Khái niệm và nội dung bản chất phát huy vai trò đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học cao đẳng việt nan hiện nay (Trang 52 - 59)

2.2. Quan niệm về phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổ

2.2.1. Khái niệm và nội dung bản chất phát huy vai trò đội ngũ

mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trƣờng đại học, cao đẳng Việt Nam

2.2.1. Khái niệm và nội dung bản chất phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng

2.2.1.1. Khái niệm

Liên quan đến khái niệm phát huy đã có nhiều tác giả bàn đến. Nó gồm những nội dung sau: (a) Đó là quá trình không ngừng phát hiện, bồi

dưỡng, kích thích phát triển, định hướng và sử dụng có hiệu quả. Quan

niệm này đề cập sâu đến nội dung của hoạt động, nhưng chủ thể hoạt động phát huy đang bị che khuất. Nó chỉ mới đề cập đối tượng được phát huy, làm kích thích phát triển các đặc điểm của đối tượng được phát huy. Nội dung quan điểm đó như sau:

Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ là một quá trình phát hiện, bồi dưỡng, kích thích phát triển, đồng thời sử dụng đúng đắn, có hiệu quả tính tích cực, tự giác, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, tạo động lực phát triển của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh [78, tr.40].

(b) Đó là một tổ hợp thống nhất các quan điểm, phương hướng,

phương pháp, biện pháp về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, quản lý.

Quan điểm này nhấn mạnh trọng tâm đến công cụ chính sách phát huy, coi đó là vấn đề chủ yếu của sự phát huy. Đồng thời, quan điểm này cũng nêu lên được đối tượng được phát huy:

Phát huy nhân tố con người là một tổ hợp thống nhất các quan điểm, phương hướng, phương pháp, biện pháp về kinh tế, chính trị, văn

hóa, giáo dục, quản lý, v.v... nhằm tạo ra tiền đề vật chất và tinh thần thuận lợi cho việc hình thành, phát triển, hiện thực hóa và sử dụng đúng đắn vai trò chủ thể tích cực, tự giác, sáng tạo của con người hướng vào mục đích phát triển xã hội, phát triển con người [91, tr.145].

(c) Đó là một quá trình tích cực hóa nhân tố con người. Quan niệm này nhấn mạnh đến nội dung của phát huy, tức là tính chất của sự hoạt động, là phát huy nhân tố con người, gắn việc phát huy với con người. Nhưng quan điểm này chưa nêu lên được chủ thể phát huy. Nó chỉ mới đề cập đến đối tượng được phát huy là con người: “phát huy nhân tố con người là một quá trình tích cực hóa nhân tố con người (nâng cao vai trò chủ thể tích cực, tự giác, sáng tạo của con người), trên cơ sở không ngừng nâng cao chất lượng nhân tố con người, tạo nên động lực phát triển kinh tế xã hội” [59, tr.56].

(d) Đó là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong nhận thức

và hành động, phát huy ý chí, nghị lực vượt khó của các chủ thể. Quan

niệm này cũng đã nêu được nội dung của phát huy. Nhưng nó chưa cho chúng ta phân biệt được đâu là chủ thể phát huy, đâu là đối tượng được phát huy: “Thực chất việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong nhận thức và hành động, phát huy ý chí, nghị lực vượt khó của các chủ thể, khắc phục sự chủ quan, duy ý chí, bất chấp quy luật khách quan, hay thụ động, ỷ lại vào hoàn cảnh” [65, tr. 57].

Các quan điểm trên đã làm rõ được những nội dung sau: Thứ nhất, nội dung của sự phát huy là những hoạt động tạo động lực, (“tạo tiền đề vật chất và tinh thần thuận lợi; tích cực hóa”), tác động vào đối tượng được phát huy. Với các tiền đề và động lực được tạo ra như vậy, con người có động lực mạnh mẽ cho hoạt động của bản thân; Thứ hai, nội dung được phát huy của đối tượng được phát huy là những mặt, những thuộc tính nào

đó của con người. Những mặt, những thuộc tính này là phẩm chất của con người được hình thành trong đời sống; Thứ ba, đặc điểm của những mặt, những thuộc tính được phát huy của đối tượng được phát huy là những phẩm chất tốt đẹp, có ý nghĩa tiến bộ. Phát huy là phát huy cái tốt, cái tiến bộ.

Tuy nhiên, những quan điểm trên còn có một số giới hạn sau đây:

Thứ nhất, chưa nêu rõ chủ thể hoạt động phát huy, chủ thể bị che

khuất. Cho nên, người nghiên cứu còn bị mơ hồ khi phân biệt hoạt động phát huy với hoạt động chỉ đạo và quản lý định kỳ khi chủ thể phát huy quan hệ với đối tượng được phát huy là quan hệ cấp lãnh đạo – cấp dưới.

Thứ hai, chưa chỉ ra được công cụ hoạt động của chủ thể phát huy

(trừ trường hợp b). Do vậy ta cũng chưa phân biệt được đặc điểm phẩm chất của những công cụ đó, lấy đó làm căn cứ xác định hoạt động có tính phát huy với những hoạt động phát sinh kết quả ngoài ý muốn.

Thứ ba, riêng trường hợp (b) nêu lên được công cụ phát huy là tổ

hợp của những chính sách, biện pháp nhưng chưa nêu được đặc điểm về mặt phẩm chất của công cụ, do đó chưa phân biệt được đâu là phát huy, đâu là kết cục ngoài ý muốn khi một kết quả, một sản phẩm được sinh ra. Chẳng hạn, những thế lực phản động ở Mỹ và châu Âu (EU) đã cấu kết với nhau (từ tháng 2 năm 2014) nhằm thực hiện chính sách trừng phạt Nga, chống Nga, mà các thế lực này đã đổ vấy cho Nga gây ra sự khủng hoảng Ucraina đã làm cho Nga đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế. Ngoài châu Âu Nga còn hướng thêm về châu Á, châu Mỹ - Latinh. Với Nga thì đó lại là sự tự phát huy truyền thống đối ngoại toàn cầu! Nhưng đây lại là những kết cục ngoài ý muốn của các thế lực phản động ở Mỹ !

Thứ tư, vì chủ thể phát huy đang bị che khuất nên ta cũng chưa xác

định được đặc điểm phẩm chất của những chủ thể đó thiện hay ác, chưa phân biệt được sự khác nhau giữa hành động phát huy với hành động phá hoại. Chúng ta chỉ phân biệt được hành động phát huy với hành động phá

hoại khi chủ thể phát huy xuất hiện rõ. Chẳng hạn sự dung túng của các nước Anh, Mỹ đối với Hitle những năm trước 1939 đã mở đường cho ông ta phát động chiến tranh thế giới thứ hai. Đây không phải là sự phát huy mà là hành động phá hoại hòa bình thế giới của Anh, Mỹ, dựa vào sự khơi dậy tính hiếu chiến của Hítle.

Tuy nhiên, cũng là chính sách quan hệ quốc tế, nhưng sự kiên quyết trong chính sách ngoại giao của Nga tác động lên Mỹ đã làm cho Mỹ từ bỏ tham vọng xâm lược và chấp nhận giải trừ vũ khí hóa học ở Syrya năm 2013. Đây là sự phát huy nhân tố hòa bình của Mỹ và Syrya – đối tượng được phát huy, được thúc đẩy bởi chính sách ngoại giao của Nga – chủ thể phát huy.

Kế thừa các quan niệm trên, đối chiếu nội dung khái niệm với thực tiễn của những hoạt động có tính phát huy, chúng tôi cho rằng, khi bàn về phát huy một con người hay cộng đồng người nào đó, chúng ta cần đề cập thêm những nội dung sau:

Thứ nhất, chủ chể và phẩm chất của những chủ thể phát huy phải có

nội dung, phẩm chất tiến bộ, nếu không khi một kết cục được sinh ra từ sự tương tác giữa các chủ thể này, sẽ không phân biệt được đâu là kết cục của sự phát huy, đâu là kết cục ngoài ý muốn của chủ thể hành động.

Thứ hai, những công cụ chính sách mà chủ thể phát huy sử dụng

phải có nội dung tiến bộ, nếu không, khi một kết quả được sinh ra, sẽ không biệt được đó là hậu quả chính sách phản động hay là sự tự phát huy.

Thứ ba, phải chỉ ra được tính chất hai mặt của đối tượng được phát

huy, mặt tốt – phát huy, mặt xấu – từng bước hạn chế đi đến xóa bỏ. Chẳng hạn, trong chiến dịch Điện Biên phủ năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn Đại tướng Võ Nguyên Giáp rằng: Trận này rất quan trọng phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh. Nhờ sự chỉ đạo đó, tài năng quân sự lỗi lạc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được phát huy cao độ. Những biểu hiện của tư tưởng “đánh nhanh, thắng

nhanh” đã bị đẩy lùi bởi tư tưởng “đánh chắc, tiến chắc” của Hồ Chí Minh và Đại tướng.

Thứ tư, khi phân tích khái niệm phát huy, ta phải tách bạch hai chủ

thể, chủ thể phát huy và đối tượng được phát huy. Chẳng hạn, thầy giáo dạy học sinh những điều hay lẽ phải thì học sinh là đối tượng được phát huy, mục đích chính của sự phát huy; còn thầy giáo là chủ thể phát huy.

Từ những phân tích trên, đối chiếu với khái niệm phát huy được Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “là làm cho cái hay, cái tốt lan rộng tác dụng và tiếp tục phát triển thêm” [74, tr. 988], chúng tôi quan niệm khái niệm phát huy như sau:

Phát huy là khái niệm chỉ những hoạt động có tính tiến bộ, mà các chủ thể sử dụng công cụ tương tác lên nhau nhằm tạo động lực và chiều hướng phát triển những thuộc tính tốt hiện có; làm bộc lộ những thuộc tính tốt còn tiềm ẩn; làm tiêu vong dần những thuộc tính hạn chế của các chủ thể, phù hợp với quy luật khách quan.

Định nghĩa này cho thấy phát huy có những đặc trưng sau:

1. Các chủ thể vào thời điểm tham gia phát huy phải có phẩm chất tiến bộ; 2. Những công cụ tương tác lên nhau mà các chủ thể sử dụng phải có phẩm chất tiến bộ; 3. Những thuộc tính được phát huy phải có thuộc tính tốt; 4. Các hoạt động tương tác đó phải phù hợp với các quy luật khách quan.

Phát huy thuộc về lĩnh vực xã hội và con người. Đối tượng được phát huy là các cá nhân, tổ chức, cơ quan, cộng đồng, quốc gia, dân tộc hay con người nói chung. Không có phát huy ngoài con người, ngoài xã hội. Nội dung phát huy giữa các chủ thể rất đa dạng. “Phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị” là biểu hiện cụ thể của phát huy nói chung và của phát huy nhân tố con người nói riêng. Nội dung của nó đề cập đến đối tượng con người cụ thể: “đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị”. Theo con đường diễn dịch đó, chúng tôi

quan niệm rằng:

Phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị là khái niệm chỉ những hoạt động có tính tiến bộ mà các chủ thể và đội ngũ giảng viên sử dụng hệ thống công cụ tương tác lên nhau, nhằm tạo động lực - môi trường phát triển vai trò hiện có; làm bộc lộ vai trò còn tiềm ẩn; làm tiêu vong những mặt hạn chế trong đổi mới giảng dạy của đội ngũ giảng viên, phù hợp với quy luật khách quan.

Với khái niệm đó, hàng loạt những vấn đề về phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị được đặt ra như: nội dung phát huy (phát huy cái gì), chủ thể phát huy (ai phát huy), phương thức phát huy (phát huy như thế nào và bằng cách nào) được đặt ra. Vấn đề này sẽ được nghiên cứu ở ngay dưới đây.

* Phân biệt phát huy với sự chỉ đạo, quản lý. Khi chủ thể phát huy là

cấp lãnh đạo, quản lý và đối tượng được phát huy là cấp dưới thì những công cụ chính sách của cấp lãnh đạo, quản lý tác động lên cấp dưới để chỉ đạo, quản lý và những chính sách khác để phát huy vai trò của cấp dưới thì sẽ nảy sinh một vấn đề là chúng ta phải phân biệt đâu là sự lãnh đạo, đâu là sự phát huy vai trò của cấp dưới ? Trong trường hợp này, sự chỉ đạo, quản lý rộng hơn sự phát huy. Sự chỉ đạo, quản lý là điều kiện cần nhưng chưa đủ để phát huy. Nhưng nếu có sự phát huy thì đã có đủ điều kiện khẳng định có sự chỉ đạo, quản lý. Từ đó, chúng ta khẳng định rằng, trong mối quan hệ giữa cấp lãnh đạo và cấp dưới, mọi sự phát huy đều bao hàm trong đó sự lãnh đạo và quản lý. Tuy nhiên, dù có sự lãnh đạo, quản lý thì cũng chưa thể khẳng định được đó là sự phát huy. Chỉ khi nào sự lãnh đạo và quản lý bằng công cụ tạo động lực tiến bộ thì mới được gọi là sự phát huy. Còn nếu không, đó là sự chỉ đạo, quản lý hành chính. Sự phân biệt này giúp chúng ta có cách nhìn đúng đắn, khoa học khi nghiên cứu, đánh giá nội dung: “phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng”, và tránh nhầm vào

nội dung “sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng”.

2.2.1.2. Nội dung - bản chất phát huy

Nội dung phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng là phát huy vai trò sáng tạo, nghiên cứu và đề xuất đổi mới mục đích, nội dung, hình thức tổ chức giảng dạy và đánh giá; về tinh thần tự chủ, đổi mới sáng tạo trong xây dựng nội dung chương trình; về việc làm bộc lộ những thuộc tính tiềm ẩn ở đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị.

Đó chính là quá trình khơi dậy, kích thích phát triển vai trò (nêu trên) của đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị trong đổi mới giảng dạy. Với sự kích thích này và nhờ thực tiễn dạy – học, vai trò của đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị được tích cực hóa và bộc lộ.

Khi mà quá trình tích cực hóa đó trở nên bền vững, ổn định ở đại đa số giảng viên các môn lý luận chính trị thì vai trò này trở thành vai trò đặc thù của đội ngũ giảng viên, và trở thành phẩm chất nghề nghiệp của họ. Bởi, không phải bất cứ vai trò nào cũng trở thành phẩm chất đặc thù của đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị. Chỉ có vai trò nào phát triển bền vững, ổn định mới trở thành phẩm chất nghề nghiệp đặc thù. Phấn đấu cho vai trò nêu trên và vai trò tiềm ẩn khác thành phẩm chất chuyên môn nghề nghiệp ở đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị là mục tiêu của các chủ thể phát huy vai trò. Đó là nội dung chủ yếu của việc phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.

Như thế, bản chất của quá trình phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng chính là quá trình tương tác bằng công cụ chính sách tạo động lực, môi trường giữa các chủ thể trong xã hội với chính bản thân đội

Qua quá trình tương tác đó, vai trò sáng tạo, nghiên cứu đề xuất đổi mới, tổng kết, đánh giá kết quả đổi mới nội dung chương trình ngày càng trở nên năng động và được khơi dậy mạnh mẽ hơn. Nhờ quá trình phát huy đó, quá trình đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học cao đẳng Việt Nam được thúc đẩy có hiệu quả và thu được lợi ích thiết thực.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học cao đẳng việt nan hiện nay (Trang 52 - 59)