7. Kết cấu của luận án
3.2. Những thành tựu chủ yếu trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn
3.2.2. Nguyên nhân của những thành tựu
Những thành tựu đạt được trong quá trình giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc người Tày ở Thái Nguyên thời gian qua là do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, văn hóa Tày ở Thái Nguyên nói riêng, ở Việt Nam nói chung đã diễn ra hàng ngàn năm, nên bản thân nó đã tự tìm được chỗ đứng, sự tồn tại trong các thời kỳ khác nhau. Người Tày đã kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của tộc người mình. Họ từng rất tự hào về nền văn hóa của họ, nên họ không ngừng có những phương cách để giữ gìn và phát huy nó trong mọi hoàn cảnh.
Thứ hai, từ khi đổi mới đến nay, có không ít đồng bào Tày ở các huyện trong tỉnh Thái Nguyên có sự di động đến những khu vực có điều kiện về kinh tế - xã hội tốt hơn, song, về cơ bản họ vẫn được giáo dục và vẫn có những điều kiện thực hành về các giá trị văn hóa truyền thống của họ từ ông bà, cha mẹ (chủ yếu là những người trung niên trở về trước, tức là thế hệ người từ những năm 1970) nên ít hoặc nhiều họ vẫn lưu giữ những truyền thống của tộc người mình.
Thứ ba, những năm qua, khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, nhiều yếu tố tác động tích cực đến phát triển văn hóa của dân tộc, nhưng nó cũng chứa đựng những mặt tiêu cực đến nó. Nhận thức rõ những điều đó, Đảng ta đã sớm đưa ra chiến lược phát triển văn hóa và được đánh dấu từ Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, nhằm thức tỉnh nhân dân các dân tộc trong tỉnh có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập, mở cửa như hiện nay. Tiếp sau đó, nhiều Nghị quyết của Đảng được ra đời đã kịp thời chỉ đạo cho quá trình giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc.
Thứ tư, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Đảng, Tỉnh ủy Thái Nguyên đã có sự kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể xây dựng thành công
các chương trình về văn hóa, như: “Toàn dân tích cực xây nếp sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng “thôn, bản văn hóa”… cho nên, nhiều hủ tục lạc hậu trong văn hóa của tộc người Tày đã có sự loại bỏ và được thay thế bằng những nội dung văn hóa mới phù hợp với cuộc sống thực tại. Thêm nữa, trước những biểu hiện của sự xuống cấp các công trình văn hóa, các giá trị truyền thống trong quá trình đổi mới, tỉnh Thái Nguyên đã nhanh chóng đưa ra những văn bản kịp thời chỉ đạo nhằm ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực đó.
Trong những năm gần đây, nhằm khôi phục lại các giá trị văn hóa truyền thống, Sở văn hóa - thể thao - du lịch Thái Nguyên đã kết hợp với phòng văn hóa huyện Định Hóa tổ chức hoạt động thường niên Lễ hội Lồng tồng vào ngày 9 và 10 tháng Giêng âm lịch. Hoạt động đó đã thu hút đông đảo đồng bào Tày và nhân dân các dân tộc trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên tham gia. Qua đó, nhiều phong tục tập quán truyền thống qua các phần Lễ và Hội được tái hiện. Đây thực sự là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc truyền bá những yếu tố truyền thống của đồng bào Tày đối với các thế hệ sau, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên.