Các chủ thể và phương thức phát huy vai trò đội ngũ giảng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học cao đẳng việt nan hiện nay (Trang 59 - 63)

2.2. Quan niệm về phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổ

2.2.2. Các chủ thể và phương thức phát huy vai trò đội ngũ giảng

viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng

Các chủ thể phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng là những tổ chức, cơ quan, đoàn thể, cá nhân, cộng đồng tham gia tạo ra môi trường, động lực thúc đẩy, làm khơi dậy mạnh mẽ các vai trò trong đổi mới giảng dạy của đội ngũ giảng viên.

Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam hiện nay, các chủ thể đó bao gồm 4 nhóm sau: Thứ nhất, nhóm chủ thể Đảng và Nhà nước; thứ hai, nhóm các trường đại học, cao đẳng (gọi chung là các trường); thứ ba, nhóm các các đơn vị có các môn lý luận chính trị (gọi chung là các khoa, bộ môn lý luận chính trị) và thứ tư, nhóm đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị.

Trước hết, vai trò của Đảng và Nhà nước là xây dựng, tổ chức, kiểm

tra giám sát việc thực hiện và hoàn thiện bộ công cụ chủ trương, chính sách tạo động lực cho đội ngũ giảng viên. Vì chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, cho nên trong môi trường giáo dục, Đảng và Nhà nước cùng với bộ công cụ chủ trương, chính sách tạo động lực giữ vai trò, vị trí hàng đầu, có tác động rất mạnh mẽ đến phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị. Thông qua các cơ quan chức năng như: Ban tuyên giáo Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí

Minh, bộ công cụ các chủ trương, chính sách tạo động lực của Đảng và Nhà nước được chuyển đến các trường đại học, cao đẳng, các tỉnh ủy, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để từng bước trung chuyển tới đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị.

Xuất phát điểm để Đảng và Nhà nước xây dựng công cụ chính sách tạo động lực là yêu cầu phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng. Định kỳ, Đảng và Nhà nước trên cơ sở đánh giá tình hình phát huy vai trò và nhận báo cáo đề xuất của các trường để điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện bộ công cụ chủ trương, chính sách tạo động lực cho đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị, làm cho việc phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên ngày càng có hiệu quả.

Quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát để đi đến hoàn thiện bộ công cụ chủ trương, chính sách tạo động lực cho đội ngũ giảng viên là vấn đề chiến lược, thường xuyên và mang tính quy luật trong hoạt động của Đảng và Nhà nước đối với việc phát huy vai trò của đội ngũ trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị (xem phụ lục 1 ở cuối luận án).

Thứ hai, vai trò của các trường đại học, cao đẳng là kế hoạch hóa và

thực hiện các chủ trương, chính sách tạo động lực cho đội ngũ giảng viên của Đảng và Nhà nước; là nơi cụ thể hóa và giám sát việc phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị, phù hợp với đặc điểm của từng trường.

Như chúng ta đã biết, đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị có những nét đặc thù, được quy định bởi tính đặc thù của khoa học lý luận chính trị và nhiệm vụ chính trị. Cho nên, trong các trường đại học, cao đẳng, kế hoạch tạo động lực dành cho đội ngũ giảng viên các môn học này phải có tính đặc thù. Với tư cách vừa là nhà khoa học, vừa là người đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân

tộc, đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị cần phải có sự ưu tiên trong chế độ của giảng viên, bảo đảm để đội ngũ giảng viên phát huy vai trò của mình trong đổi mới giảng dạy.

Nhiệm vụ của nhà trường là triển khai thực hiện tốt và có hiệu quả nhất bộ công cụ chủ trương, chính sách tạo động lực của Đảng và Nhà nước dành cho đội ngũ giảng viên kịp thời và đúng đắn. Hàng năm cùng với các đơn vị chức năng, nhà trường triển khai bộ công cụ chính sách của Đảng và Nhà nước đến khoa lý luận chính trị. Trên cơ sở báo cáo đề xuất của các khoa, bộ môn lý luận chính trị, nhà trường thẩm định, xem xét, đề xuất ý kiến của mình lên các cơ quan cấp trên của Đảng và Nhà nước. Qua quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị, nhà trường ngày càng hoàn thiện kế hoạch tạo động lực của mình.

Thứ ba, các khoa, bộ môn lý luận chính trị, nơi trực tiếp tổ chức,

động viên, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy. Dựa vào kế hoạch của nhà trường và sử dụng bộ công cụ của mình (văn thư, trợ lý, giảng viên, trưởng phó khoa...), các khoa, bộ môn lý luận chính trị phối hợp với các đơn vị trong trường tổ chức cụ thể hóa và phổ biến chủ trương, chính sách tạo động lực (chế độ đào tạo, bồi dưỡng, thi đua khen thưởng, kỷ luật, sinh hoạt khoa học...) đến đội ngũ giảng viên. Đây là nhân tố quyết định trực tiếp đến thành công hay thất bại của việc phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị. Khoa, bộ môn là nơi đánh giá quá trình giảng dạy, lên lớp của giảng viên, đồng thời nhận phản hồi, đề xuất từ phía đội ngũ giảng viên và sinh viên. Trên cơ sở đó khoa, bộ môn lý luận chính trị báo cáo đề xuất lên trường các biện pháp cụ thể tạo động lực cho người dạy một cách sát hợp. Song song với những hoạt động đó, các khoa, bộ môn lý luận chính trị thường xuyên tổ chức sinh hoạt khoa học với chủ đề về các môn lý luận chính trị. Sinh hoạt khoa học

là hình thức phổ biến để phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy.

Thứ tư, đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị phát huy vai trò

trong đổi mới giảng dạy. Chủ trương, chính sách tạo động lực của Đảng và

Nhà nước chỉ mới là điều kiện cần nhưng chưa đủ để phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị. Để phát huy vai trò đó, đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị phải có tinh thần làm chủ, có tinh thần thực sự cầu thị, phải tự hoàn thiện mình về nhân cách và năng lực để biến những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thành sức sáng tạo mục đích, nội dung, hình thức tổ chức giảng dạy và đánh giá học tập. Dựa vào thực tiễn giảng dạy của mình, giảng viên nghiên cứu – xây dựng các công trình khoa học, những báo cáo giảng dạy. Với công cụ là những công trình khoa học, những báo cáo giảng dạy, đội ngũ giảng viên đề xuất đổi mới mục đích, nội dung, hình thức tổ chức giảng dạy và đánh giá lên đơn vị, giúp đơn vị có kế hoạch tổ chức hoạt động chuyên môn và báo cáo đề xuất lên trường. Mặt khác, những công trình khoa học, những báo cáo giảng dạy đó cũng có thể được công bố trong các tạp chí, kỷ yếu khoa học.

Thứ năm, dựa trên báo cáo tình hình của các trường, các cơ quan

Trung ương của Đảng và Nhà nước (Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo), các trường đại học, cao đẳng tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học về đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị. Các cuộc hội nghị, hội thảo này có sự tham gia của đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị của các trường trên từng khu vực nhất định, phù hợp với điều kiện tổ chức hội nghị, hội thảo. Thông qua các cuộc hội nghị, hội thảo, năng lực của đội ngũ giảng viên được bộc lộ, được thể hiện và được nhìn nhận đa chiều hơn. Nhờ đó mà vai trò của họ trong đổi mới giảng dạy có cơ hội được kiểm chứng, loại bỏ những hạn chế và thúc đẩy những sáng tạo.

điểm hoạt động mà có vai trò, vị trí nhất định đối với việc phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị. Sự phối kết hợp, tương tác qua lại giữa các chủ thể theo những cách thức khác nhau làm nên phương thức phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị.

Như vậy, phương thức phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị là tổng hợp những cách thức mà các chủ thể sử dụng để tương tác lên đội ngũ giảng viên nhằm làm cho vai

trò của đội ngũ được khơi dậy mạnh mẽ. Tổng hợp những cách thức đó là

tổng hợp của vai trò, vị trí của từng chủ thể trong việc tạo ra động lực cho đội ngũ giảng viên đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị.

Tóm lại, tổng hợp của quá trình tương tác liên tục của công cụ chủ trương, chính sách tạo động lực của Đảng và Nhà nước lên nhà trường; của công cụ kế hoạch tạo động lực của nhà trường lên các khoa, bô môn lý luận chính trị; của quá trình tổ chức thực hiện của các khoa, bộ môn lý luận chính trị; của những công trình khoa học và báo cáo giảng dạy của đội ngũ giảng viên cùng với các cuộc hội nghị, hội thảo giữa các chủ thể này là phương thức phát huy vai trò cụ thể của đội ngũ giảng viên trong

đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị (xem phụ lục 1).

Khi mà chu kỳ tương tác, tái tương tác trên đây được rút ngắn; khi mà bộ công cụ phát huy của các cấp đến đội ngũ giảng viên ngày càng hoàn thiện, thì vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị càng được phát huy cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học cao đẳng việt nan hiện nay (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)