2.2. Quan niệm về phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổ
2.2.3. Một số tiêu chí đánh giá phát huy vai trò đội ngũ giảng viên
trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng
Tiêu chí đánh giá về thực chất là công cụ đo lường, hoặc dấu hiệu nhận biết bản chất của sự vật, hiện tượng. Tiêu chí đánh giá không nằm ngoài sự vật, hiện tượng mà nằm ngay trong sự vật, hiện tượng. Nó là cái
chung được khái quát hóa từ những cái riêng. Khi đã trở thành cái chung, hệ tiêu chí đó trở thành khung giá trị dùng để đánh giá những cái riêng khác.
Trong luận án này, quan hệ giữa phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị với các tiêu chí đánh giá chúng là hình thức biểu hiện của mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng. Bản chất nào hiện tượng đó, và cùng một bản chất có thể có nhiều hiện tượng. Ngược lại, thông qua các hiện tượng, chúng ta dự đoán bản chất của sự việc. Song nhiều khi hiện tượng cũng có thể đánh lừa bản chất. Chẳng hạn, bên cạnh nhiều hội nghị, hội thảo tổ chức tốt, có chất lượng thì vẫn còn những hội nghị, hội thảo chỉ mang tính hình thức không gắn trực tiếp với nội dung khoa học và trả lời các vấn đề thực tiễn bức xúc đang đặt ra. Bởi vậy, khi nghiên cứu các hiện tượng để đánh giá bản chất chúng ta phải có cách nhìn toàn diện về các hiện tượng.
Theo cách nhìn đó thì phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị là bản chất. Còn các tiêu chí đánh giá chúng là lượng hóa của hiện tượng. Tức là những biểu hiện cụ thể của việc phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị đã được nhận thức nhiều lần, được chính xác hóa và được lượng hóa. Tổng hợp các số lượng từ những trạng thái phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở những thời điểm trước làm thành tiêu chí đánh giá việc phát huy này cho những thời điểm sau.
Chính vì vậy, khi chúng ta đã phân tích và biết được rằng, thực chất của phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị là sự tương tác giữa các chủ thể phát huy và đối tượng được phát huy với bộ công cụ chính sách như đã nêu ở trên thì sự tương tác đó chính là:
huy; phương thức tương tác giữa các chủ thể và đối tượng phát huy này bằng các chủ trương, chính sách tạo động lực; các kế hoạch tạo động lực của các trường; sự hoạt động phát huy vai trò trong đổi mới giảng dạy của đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị. Kết quả của quá trình tương tác đó là vai trò chủ yếu của đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị được tăng lên. Tổng hợp sự tương tác giữa các chủ thể và đối tượng tham gia tương tác, tham gia hoạt động và kết quả của quá trình tương tác đó được lượng hóa ta sẽ có tiêu chí đánh giá phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị. Có thể lượng hóa các tiêu chí đó một cách đại thể như sau:
Thứ nhất, số lượng các chủ trương, chính sách tạo động lực cho đội
ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị được các cơ quan Trung ương của Đảng và Nhà nước ban hành và quá trình tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách đó.
Đây chính là sự hoạt động và là phương thức phát huy của nhóm chủ thể Đảng và Nhà nước.
Thứ hai, những kế hoạch tạo động lực nhằm phát huy vai trò đội ngũ
giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị của lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng cũng như phương thức chỉ đạo quá trình tổ chức thực hiện các kế hoạch đó của lãnh đạo các trường.
Đây chính là sự hoạt động và là phương thức phát huy của nhóm chủ thể các trường đại học, cao đẳng.
Thứ ba, các cuộc tập huấn định kỳ hàng năm; các hội nghị, hội thảo
khoa học về đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng.
Đây chính là hình thức tương tác trực tiếp giữa các chủ thể; giữa các thành viên của các cơ quan trung ương với những người giảng viên trong các cuộc hội nghị, hội thảo hay tập huấn. Chủ đề hội nghị, hội thảo hay tập huấn là những vấn đề đặt ra cho đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính
trị, thôi thúc, khơi dậy trong họ, làm cho các vai trò trong đổi mới giảng dạy của họ được tích cực hóa và bộc lộ.
Thứ tư, các đợt sinh hoạt khoa học của bộ môn, đơn vị hay của nhà
trường tổ chức về những chủ đề đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị.
Các đợt sinh hoạt này là những cơ hội để đội ngũ giảng viên kiểm chứng cho những nghi vấn, những bất cập của tri thức các môn lý luận chính trị mà họ gặp phải trong quá trình giảng dạy. Nhờ đó mà vai trò của đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn học này có cơ hội phát huy. Đây chính là phương thức phát huy trực tiếp trong các khoa, bộ môn lý luận chính trị ở các trường đại học cao đẳng Việt Nam. Quy mô và hình thức tổ chức theo phương thức này là hình thức phát huy phổ biến.
Thứ năm, các hoạt động kiểm định chất lượng giảng dạy ở các
trường đại học, cao đẳng để xử lý phản hồi từ sinh viên về hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị và việc gửi kết quả đó đến đội ngũ giảng viên các môn học này.
Tính chất, đặc điểm trong nội dung phản hồi từ sinh viên được gửi đến giảng viên là yếu tố thúc đẩy đội ngũ giảng viên hoàn thiện bản thân mình hơn trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị. Đây là hoạt động của chủ thể các trường đại học, cao đẳng trong việc kiểm định chất lượng giáo dục và đào tạo.
Thứ sáu, số lượng những công trình có chất lượng về sáng tạo; về
nghiên cứu đề xuất đổi mới về mục đích, nội dung, hình thức tổ chức giảng dạy và đánh giá; những công trình về tổng kết, đánh giá kết quả đổi mới nội dung chương trình các môn lý luận chính trị.
Đây chính là kết quả phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị - là mức độ khơi dậy mạnh mẽ và được phát triển của vai trò đó (3 vai trò chủ yếu). Đó chính là mức độ gia tăng, nâng cao vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn
lý luận chính trị.
Khi các tiêu chí đánh giá trên được xây dựng và thực hiện, thì sự tổng hòa của những tiêu chí này sẽ làm nên các yếu tố của môi trường giáo dục. Trong môi trường đó, đường lối của Đảng cầm quyền - chứa đựng nhiệm vụ chính trị của đất nước - giữ vị trí hàng đầu. Bởi, “Loại bỏ môi trường giáo dục nhất định để bàn luận về giáo dục, thì tất yếu sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn của thuyết máy móc và chủ nghĩa hình thức” [60, tr. 242].
Như thế, sự phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng là sự phát huy trong một môi trường giáo dục nhất định, với những tiêu chí đánh giá cụ thể, được quy định bởi nội dung các vai trò đó. Không có môi trường giáo dục chung chung cũng như không có tiêu chí đánh giá chung chung cho mọi hoạt động giảng dạy.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học cao đẳng Việt Nam là vấn đề cấp thiết, chưa được tác giả nào nghiên cứu. Nghiên cứu các khía cạnh lý luận cơ bản về vấn đề này, chúng tôi rút ra một số kết luận sau.
1. Đã có nhiều cách tiếp cận về khái niệm giảng dạy các môn lý luận chính trị. Song, giảng dạy các môn lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng Việt Nam không hẳn là quá trình truyền bá, tuyên truyền hay truyền đạt, mà chủ yếu là quá trình tác động và tái tác động lên tri thức các môn học này, giúp sinh viên nắm vững nội dung và rút ra tinh thần – phương pháp luận; rút ra giá trị khoa học của chúng và vận dụng vào nhận thức và hoạt động thực tiễn có hiệu quả.
2. Việc đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nội dung của nó là quá trình đổi mới toàn diện bao gồm đổi mới mục đích, nội dung chương trình, hình thức tổ chức giảng dạy, đánh giá, mà trung tâm là đổi mới tư duy,
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Trong quá trình đổi mới đó, đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị đóng vai trò vừa là người sáng tạo, vừa là người nghiên cứu, đề xuất đổi mới mục đích, nội dung chương trình, hình thức tổ chức giảng dạy và đánh giá; đồng thời, lại là người tổng kết, đánh giá kết quả đổi mới, xây dựng nội dung chương trình mới cho những bước ngoặt lịch sử đổi mới toàn diện chương trình môn học.
3. Việc phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng là một đòi hỏi cấp bách hiện nay ở nước ta. Bản chất của nó là quá trình tương tác của các chủ thể lên đội ngũ giảng viên các môn này. Ngoài các chủ thể trực tiếp như khoa lý luận chính trị, trường đại học, cao đẳng thì Đảng và Nhà nước là chủ thể phát huy đóng vai trò hàng đầu. Phương thức phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị là quá trình các chủ thể sử dụng bộ công cụ, kế hoạch tác động lên đội ngũ giảng viên làm bộc lộ các phẩm chất, năng lực, vai trò của họ trong đổi mới giảng dạy. Việc hoàn thiện và từng bước phù hợp hóa bộ công cụ, kế hoạch tạo động lực của các chủ thể là những điều kiện rất quan trọng làm cho quá trình phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị được nâng cao và có hiệu quả.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG PHÁT HUY VAI TRÒ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG VIỆT NAM THỜI GIAN QUA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.1. Thực trạng phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trƣờng đại học cao đẳng Việt Nam
3.1.1. Chủ trương, chính sách phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng
Để tạo điều kiện về môi trường – động lực cho đội ngũ giảng viên phát huy vai trò trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách nhất định. Tiêu biểu trong số đó có Chỉ thị số 61 – CT ngày 12/9/1966 “Chỉ thị cải tiến việc giảng dạy và học tập chủ nghĩa Mác - Lênin trong các trường đại học” của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp; Chỉ thị số 25 - CT/TW ngày 12/10/1983 “Về việc cải cách giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại học và cao đẳng” của Ban Bí thư; Quyết định số 1226/QĐ – BGD&ĐT ngày 06/04/1995 “Về việc bồi dưỡng các quan điểm tư tưởng chính trị cho đội ngũ giảng viên Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quyết định số 494/QĐ - TTg ngày 24/06/2002 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Đề án một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập các bộ môn Khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng, môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề”. Nhờ những chủ trương, chính sách đó, phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị đã dành được những thành tựu sau đây:
3.1.1.1. Chủ trương về sáng tạo, nghiên cứu đề xuất trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị
* Đã có những yêu cầu sáng tạo trong hoạt động giảng dạy. Trên cơ
sở xác định mục đích của việc dạy và học các môn lý luận chính trị trong trường đại học là “Bồi dưỡng cho sinh viên có một phẩm chất chính trị tốt, có phương hướng chính trị rõ ràng đúng đắn, suốt đời phấn đấu cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, tuyệt đối trung thành với Đảng, với giai cấp công nhân, với dân tộc... bồi dưỡng cho sinh viên thành con người mới, con người sống có lý tưởng, thành người cán bộ khoa học kỹ thuật và người quản lý kinh tế kiểu mới” [15, tr. 2], Chỉ thị 61- CT ngày 12/09/1966 đã định hướng và đặt ra những yêu cầu sáng tạo nội dung chương trình trong hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên. Sự sáng tạo đó là việc vận dụng đúng đắn chương trình chung của Nhà nước, được coi là cái chung vào chuyên ngành đào tạo của từng trường, được coi là cái riêng. Tri thức các môn lý luận chính trị trong nội dung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo là cái chung. Còn tri thức đội ngũ giảng viên khái quát từ những nội dung chương trình đó thành tri thức trong bài giảng là cái riêng. Tùy theo tình hình cụ thể và môi trường giảng dạy trong trường đại học, nội dung sáng tạo của giảng viên phải gắn nội dung bài giảng với nội dung các môn học chuyên ngành:
“Mục đích yêu cầu trên đây cần được cụ thể hóa cho phù hợp với nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo cụ thể của từng trường và phải được quán triệt đầy đủ trong nội dung chương trình và trong tổ chức dạy và học chính trị. Mục đích yêu cầu đó cũng cần được quán triệt trong việc lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng ủy và Ban giám hiệu các trường, trong cán bộ giảng dạy và toàn thể sinh viên” [15, tr. 3].
Tiếp nối chủ trương về yêu cầu sáng tạo tri thức trong đổi mới giảng dạy của đội ngũ giảng viên, Chỉ thị số 25 – CT/TW ngày 12/10/1983 của Ban Bí thư tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh một bước về những yêu cầu đó như
sau:
Mục đích quan trọng là trang bị được cho các thầy giáo và học sinh phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, để tìm hiểu thế giới khách quan và học các môn học khoa học khác; làm cho họ hiểu được sâu sắc tính chất khoa học sáng tạo trong đường lối cách mạng của Đảng ta. Đi đôi với tri thức cách mạng phải xây dựng được tình cảm cách mạng sâu sắc, tinh thần làm chủ tập thể, sẵn sàng chiến đấu vì sự nghiệp xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, vì nghĩa vụ dân tộc và nghĩa vụ quốc tế.... Việc giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối, chính sách của Đảng cần kết hợp chặt chẽ với các môn khoa học xã hội khác, nhất là lịch sử tiến hóa của nhân loại, lịch sử dân tộc Việt Nam, lịch sử và truyền thống cách mạng Việt Nam. Nội dung giáo dục cần được cụ thể hóa cho sát