấn đề trung tâm được tác động và được nhận thức bởi giảng viên và sinh viên, mang hàm nghĩa được vận động, được giải thích chứ không hẳn là chỉ được “truyền đạt”, hay “truyền bá” - để “vận chuyển” từ thầy đến trò. Ở trường đại học, cao đẳng, giảng dạy các môn lý luận chính trị là hoạt động có tính dân chủ; là sự tác động, tái tác động của giảng viên lên tri thức và sự nhận thức để đi đến tiếp nhận hệ thống tri thức đó của sinh viên.
Thứ hai, về đối tượng chịu ảnh hưởng giảng dạy là những sinh viên.
Họ là những người có năng lực và trình độ văn hóa phổ thông nhất định. Họ học tập ở nhiều ngành nghề khác nhau trong các cơ sở giáo dục đại học. Họ là nguồn nhân lực trí thức tương lai của đất nước... Thông thường, sau khi học xong lý luận chính trị, nếu các đảng viên, cán bộ phải thực hành ngay những nội dung được học thì ngược lại sinh viên chưa phải thực hành ngay. Thậm chí, có sinh viên không bao giờ quay lại nội dung đã được học. Do đó, giảng dạy các môn lý luận chính trị cho sinh viên có tính đặc thù riêng. Tức là đối với sinh viên, phải coi trọng tiếp thu tinh thần – phương pháp luận của các học thuyết tư tưởng trên cơ sở những nội dung của nó.
Thứ ba, về nội dung giảng dạy, trong các trường đại học, cao đẳng,
Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh được giảng dạy phải là những tri thức có tính khái quát cao. Đồng thời, với từng đối tượng sinh viên ở các chuyên ngành đào tạo khác nhau, những tri thức đó cũng phải được phù hợp hóa. Nghĩa là phải làm cho những tri thức đó phù hợp với từng đối tượng sinh viên. Từ sự phân tích nêu trên, chúng tôi quan niệm:
Trong các trường đại học, cao đẳng, giảng dạy các môn lý luận chính trị là quá trình người giảng viên tác động và tái tác động có điều kiện lên hệ thống tri thức các môn học này trong môi trường giáo dục có sự tham gia của sinh viên; nhằm mục tiêu giúp sinh viên nắm vững hệ thống tri thức đó; làm cho họ rút ra tinh thần - phương pháp luận, phục vụ nhận
thức tri thức chuyên ngành đào tạo và cuộc sống.
Với quan niệm như vậy, nội hàm khái niệm giảng dạy các môn lý luận chính trị đã được chính xác hóa hơn. Nó mở đường cho sự sáng tạo của giảng viên và sinh viên trong giảng dạy và học tập.
* Mục tiêu giảng dạy các môn lý luận chính trị. Nhằm mục tiêu trang
bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về các môn lý luận chính trị, ngay từ những năm đầu của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Bộ Giáo dục và Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp đã ban hành nhiều văn bản như: Thông tư số 052ĐH ngày 31 tháng 12 năm 1959, Chỉ thị số 61/CT ngày 12 tháng 09 năm 1966, Chỉ thị số 19/CT ngày 27/11/1972. Các văn bản trên đều xác định mục tiêu giảng dạy các môn lý luận chính trị như sau:
Một là, giúp cho sinh viên có “một thế giới quan khoa học và một
nhân sinh quan cách mạng” [17, tr. 1], “có những hiểu biết chính xác, có trọng điểm và tương đối có hệ thống về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, những quan điểm và đường lối cơ bản của Đảng; nắm vững quy luật cơ bản của cách mạng Việt Nam; tình hình, nhiệm vụ và các công tác trung tâm của toàn Đảng, toàn dân trong từng thời kỳ” [16, tr.12]; bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức, lối sống, phương pháp và phong cách làm việc theo tư tưởng Hồ Chí Minh; bồi dưỡng các giá trị tinh thần truyền
thống chiến đấu, cách mạng của dân tộc.
Hai là, xây dựng cho sinh viên thế giới quan duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử; góp phần xây dựng lý tưởng - nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa và đạo đức cách mạng; ý thức phục vụ lợi ích giai cấp công nhân, nhân dân lao động và lợi ích dân tộc; tác phong quần chúng, gần gũi và liên hệ chặt chẽ với quần chúng lao động.
Ba là, giúp cho sinh viên:
“Từng bước vận dụng những nhận thức, tư tưởng trên vào việc phân tích, giải thích đúng đắn các sự kiện đời sống xã hội, đấu tranh với những biểu hiện trái với lập trường, tư tưởng và quan điểm của Đảng; từng bước biến những nhận thức, tư tưởng đó thành hành động cách mạng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của người học sinh hiện nay và chuẩn bị cho việc đảm nhiệm tốt các công tác khoa học, kỹ thuật và nghiệp vụ sau khi ra trường. Ba yêu cầu trên đây gắn bó chặt chẽ với nhau và phải được quán triệt trong nội dung và yêu cầu cụ thể của từng môn học, phải được cụ thể hóa cho phù hợp với mục tiêu đào tạo, đối tượng đào tạo và tình hình cụ thể của mỗi trường” [16, tr. 1,2].
Sau khi đất nước được thống nhất năm 1975, cách mạng Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn mới trên cả nước là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa thì mục tiêu giảng dạy các môn lý luận chính trị phải được bổ sung, đổi mới cho phù hợp.
Thế nhưng, các văn bản chúng tôi tìm được cho đến ngày 18 tháng 9 năm 2008, khi quyết định số 52/2008/QĐ - BGDĐT ban hành Chương trình các môn lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thì mục tiêu giảng dạy các môn lý luận chính trị không được đề cập thêm ngoài thông tư 52ĐH (1959), Chỉ thị 61/CT (1966) và Chỉ thị 19/CT(1972) nêu trên.
2.1.1.2. Nội dung đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị
Đổi mới là quá trình biến đổi của sự vật, hiện tượng, con người hay cộng đồng người theo chiều hướng tiến bộ, dưới tác động của nhân tố chủ quan và khách quan. Đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị là sự biểu hiện cụ thể của đổi mới. Nội dung đổi mới đó gồm: 1. Đổi mới tư duy giảng dạy, năng lực và phẩm chất giảng viên; 2. Đổi mới mục đích, nội dung giảng dạy; 3. Đổi mới hình thức tổ chức giảng dạy và đánh giá học tập.
* Đổi mới tư duy giảng dạy, phẩm chất năng lực giảng viên.Tư duy
trong luận án này được hiểu là giai đoạn nhận thức lý tính và khái quát của con người. Sản phẩm của quá trình tư duy được biểu hiện thành lý luận, triết lý, hệ thống quan điểm.v.v...
Tư duy giảng dạy là hình thức biểu hiện của tư duy lý luận. Sản phẩm và là biểu hiện của tư duy giảng dạy là thống lý luận, quan điểm khái quát về tất cả những nguyên lý, những quy luật, những quá trình khách quan trong giảng dạy mà theo đó, người dạy phải tuân theo để thực hiện việc giảng dạy của mình. Tư duy giảng dạy chỉ đạo việc lựa chọn phương pháp giảng dạy của người thầy. Đổi mới tư duy giảng dạy là phải xây dựng hệ thống các nguyên lý, quy luật, nguyên tắc cơ bản chỉ đạo hoạt động giảng dạy, bao gồm từ những vấn đề về nguyên tắc xác định mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức giảng dạy, đánh giá học tập và hiệu quả giảng dạy. Khi có tư duy giảng dạy mới, người giảng viên các môn lý luận chính trị sẽ được định hướng mục tiêu, chọn nội dung, hình thức tổ chức giảng dạy, đánh giá học tập, bảo đảm dạy tốt các môn lý luận chính trị. Đổi mới phẩm chất, năng lực giảng viên là quá trình giảng viên không ngừng tự hoàn thiện mình về phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp và năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu của giảng dạy.
* Đổi mới mục đích, nội dung giảng dạy. Theo Nghị quyết Hội nghị
thì đổi mới mục đích giảng dạy là “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”. Do đó, nội dung của đổi mới mục đích giảng dạy các môn lý luận chính trị là chuyển từ việc lấy nhận thức nắm vững nội dung là chính sang mục đích lấy nắm vững nội dung để hiểu được tinh thần – phương pháp luận rút ra từ nội dung đó là chính.
* Đổi mới nội dung giảng dạy là hiện thực hóa đổi mới tư duy giảng
dạy. Một mặt, là đổi mới góc độ tiếp cận trong xây dựng nội dung chương
trình và giảng dạy các môn lý luận chính trị, nhằm bảo đảm sự thống nhất giữa tính định hướng chính trị và tính khoa học. Khoa học phục vụ chính trị, chính trị lãnh đạo khoa học. Biểu hiện của góc tiếp cận đó trong giảng dạy “là quá trình sư phạm, trong đó chủ thể giảng dạy chủ động gắn kết chặt chẽ giữa tính chất chính trị với tính chất hợp quy luật của nhận thức và hoạt động sư phạm nhằm xây dựng, phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết cho người học” [83, tr. 42]. Nghĩa là với một nội dung giảng dạy nhất định, nếu nhìn nhận dưới khía cạnh lợi ích (chính trị), nó phải phục vụ lợi ích dân tộc, nhân dân, đội ngũ lãnh đạo đất nước. Còn nếu nhìn nhận từ việc khái quát hiện thực (khoa học), thì nó phải phản ánh các quy luật khách quan của xã hội. Mặt khác, là phải loại bỏ những nội dung không còn phù hợp, bổ sung nội dung mới xuất hiện nhưng đã được tổng kết. Hơn
nữa, cần đưa lý luận soi vào thực tiễn kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay và
dự báo xu hướng vận động trong tương lai (gần, xa) làm xuất phát điểm cho việc chọn lựa tri thức lý luận chính trị khi bổ sung nội dung mới.
* Đổi mới hình thức tổ chức giảng dạy, đánh giá học tập. Hình thức
tổ chức giảng dạy là phương thức liên kết các yếu tố trong hoạt động giảng dạy mà theo đó với một kiểu được tác động, tái tác động từ giảng viên thì nội dung tri thức có một kiểu tác động, tái tác động tương ứng tới sinh viên, bảo đảm cho sinh viên học tập tốt và nắm được kiến thức cơ bản trong môi trường giáo dục nhất định, vào một hoàn cảnh xã hội nhất định.
Về mặt triết học, tương tác giữa nội dung giảng dạy và hình thức tổ chức giảng dạy là tương tác biện chứng. Bất kỳ nội dung giảng dạy nào cũng đều có một hình thức tổ chức giảng dạy tương ứng. Nếu hình thức đó phù hợp thì giảng dạy đạt hiệu quả cao, nếu ngược lại, hiệu quả sẽ thấp. Còn hình thức tổ chức giảng dạy bao giờ cũng là hình thức tổ chức giảng dạy của một nội dung giảng dạy nhất định và không thể tách rời khỏi nội dung đó. Khi nội dung giảng dạy thay đổi nhiều về tính chất và trình độ, mang tính bước ngoặt và có sự khác biệt về chất thì hình thức tổ chức giảng dạy cũng phải thay đổi cho phù hợp. Như thế, nội dung giảng dạy cùng với các yếu tố giáo dục khác và hình thức tổ chức giảng dạy là hai mặt luôn tương tác trong một chỉnh thể thống nhất biện chứng như hình với bóng của hoạt động giảng dạy. Hai mặt này trong mọi trường hợp không thể chia tách. Trong hình thức tổ chức giảng dạy thì phương pháp giảng dạy của