Đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học cao đẳng việt nan hiện nay (Trang 41 - 45)

2.1. Vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn

2.1.2. Đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị

2.1.2.1. Giảng viên

Khi quan niệm về giảng viên, luật giáo dục Việt Nam định nghĩa: “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, các cơ sở giáo dục khác.... Nhà giáo giảng dạy ở .... cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên” [35, tr. 52,53]. Quan điểm khác cho rằng: “giảng viên là khái niệm chỉ những người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu trong các học viện, các trường đại học, cao đẳng” [13, tr. 15].

Nếu chỉ dựa vào tư cách lao động nghề nghiệp – hoạt động giảng dạy để định nghĩa giảng viên như những quan niệm trên thì còn nhiều phiến diện. Thật vậy, tại Việt Nam, ngay cả nhiều người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu trong các trường đại học, cao đẳng cũng không được gọi là giảng viên. Chẳng hạn, tại một số trung tâm tin học – ngoại ngữ của một số trường đại học, cao đẳng, nhiều người giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ thông tin hay ngoại ngữ cũng chỉ là những chuyên viên. Họ chỉ được công nhận là giảng viên khi họ tham gia tuyển dụng vào ngạch giảng viên ở những trường này. Bên cạnh đó, có những trí thức giỏi bên ngoài được cơ sở giáo dục đại học mời giảng lâu dài nhưng cũng không được gọi là giảng viên. Ngoài ra, có những cơ sở giáo dục đại học còn đào tạo trung cấp. Những người giảng dạy trình độ trung cấp ở những cơ sở này không được gọi là giảng viên. Tuy nhiên, họ vẫn làm nghề giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học.

giảng viên ngoài mặt dấu hiệu nhận biết – tư cách lao động nghề nghiệp, cần bổ sung mặt bản chất – con đường hình thành giảng viên, con đường tri thức hóa, thực tiễn hóa tri thức và được cơ sở giáo dục đại học tuyển dụng làm giảng dạy.

Một mặt, theo con đường xã hội hóa, tri thức hóa con người, ngay từ

khi mới bắt đầu tiếp xúc với xã hội, con người đã bước vào quá trình xã hội hóa bản thân, làm cho những tố chất tự nhiên của bản thân ngày càng biến đổi phù hợp với những quy chuẩn của xã hội. Trong quá trình xã hội hóa đó, con người ngày càng nhận thức sâu sắc thế giới xung quanh và không ngừng tăng tích lũy tri thức cho bản thân. Khi mà quá trình xã hội hóa, tri thức hóa đó đạt đến một trình độ nhất định – trình độ cao đẳng, đại học ở một lĩnh vực khoa học nào đó thì con người có xu hướng tiến tới việc thực tiễn hóa hệ thống tri thức đó bằng lao động nghề nghiệp. Với việc thực tiễn hóa đó, con người có thể hoạt động khám chữa bệnh ở bệnh viện, ca hát trên sân khấu, hoặc giảng dạy tại cơ sở giáo dục đại học, phù hợp với hệ thống tri thức mà mỗi người có được. Riêng giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, quá trình thực tiễn hóa đó được thông qua con đường tuyển dụng làm giảng dạy.

Mặt khác, với tư cách là một hình thức của ý thức pháp quyền - phản

ánh quá trình xã hội hóa, tri thức hóa và thực tiễn hóa đó của con người, thừa nhận họ hoạt động trong các lĩnh vực nêu trên, pháp luật Việt Nam đặt tên cho họ lần lượt là bác sĩ, ca sĩ, giảng viên. Giảng viên là một ngạch bậc trong quản lý nhà nước về giáo dục đại học. Theo góc nhìn hai mặt đó, chúng tôi quan niệm:

Giảng viên là khái niệm chỉ tất cả những người được cơ sở giáo dục đại học tuyển dụng làm giảng dạy trên cơ sở những người này đã được tri thức hóa và có đủ khả năng giảng dạy hệ thống tri thức đó trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên cho các đối tượng sinh viên - học viên.

- ba tư cách như sau: 1. Có tri thức đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên về một lĩnh vực khoa học; 2. Có khả năng giảng dạy sinh viên, học viên học tập hệ thống tri thức đó ở trình độ cao đẳng, đại học trở lên; 3. Được cơ sở giáo dục đại học tuyển dụng làm công tác giảng dạy.

Trong các đặc trưng này, hai đặc trưng đầu phản ánh tri thức và kỹ năng sư phạm được tích lũy, còn đặc trưng thứ ba phản ánh địa vị pháp lý - xã hội – tư cách hành chính, vai trò của giảng viên – làm dấu hiệu phân biệt họ với những đối tượng trí thức khác. Với những đặc trưng nêu trên, giảng viên đóng vai trò là người trực tiếp trong hoạt động giảng dạy. Vai trò đó thể hiện qua nhiệm vụ giảng dạy – vai trò nhà giáo; nhiệm vụ nghiên cứu – vai trò nhà khoa học và nhiệm vụ tư vấn – vai trò nhà cung cấp dịch vụ khoa học.

2.1.2.2. Quan niệm về đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị

* Giảng viên các môn lý luận chính trị. Khác với các đối tượng

giảng viên khác, ngoài hệ thống tri thức cơ bản, giảng viên các môn lý luận chính trị còn được tri thức hóa bằng hệ thống tri thức lý luận chính trị. Đặc trưng của tri thức và khoa học lý luận chính trị là: Thứ nhất, góp phần hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho người học. Thứ hai, góp phần xây dựng và định hình ở người học một hệ tư tưởng khoa học vững chắc, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân. Thứ ba, tri thức lý luận chính trị Việt Nam lấy học thuyết Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, học thuyết kế thừa những thành tựu lý luận và khoa học tiên tiến nhất của thời đại cho nên lý luận chính trị Việt Nam có tính cách mạng và khoa học. Thứ tư, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc cao nhất của chủ nghĩa Mác – Lênin. Cho nên, khoa học lý luận chính trị Việt Nam mà một bộ phận trong đó là các môn lý luận chính trị đòi hỏi phải có sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.

Những đặc trưng trên của tri thức lý luận chính trị tạo nên phẩm chất đặc thù của giảng viên các môn lý luận chính trị ở Việt Nam hiện nay như

sau: Một là, có bản lĩnh chính trị vững vàng, là người nắm vững đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, có trách nhiệm cao trước nhân dân, trước tập thể; thực hiện tốt đường lối chính trị, bảo đảm sự phát triển đất nước. Họ là người nắm vững những nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và có kiến thức thực tiễn phong phú. Hai là, tri thức các môn lý luận chính trị luôn gắn với những giá trị đạo đức sâu sắc nên người giảng viên các môn lý luận chính trị phải có phẩm chất tư cách đạo đức cao đẹp. Họ biết đặt lợi ích của dân tộc, giai cấp, cơ quan đoàn thể lên trên lợi ích bản thân. Đạo đức và chính trị là hai đặc tính nổi trội gắn kết chặt chẽ với nhau tạo nên nét đặc thù của người giảng viên các môn lý luận chính trị.

*Đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị. Đội ngũ được hiểu là

“khối đông người cùng chức năng nghề nghiệp, được tập hợp và tổ chức thành lực lượng” [74, tr. 191]. Thuật ngữ “đội ngũ” dùng để chỉ các thành phần khác nhau trong xã hội như đội ngũ trí thức, đội ngũ công nhân viên chức v.v... Khái niệm “đội ngũ” phản ánh đặc điểm và tính chất của một lớp đối tượng dân cư, phân biệt với các lớp các đối tượng dân cư khác.

Khái niệm “đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị” chỉ tập hợp những người giảng dạy các môn lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Hiện nay, tập hợp này có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về cơ cấu xã hội. Tùy theo cách phân chia, chúng ta có các loại cơ cấu như sau: 1) cơ cấu giảng dạy môn học; 2) cơ cấu thế hệ - lứa tuổi; 3) cơ cấu giới tính; 4) cơ cấu trình độ học hàm, học vị; 5) cơ cấu thu nhập – đời sống; 6) cơ cấu làm việc ở trường đại học, cao đẳng; 7) cơ cấu số lượng theo từng thời kỳ lịch sử.v.v... Với tính đa dạng của cơ cấu như vậy, đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị là một tầng lớp trí thức trong xã hội. Trên cơ sở phân tích như vậy, chúng tôi quan niệm:

Đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị là khái niệm chỉ tất cả những người giảng viên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy các môn Những

nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lịch sử từ năm 1956 trở đi tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.

Với nội dung đó, đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị là lực lượng lao động trí óc quan trọng góp phần đưa chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào tầng lớp sinh viên, học viên Việt Nam, nhằm xây dựng và bảo đảm sự ổn định chính trị, tư tưởng - xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học cao đẳng việt nan hiện nay (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)