Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học cao đẳng việt nan hiện nay (Trang 129 - 138)

4.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện phát huy vai trò độ

4.2.1. Đảng và Nhà nước

Với tư cách là chủ thể cấp Trung ương, phương thức phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị của Đảng và Nhà nước là triển khai thực hiện các văn bản tạo động lực. Nội dung triển khai tập trung giải quyết những vấn đề dưới đây.

4.2.1.1. Xây dựng Quy chế về vai trò và phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị và Quy chế về nội dung chương trình các môn học này

* Về Quy chế vai trò và phát huy vai trò đội ngũ giảng viên. Như

trên đã nêu, chế độ của Đảng và Nhà nước dành cho đội ngũ giảng viên chưa được đáp ứng bởi hiệu quả phát huy vai trò của họ trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là chưa có quy chế quy định nhiệm vụ cụ thể về phát huy vai trò trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị cho đội ngũ giảng viên. Bởi vậy, cần có quy chế quy định nhiệm vụ đó cho đội ngũ giảng viên các trường trong thời gian tới.

Nội dung của quy chế này phải phản ánh được các vai trò sáng tạo, vai trò nghiên cứu đề xuất đổi mới và tham gia tổng kết, đổi mới nội dung chương trình của đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị (xem chương 2). Yêu cầu của quy chế này là làm cho vai trò của đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị trở thành quy chế và điều lệ. Đó là những quy định mà đội ngũ giảng viên các trường phải thực hiện, gắn

liền với những ưu đãi về chế độ đãi ngộ của Đảng và Nhà nước dành cho đội ngũ. Với quy chế này thì chỉ có những giảng viên hoàn thành nhiệm vụ phát huy vai trò trong đổi mới giảng dạy thì mới được hưởng phần trợ cấp của Nhà nước.

Quá trình quy chế hóa ấy phải bảo đảm tạo ra những khoảng trống về nhiều mặt. Đó là những khoảng trống về thời lượng giảng dạy trên lớp; về tư liệu thực tiễn chưa có trong nội dung chương trình; về tư liệu ứng dụng những vấn đề lý thuyết; về những dự báo khoa học trong tương lai đối với vấn đề lý thuyết đưa ra. Dựa vào những khoảng trống đó và những yêu cầu về thực hiện vai trò, nhiệm vụ đã được quy chế hóa, đội ngũ giảng viên các trường không thể không phát huy vai trò của mình trong đổi mới giảng dạy bằng sáng tạo, nghiên cứu đề xuất và cung cấp dịch vụ biên soạn tài liệu đổi mới nội dung chương trình.

* Về Quy chế nội dung chương trình. Chính phủ giao cho Bộ Giáo

dục và Đào tạo xây dựng Quy chế nội dung chương trình các môn lý luận chính trị có nội dung định hướng giảng viên phát huy vai trò của mình trong đổi mới giảng dạy. Quy chế nội dung chương trình cần bảo đảm tính khoa học, tính định hướng xã hội chủ nghĩa, có tính chất định hướng, chỉ đạo, gợi mở. Nó chỉ ra mục đích của từng nội dung; đưa ra những yêu cầu mà người giảng viên phải thực hiện trong giảng dạy. Chính mục đích, yêu cầu này là cái thúc đẩy đội ngũ giảng viên phát huy vai trò của mình; thôi thúc họ tìm cách đổi mới những nội dung giảng dạy, phù hợp với chuyên ngành sinh viên đang học.

Ví dụ, trong khung chương trình “Triết học Mác - Lênin”, nội dung “Vấn đề cơ bản của triết học” đặt ra mục đích làm cho sinh viên nắm được nội dung và tinh thần của mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại. Đồng thời, yêu cầu đội ngũ giảng viên phải liên hệ những khái niệm “tồn tại” và “tư duy” vào chuyên ngành đào tạo của sinh viên. Chẳng hạn, đối với sinh viên ngành y, biểu hiện của của mối quan hệ đó là quan hệ giữa “nguyên nhân

gây bệnh” và “giải pháp điều trị”. Đối với sinh viên ngành văn học, biểu hiện của mối quan hệ đó là quan hệ giữa “đời sống xã hội” và “nghệ thuật hư cấu” trong sáng tác.v.v...

Quy chế nội dung chương trình cần đặt ra những yêu cầu nhất định

đối với đội ngũ giảng viên. Một trong số những yêu cầu đó là trong quá

trình giảng dạy, đội ngũ giảng viên cần xác định mục tiêu của giáo dục lý luận chính trị là định hướng nghề nghiệp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Với những yêu cầu này, thông qua việc xây dựng nhân cách con người xã hội chủ nghĩa, đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị sẽ tạo cho sinh viên sự hiểu biết, lẽ sống, niềm tin, và những biểu hiện mới, đa dạng của lý tưởng: Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

Với những yêu cầu đặt ra trong quy chế nội dung chương trình, đội ngũ giảng viên sẽ phát huy vai trò của mình trong đổi mới giảng dạy. Chẳng hạn, khi giải thích tư tưởng Tam quyền thống nhất của Hồ Chí Minh, giảng viên không thể không luận giải cho sinh viên rằng, độc lập không chỉ là của dân tộc mà suy rộng ra, nó còn là quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội của cơ quan, tổ chức hay cộng đồng. Tự do không chỉ là quyền của công dân trong việc xem xét mối quan hệ giữa công dân và chính quyền mà suy rộng ra, nó còn được xem xét mối quan hệ giữa công dân với những lĩnh vực hoạt động khác. Hạnh phúc là giá trị cuộc sống của mỗi con người, phù hợp với giá trị chung của xã hội và với bản thân. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc là vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm; là hạt nhân của tư tưởng chính trị - văn hóa – đạo đức – nhân văn Việt Nam mà tác giả là Hồ Chí Minh. Bởi vậy, vai trò của đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị trong đổi mới giảng dạy là phải giúp sinh viên biết liên hệ và hiểu được những biểu hiện đa dạng của lý tưởng này.

Quy chế nội dung chương trình cũng đặt ra những yêu cầu đối với giảng viên là cần gắn tri thức các môn lý luận chính trị với tri thức các

lý luận chính trị với tri thức các chuyên ngành đào tạo trong cùng một giáo trình các môn lý luận chính trị. Phương thức tích hợp này trong giáo trình là ứng dụng tri thức các môn lý luận chính trị vào việc giải quyết một vấn đề chuyên môn đang đặt ra cho sinh viên các chuyên ngành đào tạo. Việc xây dựng giáo trình các môn lý luận chính trị của các trường đại học, cao đẳng cần đi theo quan điểm đó.

Ở Việt Nam hiện nay, số lượng các ngành đào tạo ở các lĩnh vực lên đến con số hàng nghìn. Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Giáo dục và Đào tạo không thể nắm được hết tất cả các chuyên ngành. Do đó mà cũng không thể tích hợp được tri thức các môn lý luận chính trị với tri thức các chuyên ngành đào tạo. Việc tích hợp này là nhiệm vụ của các trường đại học, cao đẳng với đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị và giảng viên các chuyên ngành đào tạo. Chỉ khi nào đội ngũ giảng viên thực hiện được sự tích hợp như vậy thì họ mới được gọi là đã phát huy vai trò của mình trong đổi mới giảng dạy. Khi đó, các môn lý luận chính trị mới thực sự đóng vai trò thế giới quan và phương pháp luận cho sinh viên trong học tập các môn chuyên ngành và trong cuộc sống sau khi ra trường.

Để bảo đảm phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy như vậy thì Quy chế nội dung chương trình cũng cần xác định dàn bài của chương trình các môn lý luận chính trị và quy định số tiết lý thuyết của đề cương; xác định số tiết của chương trình các môn lý luận chính trị mà các trường đại học, cao đẳng cần giảng dạy. Hiệu số giữa số tiết của Quy chế nội dung chương trình và số tiết của chương trình học phần cần đủ lớn để tạo điều kiện cho các trường tích hợp tri thức các môn chuyên ngành. Chỉ khi có một Quy chế nội dung chương trình quy định số tiết lý thuyết vừa đủ và số tiết ứng dụng tối thiểu thì mới có thể bảo đảm điều kiện gắn kết tri thức các môn lý luận chính trị với tri thức các môn chuyên ngành trong giáo trình các môn lý luận chính trị của các trường đại học, cao đẳng.

Việc gắn tri thức các môn lý luận chính trị với tri thức các môn chuyên ngành trong giáo trình do các trường tự chủ biên soạn hoàn toàn có thể thực hiện và mang tính khả thi cao.

Khi đã có Quy chế về vai trò và phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị và Quy chế về nội dung chương trình các môn học này thì Đảng và Nhà nước đã có hai công cụ vĩ mô để phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy. Các quy chế này được phổ biến đến các trường và đội ngũ giảng viên để triển khai thực hiện.

4.2.1.2. Tổ chức giao lưu chuyên môn giữa đội ngũ giảng viên các trường bằng hội thảo

Hiện nay cái khó khăn lớn nhất để trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị, làm cho tri thức các môn này có thể được ứng dụng vào giải quyết những vấn đề chuyên ngành đào tạo sinh viên là mâu thuẫn giữa số lượng ngày càng tăng các môn chuyên ngành đào tạo của các trường với trình độ đại học về tất các các chuyên ngành đó còn thấp của mỗi giảng viên các môn lý luận chính trị, trừ một số lượng nhỏ những người tốt nghiệp các chuyên ngành khác được đào tạo thêm về lý luận chính trị.

Khi số chuyên ngành đào tạo tăng lên thì bản thân quá trình tích hợp tri thức các môn lý luận chính trị với tri thức chuyên ngành đào tạo sinh viên cũng phải biến đổi theo. Phù hợp với quá trình tăng trưởng đó của chuyên ngành đào tạo, đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị phải không ngừng cập nhật, bồi dưỡng nhanh chóng tri thức của chuyên ngành mới. Nhưng bản thân từng giảng viên hoặc một bộ phận giảng viên, hay thậm chí cả đội ngũ giảng viên của một trường đại học, cao đẳng cũng không thể gánh vác được nhiệm vụ tích hợp đó, vì khối lượng tri thức các môn chuyên ngành quá rộng, quá nhiều ngành, đòi hỏi phải nhiều người và nhiều trường.

đăng cai tổ chức giao lưu giữa đội ngũ giảng viên các trường bằng hội nghị, hội thảo, tọa đàm khoa học nhằm tìm ra biện pháp tích hợp tri thức các môn lý luận chính trị với tri thức các môn chuyên ngành để phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị. Về mặt khoa học, để bảo đảm nâng cao chất lượng dạy – học, mỗi giảng viên không nên giảng dạy lý luận chính trị cho tất cả các lớp sinh viên ở tất cả các chuyên ngành khác nhau mà chỉ nên giảng dạy cho các đối tượng sinh viên của một vài ba ngành nào đó. Như thế, có giao lưu bằng hội nghị, hội thảo giữa các trường thì giảng viên các môn lý luận chính trị mới có thể đi sâu vào một vài chuyên ngành nhất định và do đó, họ mới có thể giảng dạy cho các đối tượng sinh viên ở nhiều trường có cùng một vài nhóm ngành mà họ có điều kiện nghiên cứu sâu.

Tóm lại, giao lưu giữa đội ngũ giảng viên các trường bằng hội nghị, hội thảo, trên cơ sở đó, trao đổi, hợp tác giảng dạy giữa đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị giữa các trường với nhau thì giảng viên mới có thể phát huy cao vai trò của mình trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị.

4.2.1.3. Đổi mới tập huấn, bồi dưỡng giảng viên và thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh

Đặc điểm nội dung của các chuyên đề được sử dụng trong các hoạt động này là có sự gắn kết tri thức các môn lý luận chính trị với tri thức các môn chuyên ngành trong từng chuyên đề đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, hay thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Về bồi dưỡng giảng viên. Đối tượng nào thì phương pháp đó. Cho

nên, ngoài việc bồi dưỡng tri thức nâng cao của các môn lý luận chính trị, giảng viên giảng dạy cho sinh viên thuộc nhóm chuyên ngành nào thì cần được bồi dưỡng những nội dung chính yếu của tri thức các môn chuyên ngành đó của sinh viên. Để có được như vậy, Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể tổ chức thống kê tất cả các nhóm ngành đào tạo của tất cả

các trường đại học, cao đẳng ở những khu vực gần nhau và cùng khối ngành (khối kinh tế, khối kỹ thuật, khối nghệ thuật, khối y dược, khối khoa học tự nhiên; khối xã hội – nhân văn.v.v...) và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo hướng những nội dung chuyên đề nêu trên, kết hợp tri thức các môn lý luận chính trị với tri thức các môn chuyên ngành trong từng chuyên đề bồi dưỡng.... Đó là một trong những hướng mới của tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị. Riêng đội ngũ mới được tuyển dụng, nên giao cho các trường trực tiếp bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành của trường.

Về tập huấn, nên thay đổi và tổ chức theo quy mô nhỏ hơn. Lựa chọn

những trường cùng khối ngành cho mỗi đợt tập huấn trong năm (chẳng hạn: khối các trường đại học kinh tế như: Ngoại thương, Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân hàng... ; khối các trường sư phạm như: Đại học Sư phạm Hà Nội, Cao đẳng sư phạm các tỉnh; khối các trường kỹ thuật như: Bách khoa, Mỏ địa chất, Công nghiệp Thái Nguyên....). Trên cơ sở của những trường cùng khối ngành, các chuyên đề tích hợp tri thức các môn lý luận chính trị và tri thức các môn chuyên ngành được chuẩn bị và áp dụng, rút kinh nghiệm hàng năm để hoàn thiện và nâng cao chất lượng bài giảng.

Về thi Olympic các môn Khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí

Minh, cũng nên tổ chức theo nhóm các trường cùng khối ngành và với những câu hỏi được chuẩn bị cho sinh viên theo nội dung của sự tích hợp như trên. Với tư cách là công cụ và là môi trường phát huy, quá trình chuẩn bị và tạo ra những câu hỏi như thế là những cơ hội trong năm để cho đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị triển khai tri thức chuyên môn của mình vào các chuyên đề cụ thể.

4.2.1.4. Đổi mới hệ thống tổ chức bộ máy

Sau khi đã có chủ trương, chính sách “phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị” thì vấn đề tiếp theo để hiện thực hóa chủ trương, chính sách đó là cần có tổ chức bộ máy tinh

gọn, vận hành theo cơ chế thông minh trong chỉnh thể của nó.

Về phía Đảng, hiện nay Ban Tuyên giáo Trung ương là cơ quan có

chức năng giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư thống nhất chỉ đạo về mặt chính trị - tư tưởng việc giảng dạy các bộ môn khoa học lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng. Ban Tổ chức Trung ương có trách nhiệm phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo nêu trên. Còn Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (có thể coi là “tổng công ty” của Đảng) là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nội dung chương trình các môn lý luận chính

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học cao đẳng việt nan hiện nay (Trang 129 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)