Vai trò chủ yếu của đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học cao đẳng việt nan hiện nay (Trang 45 - 52)

2.1. Vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn

2.1.3. Vai trò chủ yếu của đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng

dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng

Vai trò và nhiệm vụ thường dùng để chỉ mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng trong xã hội. Vai trò thường phản ánh bản chất, nhiệm vụ phản ánh hiện tượng. Thông qua nhiệm vụ, kết nối các nhiệm vụ trong nhiều lần chúng ta biết được vai trò của các tổ chức, cá nhân hay cơ quan. Ngược lại khi đã xác định rõ vai trò của cơ quan, tổ chức hay cá nhân, chúng ta sẽ xác định được những nhiệm vụ của chúng. Đối với giảng viên, vai trò của họ được thể hiện qua nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu và cung cấp dịch vụ khoa học.

Do đặc thù của tri thức các môn lý luận chính trị và đội ngũ giảng viên các môn này, nên ngay từ năm 1966, Chỉ thị số 61 - CT ngày 12/09/1966 về việc cải tiến việc giảng dạy và học tập chủ nghĩa Mác – Lênin trong các trường đại học của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp đã khẳng định vai trò của giảng viên các môn lý luận chính trị là những cán bộ chính trị làm công tác tuyên huấn trong trường đại học [15, tr. 7]. Từ đó đến nay, chúng tôi chưa tìm thấy văn bản nào khác của Bộ đề cập thêm về vai trò của giảng viên các môn học này.

Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở quan niệm trên thì chưa nêu rõ được vai trò của đội ngũ giảng viên giảng dạy các môn lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam hiện nay. Có thể nói, cùng với sự phát

triển của đất nước, của ngành giáo dục đào tạo và yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân trong đó có đổi mới giáo dục lý luận chính trị, vai trò của đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị được mở rộng ra và nhân lên gấp bội.

Chúng tôi cho rằng, hiện nay, trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị, đội ngũ giảng viên có vai trò chủ yếu sau: Thứ nhất, sáng tạo mục đích, nội dung giảng dạy; hình thức tổ chức giảng dạy và đánh giá; Thứ hai, nghiên cứu và đề xuất đổi mới mục đích, nội dung giảng dạy; hình thức tổ chức giảng dạy và đánh giá; Thứ ba, chủ thể trực tiếp tham gia tổng kết, đánh giá kết quả đổi mới nội dung chương trình.

2.1.3.1. Sáng tạo mục đích, nội dung giảng dạy, hình thức tổ chức

giảng dạy và đánh giá

Sáng tạo mục đích và nội dung giảng dạy. V.I.Lênin cho rằng chân

lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo, không sáng tạo thì không có những bước phát triển nhảy vọt của cách mạng. Nội dung của sáng tạo là tạo ra cái mới và có giá trị; là quá trình làm sâu sắc nội hàm và mở rộng ngoại diên của khái niệm, hoặc tạo ra các phiên bản mới của khái niệm, quy luật, nguyên lý và chỉ ra ngoại diên của những phiên bản này. Sáng tạo cũng là quá trình vận dụng một học thuyết hay nguyên lý nào đó vào một tình hình cụ thể phù hợp. Trong quá trình giảng dạy các môn lý luận chính trị, giảng viên phải thể hiện cho được tinh thần đó của sáng tạo.

Sáng tạo nội dung chương trình phù hợp với các đối tượng sinh viên là vai trò hàng đầu trong đổi mới của giảng viên các môn lý luận chính trị ở Việt Nam hiện nay. Giảng viên giảng dạy cho sinh viên của ngành nào thì đòi hỏi phải sáng tạo nội dung tri thức các môn lý luận chính trị phù hợp với lĩnh vực của ngành đó, gắn tri thức các môn lý luận chính trị với tri thức các môn chuyên ngành của sinh viên.

Trong các trường đại học, cao đẳng Việt Nam hiện nay, xét một cách tổng thể, sự sáng tạo của đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị làm

cho tri thức các môn học này luôn vận động theo quy luật về sự thống nhất

giữa cái chung và cái đặc thù. Sự thống nhất giữa cái chung được quy định

và gắn kết bởi sự bền vững của chương trình chung các môn lý luận chính trị do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Còn cái đặc thù chính là những biểu hiện cụ thể của tri thức các môn lý luận chính trị khi giảng dạy cho các chuyên ngành đào tạo trong từng trường đại học, cao đẳng. Sáng tạo nội dung chương trình đào tạo các môn lý luận chính trị của Bộ Giáo dục và Đào tạo vào việc giảng dạy cho sinh viên một chuyên ngành cụ thể là sự biểu hiện khái quát vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học cao đẳng Việt Nam hiện nay.

Tính sáng tạo nội dung giảng dạy còn được biểu hiện ở chỗ người giảng viên luôn biết gắn giảng dạy lý luận với thực tiễn, định hướng cho người học cách vận dụng những tri thức lý luận vào giải quyết các vấn đề thực tiễn một cách có hiệu quả, đồng thời khơi dậy cho người học những suy nghĩ, tìm tòi để bổ sung, phát triển tri thức lý luận.

Với quá trình sáng tạo nội dung giảng dạy như vậy, đội ngũ giảng viên tất yếu đã sáng tạo mục đích giảng dạy của mình. Từ chỗ mục đích giảng dạy là trang bị thế giới quan, phương pháp luận, lý tưởng – đạo đức cách mạng, phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, mục đích giảng dạy đã chuyển thành phát triển phẩm chất và năng lực chuyên môn, năng lực nghề nghiệp của sinh viên bằng công cụ tri thức các môn lý luận chính trị; giúp sinh viên giải quyết tốt những vấn đề của chuyên môn khoa học, của cuộc sống, bản lĩnh nghề nghiệp và của thực tiễn. Đó chính là vai trò sáng tạo mục đích giảng dạy của giảng viên, hòa quyện trong sáng tạo nội dung giảng dạy các môn lý luận chính trị.

Sáng tạo hình thức tổ chức giảng dạy của giảng viên là việc người

giảng viên luôn tìm ra các cách thức liên kết các yếu tố giáo dục và nội dung giảng dạy phù hợp với tình hình cụ thể của môi trường giáo dục cụ thể nhất định. Các yếu tố cấu thành hoạt động giảng dạy như tài liệu, phòng

học, giáo cụ, loa micro, môi trường và không gian nơi diễn ra hoạt động giảng dạy đều cần phải được bố trí cho phù hợp.

Sáng tạo hình thức đánh giá là sự đa dạng hóa các nội dung đổi mới

đánh giá, bao gồm: Thứ nhất, về đa dạng hóa quan điểm đánh giá, nếu như trước đây đánh giá chỉ mang tính gián đoạn, phiến diện thì hiện nay nên chuyển sang quan điểm mới là đánh giá theo cả quá trình học tập của sinh viên. Việc đánh giá và cho điểm sinh viên trong cả quá trình học tập sẽ bảo đảm tính liên tục của quá trình đánh giá học tập và sử dụng nhiều hình thức đánh giá phong phú, sát thực mà mỗi giảng viên căn cứ vào thực tiễn, bổ sung, sáng tạo cho phù hợp với từng đối tượng người học. Thứ hai, đa dạng hóa bộ công cụ đánh giá bằng cách ngoài các câu hỏi thi, kiểm tra, cần tăng cường thêm nhiều bài thực hành, thực tập hay hoạt động ngoại khóa. Thứ ba, về nội dung tri thức chứa đựng trong bộ công cụ đánh giá, nên xác định đại lượng những nội dung tri thức mà sinh viên cần đạt được và đã đạt được, nhất là tinh thần – phương pháp luận đối với từng nội dung chi tiết trong nội dung giảng dạy mà họ đã thực hiện làm căn cứ để đánh giá.

Theo các nội dung vừa phân tích ở trên thì sáng tạo trong đánh giá quá trình học tập là một mặt của hoạt động giảng dạy nhằm bảo đảm sự công bằng khi kết luận về quá trình học tập của sinh viên. Qua đó, kích thích việc học tập của sinh viên, làm cho sinh viên luôn ở trạng thái hứng khởi và có động lực học tập thường xuyên.

2.1.3.2. Nghiên cứu và đề xuất đổi mới mục đích, nội dung giảng dạy, hình thức tổ chức giảng dạy và đánh giá

Qua thực tiễn giảng dạy, đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị phát hiện mức độ chân lý khách quan của mục đích và nội dung giảng dạy (sự hợp lý, sự khái quát cao, hay sự bất cập, sự phản khoa học...). Mức độ chân lý đó cao hay thấp, ít hay nhiều và biến đổi như thế nào một mặt là do tính đúng đắn và khoa học của mục đích và nội dung đó được khái quát lúc ban đầu. Mặt khác, mức độ chân lý đó còn do sự biến đổi đa dạng, phong

phú của thực tiễn của các ngành nghề đào tạo; của cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ; của những biến chuyển lớn diễn ra trên thế giới; của nhu cầu người học về tính thiết thực của mục đích và nội dung giảng dạy mà ngay từ lúc đầu, tính khái quát của những tri thức đó còn thấp.v.v...

Cũng nhờ thực tiễn, các hình thức tổ chức giảng dạy và đánh giá cũng bộc lộ những ưu điểm và hạn chế nhất định. Thực tế cho thấy, trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng Việt Nam hiện nay, với mỗi một ngành khoa học cần phải có những hình thức tổ chức giảng dạy và đánh giá cụ thể nhất định, phù hợp. Tuy nhiên, mức độ bộc lộ theo thời gian những ưu điểm và hạn chế của mỗi hình thức tổ chức giảng dạy và đánh giá đó trong các trường cũng khác nhau do đặc thù của mỗi ngành trong các trường.

Như vậy, với mức độ chân lý khách quan của mục đích và nội dung giảng dạy được phát hiện; với mức độ hợp lý của những hình thức tổ chức giảng dạy và đánh giá được bộc lộ thì vấn đề đặt ra cho đội ngũ giảng viên là cần phải giải quyết những vấn đề đó như thế nào? Câu trả lời là phải nghiên cứu và đề xuất, kiến nghị để đổi mới.

Trong nghiên cứu, mức độ chân lý khách quan của tri thức các môn lý luận chính trị tiếp tục được mổ xẻ, được chi tiết hóa. Nhờ nghiên cứu, những tri thức nào trong chương trình có tính khoa học thì sẽ được giảng viên tiếp tục phát triển, mở rộng. Còn những nội dung nào méo mó, bất cập dễ gây hiểu nhầm thì phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; đồng thời phải loại bỏ những nội dung đã lỗi thời, lạc hậu. Bên cạnh đó, những hình thức tổ chức giảng dạy và đánh giá tiếp tục được xem xét, làm cơ sở để lựa chọn những hình thức tổ chức giảng dạy và đánh giá mới, tiến bộ hơn.

Trong phần cuối của những nghiên cứu đó, đội ngũ giảng viên đưa ra những đề xuất, những kiến nghị nhằm đổi mới mục đích, nội dung giảng dạy, hình thức tổ chức giảng dạy và đánh giá đối với các môn lý luận chính trị. Khi mà những nghiên cứu đó, thể hiện qua các chuyên khảo khoa học

(bài báo, đề tài khoa học, tham luận hội thảo...) được công bố thì vai trò nhà khoa học của đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị được hiện thực hóa.

Tuy nhiên, những nghiên cứu trên cũng có thể được đội ngũ giảng viên kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền (Khoa, bộ môn lý luận chính trị, trường đại học, cao đẳng, hay Bộ Giáo dục và Đào tạo ), nhằm đổi mới mục đích, nội dung giảng dạy; hình thức tổ chức giảng dạy và đánh giá. Với kết quả là những nghiên cứu, đề xuất nêu trên, công bố trên các công trình khoa học, đội ngũ giảng viên tiếp tục bổ sung vào bài giảng, nội dung giảng dạy của mình những tri thức mới; làm cho nội dung giảng dạy luôn được hoàn thiện hóa. Như vậy, nhờ sáng tạo trong giảng dạy; nhờ nghiên cứu kiến nghị, đề xuất đổi mới giảng dạy – vai trò nhà giáo, nhà khoa học của đội ngũ giảng viên được hiện thực hóa. Do đó, vai trò nhà giáo và nhà khoa học của đội ngũ giảng viên luôn song hành bên nhau, làm tiền đề cho nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển.

2.1.3.3. Chủ thể trực tiếp tham gia tổng kết, đánh giá kết quả đổi mới nội dung chương trình các môn lý luận chính trị

Sự sáng tạo, nghiên cứu đề xuất đổi mới mục đích, nội dung giảng dạy, hình thức tổ chức giảng dạy và đánh giá nào cũng đều mang tính chủ quan và dấu ấn của cá nhân. Vì vậy cần phải tổng kết, khái quát lại thành những vấn đề chung mang tính quy luật nhằm phục vụ cho việc đánh giá, đổi mới, hoàn thiện nội dung chương các môn lý luận chính trị.

Vai trò chủ thể trực tiếp thực hiện việc tổng kết đó trước hết là đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị. Với cơ cấu số lượng theo các tiêu chí đã nêu, đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng, bởi họ là người trực tiếp tham gia tổng kết, đánh giá kết quả đổi mới nội dung chương trình các môn học này.

những ưu điểm, những hạn chế của nội dung chương trình các môn lý luận chính trị hiện nay mà còn là sự mở đường cho một giai đoạn mới của quá trình đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng; bởi những bài học, những kinh nghiệm được tổng kết giúp cho đội ngũ giảng viên trẻ, đi sau, kế thừa được trí tuệ, và kinh nghiệm của các thế hệ đi trước. Từ đó không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị. Quá trình này tạo ra sự hội nhập tri thức của từng môn, hoặc giữa các môn lý luận chính trị với nhau trong một thời kỳ lịch sử dài hoạt động giảng dạy trên toàn quốc bằng một cuộc tổng kết toàn diện.

Nếu không có bước tổng kết này thì sự sáng tạo và nghiên cứu, đề xuất đổi mới của đội ngũ giảng viên sẽ không được tập trung, không được hiện thực hóa, và do đó không tạo ra bước ngoặt thay đổi to lớn trong đổi mới nội dung chương trình các môn lý luận chính trị. Tuy nhiên, do cơ cấu lực lượng đội ngũ giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng, những giảng viên có trình độ cao, kinh nghiệm nhiều thường là những người chủ biên chương trình các môn lý luận chính trị. Còn những người khác có thể đóng vai trò tham gia ở một khâu nhất định trong công cuộc tổng kết chương trình, môn học.

Trong quá trình tổng kết này, những nội dung đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị được nêu ở phần trước (tư duy giảng dạy; mục đích nội dung giảng dạy; hình thức tổ chức giảng dạy, đánh giá; môi trường giáo dục) sẽ được tập trung xem xét, đánh giá, kết luận. Quá trình tổng kết này có thể là sự tổng kết của nhiều trường, hoặc từng trường. Đối với phạm vi toàn quốc, những đợt tập huấn đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị do Bộ Giáo dục và Đào tạo đào tạo tổ chức là dịp để cho những sáng tạo và nghiên cứu, đề xuất đổi mới mang tính cá thể của người giảng viên được tập trung trao đổi thảo luận, đánh giá, kết luận.

Như thế, chủ thể trực tiếp tham gia tổng kết, đánh giá kết quả đổi mới nội dung chương trình, tạo ra những bước ngoặt cách mạng, là sự biểu

hiện vai trò của đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học cao đẳng việt nan hiện nay (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)