Quan niệm cũ thường đồng nhất chương trình và giáo trình. Quan niệm mới cần phân biệt nội dung chương trình và giáo trình. Nội dung chương trình là khung chương trình môn học của mỗi môn lý luận chính trị. Nó được thiết kế dưới dạng đề cương ngắn gọn theo cấu trúc tóm tắt các chương, mục, phần.v.v... Nó là công cụ quản lý nhà nước về việc chấp
hành trong hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên các môn học này. Nó chưa phải là tài liệu đem giảng dạy cho các đối tượng sinh viên.
Còn giáo trình là nội dung chương trình đã được triển khai và chi tiết hóa, khoa học hóa. Nó là tài liệu đem ra giảng dạy cho sinh viên. Đối với những môn khoa học khác, trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng tổ chức xây dựng giáo trình phù hợp với chuyên ngành đào tạo của Nhà trường. Riêng các môn lý luận chính trị hiện nay, mỗi môn chỉ có duy nhất một giáo trình dùng chung cho mọi trường đại học, cao đẳng. Với tư cách là một giải pháp công cụ tạo điều kiện phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị, hiện nay nên quan niệm chương trình là công cụ quan lý nhà nước và giáo trình là tài liệu giảng dạy trên nền tảng chương trình. Mối quan hệ giữa nội dung chương trình và giáo trình cần bảo đảm sự thống nhất trong đa dạng, được quy định thống nhất bởi mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng. Tức là thống nhất một nội dung chương trình chỉ đạo – quản lý trên toàn quốc đi đôi với đa dạng hóa các giáo trình. Có như vậy, mới tạo điều kiện để đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị phát huy vai trò của mình trong đổi mới giảng dạy.
4.1.2.1. Đổi mới quan niệm và cấu trúc lại nội dung chương trình làm công cụ chỉ đạo – quản lý vĩ mô
Cần quan niệm và xây dựng nội dung chương trình là công cụ định hướng quản lý vĩ mô, thay thế cho nội dung chương trình đem giảng dạy trực tiếp như hiện nay. Nội dung chương trình bảo đảm thống nhất hoạt động giảng dạy trên toàn quốc. Nó lựa chọn và chứa đựng những giá trị tinh túy nhất của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những vấn đề cơ bản của đường lối cách mạng Việt Nam, phù hợp với xu thế thế giới, lợi ích của dân tộc và nhân dân. Nó là công cụ quản lý vĩ mô, là chiến lược lãnh đạo, chỉ đạo - quản lý của Đảng và Nhà nước ở cấp Trung ương. Nó là điều kiện, là nội dung bảo đảm cho đội ngũ giảng viên thống nhất
việc giảng dạy – học tập tri thức các môn lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam.
Trên tinh thần của Hội nghị Trung ương VIII khóa XI là “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”[53], quan niệm mới về nội dung chương trình cần xác định mục tiêu của giáo dục lý luận chính trị là xây dựng nhân cách, tư duy lý luận cho sinh viên. Các mục tiêu đó cần bảo đảm định hướng sau: Thứ nhất, xây dựng nhân cách sinh viên Việt Nam có đạo đức, với thang giá trị: yêu nước, anh hùng, vì nghĩa, đoàn kết, nhân ái, tinh thần độc lập tự chủ tự lực tự cường, thông minh sáng tạo, tư do, dân chủ, chủ nghĩa xã hội phù hợp với các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc và nhân loại. Đó chính là xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, điều kiện hàng đầu để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thứ hai, thông qua việc nhận thức các nguyên lý, quy luật của các môn lý luận chính trị, sinh viên sẽ vận dụng vào việc học tập và thực hành các môn học chuyên ngành. Từ đó, xây dựng tư duy lý luận cho sinh viên. Để bảo đảm định hướng đó, Đảng và Nhà nước cần có chủ trương cấu trúc lại nội dung chương trình các môn lý luận chính trị.
Trong cấu trúc mới này, môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin hiện tại cần tách phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin thành một môn khoa học độc lập như trước năm 2008, bảo đảm sự độc lập của lĩnh vực kinh tế trong quan hệ với lĩnh vực triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học. Riêng triết học và chủ nghĩa xã hội khoa học có nội dung quan hệ mật thiết với nhau rất chặt chẽ. Chủ nghĩa xã hội khoa học thực chất là sự chi tiết hóa của chủ nghĩa duy vật lịch sử ở phần lý luận về hình thái kinh tế xã hội xã hội chủ nghĩa và được tách ra thành một phần riêng. Bởi vậy tri thức triết học và chủ nghĩa xã hội khoa học nên cấu trúc lại thành một môn chung và gọi là môn Triết học Mác - Lênin.
được đào tạo trong quá khứ của đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng Việt Nam hiện nay; phù hợp với hệ thống tri thức trong cấu trúc chương trình và trình độ đội ngũ của các khoa có đào tạo sinh viên các chuyên ngành Kinh tế chính trị Mác – Lênin, triết học – chủ nghĩa xã hội khoa học trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay. Mặt khác nó cũng bảo đảm tính độc lập tương đối của tri thức Kinh tế chính trị Mác - Lênin, triết học Mác - Lênin, và chủ nghĩa xã hội khoa học.
Môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay chủ yếu nghiêng về trang bị đường lối của Đảng nhiều hơn phát triển tư duy, phẩm chất và năng lực người học. Để bảo đảm “phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học”, môn này nên đổi thành môn Những vấn
đề cơ bản của Đường lối cách mạng Việt Nam. Bởi môn học này được xây
dựng trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, với nhiệm vụ khái quát những
vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Nó nên được coi là môn học chủ
đạo của chương trình giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Nó là lý luận, văn kiện Đảng là chính trị. Nó thực hiện chức năng khoa học phục vụ chính trị -phục vụ sự lãnh đạo của Đảng mà trên nền tảng lý luận của nó, các Văn kiện Đại hội, Hội nghị của các cơ quan Đảng được xây dựng. Với cấu trúc như vậy, Những vấn đề cơ bản của Đường lối cách mạng Việt Nam mới thực sự phát huy được vai trò của đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy.
Còn Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết tinh của tinh hoa văn hóa hàng
ngàn năm của dân tộc và nhân loại, phản ánh xu thế tiến bộ của thời đại, đại diện cho bản sắc độc đáo và là sự trỗi dậy của ý chí bất khuất kiên cường của dân tộc Việt Nam mà trung tâm là ba quyền thống nhất. Đó là:
Thứ nhất, quyền được độc lập hoàn toàn, độc lập thực sự, độc lập trong
quan hệ quốc tế đa dạng của dân tộc. Thứ hai, quyền được tự do, dân chủ theo pháp luật của công dân. Thứ ba, quyền được hạnh phúc của toàn dân. Ba quyền đó thống nhất hòa quyện trong nhau, tương tác biện chứng với
nhau trong chỉnh thể thống nhất: Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Chúng tôi định danh cho ba quyền hòa quyện thống nhất đó của tư tưởng Hồ Chí Minh là Tam quyền thống nhất.
Thế nhưng, hiện nay môn học này chưa phản ánh được điều đó, cả về cấu trúc lẫn nội dung. Nhiều phần nặng về cuộc đời, ca ngợi sự nghiệp của Hồ Chí Minh hơn là nghiên cứu tư tưởng của Người, nên hạn chế rất lớn đến việc phát huy vai trò sáng tạo của giảng viên trong giảng dạy phát triển trí tuệ và phẩm chất cho sinh viên. Bởi thế, môn Tư tưởng Hồ Chí Minh nên cấu trúc lại chương trình trên nền tảng của lý tưởng Tam quyền
thống nhất, đúng nội dung – giá trị cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Với quan niệm như vậy, cấu trúc mới của nội dung chương trình các môn lý luận chính trị sẽ có 4 môn là: Triết học Mác - Lênin; Kinh tế chính
trị Mác - Lênin; Những vấn đề cơ bản của Đường lối cách mạng Việt Nam
và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Nội dung chương trình nếu được thiết kế như
vậy sẽ tạo ra một hệ thống mở. Nó tạo ra sự tự do cho đội ngũ giảng viên các trường. Nó là điều kiện tiên quyết về công cụ chỉ đạo – quản lý vĩ mô của Đảng và Nhà nước bảo đảm phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị.
4.1.2.2. Đổi mới quan niệm và xây dựng lại giáo trình theo hướng đa dạng hóa, phù hợp hóa
Với quan niệm giáo trình là sự triển khai chi tiết của nội dung chương trình quốc gia thành tài liệu giảng dạy phù hợp với mỗi chuyên ngành đào tạo cụ thể trong các trường đại học, cao đẳng, thì hiện nay cần đa dạng hóa giáo trình theo hai hướng sau:
Hướng thứ nhất, tiếp tục duy trì việc Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức
biên soạn giáo trình các môn lý luận chính trị như hiện nay. Nhưng thay vì chỉ có một bộ giáo trình cho mỗi môn lý luận chính trị thì nên đa dạng hóa bằng cách xây dựng mỗi môn lý luận chính trị nên có nhiều bộ giáo trình khác nhau theo hướng phù hợp hóa với một nhóm ngành hay chuyên ngành
đào tạo của sinh viên. Trong mỗi giáo trình cụ thể, tri thức lý luận chính trị đã được phù hợp hóa với tri thức các môn chuyên ngành, thuận tiện cho sinh viên trong việc học tập. Nó là sự sáng tạo nội dung chương trình các môn lý luận chính trị vào việc áp dụng viết giáo trình cho mỗi loại nhóm chuyên ngành khác nhau ở từng trường.
Trong quyển “Những điều cần biết về kỳ thi Tuyển sinh đại học năm 2014”, chúng tôi đã thống kê được hiện nay Việt Nam có hàng nghìn lượt ngành khác nhau được đào tạo trong khoảng 471 trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Việc mỗi môn lý luận chính trị chỉ có một bộ giáo trình như hiện nay sẽ dẫn đến cong vênh khi giảng dạy cho nhiều đối tượng sinh viên khác nhau. Trong mỗi trường cụ thể, có nhiều chuyên ngành đào tạo khác nhau thì mỗi môn lý luận chính trị đều có thể có nhiều giáo trình khác nhau. Đội ngũ giảng viên khi giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành nào thì đòi hỏi cần phải sử dụng giáo trình quy định cho chuyên ngành đó.
Hướng thứ hai, giao quyền tự chủ viết giáo trình cho các trường có
điều kiện. Đó là những trường có bề dày lịch sử, có đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị trình độ cao. Nhưng trước khi đem giảng dạy, các giáo trình này cần có sự kiểm duyệt của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tùy thuộc vào số các chuyên ngành hay nhóm ngành trong trường, hiệu trưởng quy định mỗi môn lý luận chính trị có số bộ giáo trình tương ứng. Đối với những trường chưa đủ điều kiện nên sử dụng giáo trình ở những trường khác, hoặc sử dụng giáo trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn theo hướng thứ nhất.
Thực hiện việc đa dạng hóa, phù hợp hóa các loại giáo trình như thế, chúng ta đã mở đường cho sự sáng tạo của giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị, phù hợp với từng đối tượng sinh viên. Do đó mà mục đích, ý nghĩa của việc học các môn lý luận chính trị đã đi sâu vào đời sống học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên, giúp sinh viên thích học và nhận thấy có ý nghĩa khi học các môn lý luận chính trị. Chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước lúc này mới thực sự đi sâu vào đời sống học tập của sinh viên. Nó tạo cho đội ngũ giảng viên động lực tinh thần, động lực sáng tạo, nghiên cứu đề xuất đổi mới và cung cấp sản phẩm trí tuệ nghiên cứu để đổi mới chương trình các môn lý luận chính trị.