Các nhân tố tác động đến quá trình giữ gìn và phát huy các giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc người tày ở thái nguyên hiện nay (Trang 72)

7. Kết cấu của luận án

2.3. Các nhân tố tác động đến quá trình giữ gìn và phát huy các giá trị

văn hóa truyền thống tộc ngƣời Tày ở Thái Nguyên

2.3.1. Nhân tố khách quan

Công nghiệp hoá - hiện đại hoá, toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường của đất nước có sự tác động không nhỏ đến nền văn hoá của dân tộc nói chung và đến văn hoá tộc người nói riêng. Thái Nguyên là một tỉnh trọng tâm của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, đây là nơi có nhiều điều kiện và cơ hội để thu hút các nguồn vốn, các dự án trong và ngoài nước để phát triển. Chính vì vậy, việc phân tích các yếu tố đó trên cơ sở nhận thức tính hai mặt, vừa có sự tác động tích cực, vừa có sự tác động tiêu cực sẽ thấy rõ môi trường kinh tế-xã hội tác động đến văn hoá của các tộc người Tày nơi đây.

2.3.1.1. Quá trình phát triển công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở tỉnh Thái Nguyên

Công nghiệp hóa là quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế. Đó là tỷ trọng về lao động, về giá trị gia tăng, v.v.. Đây là quá trình chuyển biến kinh tế-xã hội ở một cộng đồng người từ nền kinh tế với mức độ tập trung tư bản nhỏ bé (xã hội tiền công nghiệp) sang nền kinh tế công nghiệp. Công nghiệp hóa là một phần của quá trình hiện đại hóa. Sự chuyển biến kinh tế-xã hội này đi đôi với tiến bộ công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của sản xuất năng lượng và luyện kim quy mô lớn. Trong Nghị quyết Trung ương Đảng khoá VIII đã chỉ rõ: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn

diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế-xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

Thời kỳ trước đổi mới (trước 1986), Thái Nguyên đã từng là trung tâm công nghiệp của cả nước. Nhiều nhà máy, xí nghiệp được xây dựng từ những năm 1960, với nhiều lợi thế về tài nguyên thiên nhiên nên Thái Nguyên đã có vai trò không nhỏ trong quá trình xây dựng đất nước. Trên địa bàn thành phố có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp về khai khoáng, luyện kim, cơ khí, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng... Khu gang thép Thái Nguyên là nơi sản xuất thép từ quặng duy nhất tại Việt Nam và hiện nay vẫn đang giữ vị trí quan trọng trong phát triển ngành công nghiệp nặng của cả nước.

Từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, Thái Nguyên là tỉnh năng động, đã tranh thủ các điều kiện thuận lợi để giao lưu, hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhiều nhà máy, xí nghiệp được xây dựng; các khu công nghiệp được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển chung của toàn tỉnh và của đất nước.

Khu công nghiệp đầu tiên của Thái Nguyên là khu công nghiệp Sông Công và hiện tỉnh đã được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hình thành 6 khu công nghiệp là khu công nghiệp Sông Công I (220ha); khu công nghiệp Sông Công II (250ha) thuộc thành phố Sông Công; khu công nghiệp Nam Phổ Yên (200 ha), khu công nghiệp Tây Phổ Yên (200ha) thuộc thị xã Phổ Yên; khu công nghiệp Điềm Thuỵ (350ha) thuộc huyện Phú Bình và khu công nghiệp Quyết Thắng (200ha) thuộc thành phố Thái Nguyên, đều tập trung ở khu vực trung - nam của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên cũng quy hoạch một số cụm công nghiệp tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Do đó, đã tạo nhiều cơ hội việc làm cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh và các tỉnh lân cận, làm cho đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh cũng có sự thay đổi rất rõ. Xu hướng chuyển dịch từ giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp - thuỷ sản sang công nghiệp - xây dựng và dịch vụ càng được thể hiện rõ nét (Xem Phụ lục 3).

Do có nhiều khu công nghiệp và nhiều nhà máy, xí nghiệp trong tỉnh, nên Thái Nguyên là tỉnh thu hút được một lực lượng lao động lớn của các địa phương trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Đồng bào Tày trong tỉnh đã có nhiều định hướng và tạo điều kiện về mọi mặt cho con em mình tham gia vào các Công ty, Nhà máy, Xí nghiệp để có cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho bản thân và gia đình.

Qua sự phân tích ở trên, Thái Nguyên là một trong số các tỉnh đi đầu trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá của cả nước từ những năm 1960, và cho đến nay, đây vẫn là tỉnh có vị trí quan trọng trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá của khu vực và cả nước. Thái Nguyên là một tỉnh có nhiều tài nguyên thiên nhiên ưu đãi, nhiều mỏ khoáng sản có giá trị cao với trữ lượng lớn, nhưng do sự khai thác bất hợp lý nên tài nguyên đã bị cạn kiệt dần trong quá trình sử dụng.

Như vậy, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá có sự tác động tích cực đến văn hoá tộc người Tày ở Thái Nguyên như: Một là, do có sự tiếp xúc với quá trình làm việc theo giờ của quá trình sản xuất công nghiệp (theo hình thức ca, kíp), nên một bộ phận con em của đồng bào có tác phong, lối sống, sinh hoạt theo các nhà máy, xí nghiệp, và tất yếu nó có sự tác động đến lối sống, nếp sinh hoạt của các gia đình có người thân tham gia vào quá trình sản xuất đó.

Hai là, văn hoá truyền thống tộc người Tày có sự phong phú và có tính hiện đại hơn ở các sản phẩm và cách thức của từng loại. Điều này đã làm rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với sự phát triển văn hoá của các dân tộc khác trong nước và của các nước trên thế giới.

Ba là, quá trình di động xã hội diễn ra với tốc độ mạnh ở Thái Nguyên. Với sự phát triển chung của tỉnh, các nhà máy, xí nghiệp, các công ty trong

nước và ngoài nước có sự đầu tư phát triển trên địa bàn các huyện, Thị xã, đặc biệt tại Thành phố Thái Nguyên và Thành phố Sông Công. Do đó, số lượng con em đồng bào ở các xã, các huyện đã có sự di cư về những khu vực này để làm việc và sinh sống. Theo đó, số lượng dân cư ở các xã thuộc các huyện, đặc biệt các huyện vùng cao như Định Hóa, Võ Nhai ngày càng có sự suy giảm; ngược lại, dân cư của các phường thuộc các Thành phố, Thị xã có sự tăng đột biến, kể cả số lượng dân cư thường trú và tạm trú. Thêm nữa, sự di động đó diễn ra chủ yếu với lực lượng lao động trẻ, nên sự định cư của họ tại các khu vực đô thị là rất lớn.

Bên cạnh những tích cực đó, mặt trái của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với văn hoá truyền thống tộc người Tày là họ dễ bị lãng quên với những yếu tố truyền thống của họ, chẳng hạn, đơn giản như hàng ngày họ mặc các bộ quần áo bảo hộ khi đến nhà máy, xí nghiệp; họ ăn các bữa cơm ca với những bữa ăn nhanh của nhà máy vào các dịp lễ tết; lịch của họ dày đặc khi tham gia quá trình sản xuất... Cũng từ đó, những cách tư duy của họ về văn hoá truyền thống cũng bị giản tiện dần và thay thế vào đó là những hệ thống máy móc công nghiệp hiện đại, với những sản phẩm công nghiệp mang tính nhanh gọn.

2.3.1.2. Quá trình hội nhập, mở cửa của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua (từ 1986 đến nay)

Hội nhập quốc tế là quá trình các nước trên thế giới tiến hành các hoạt động nhằm gắn kết với nhau dựa trên các lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực và có sự tuân thủ các quy định chung về tất cả các mặt từ kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục… Trong bối cảnh hiện nay, sự tồn tại của nhân loại không thể thiếu các mối quan hệ của các quốc gia để cùng nhau giải quyết các công việc chung trên thế giới. Do đó, nếu quốc gia nào đứng ngoài sự hội nhập đó, tức là họ đang tự tách rời mình ra khỏi cái chung của nhân loại.

Những năm qua, thực hiện chủ trương hội nhập, mở cửa đất nước theo tinh thần chung của Đảng, Đảng bộ Thái Nguyên đã đưa ra hàng loạt các chính sách hợp lý nhằm phát huy nguồn nội lực trong tỉnh và đồng thời thu hút các nguồn vốn đầu tư của các tỉnh và các nước trong khu vực và trên thế giới vào thực hiện các dự án, các chương trình liên kết, xây dựng các khu công nghiệp nhằm tạo nhiều việc làm cho nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Liên tục thời kỳ từ năm 2001 trở lại đây, Thái Nguyên đều đề ra những chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào tỉnh, như: ưu đãi về giá thuê đất, hỗ trợ tiền thuê đất, hỗ trợ tiền xây nhà tập thể cho công nhân, hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề tại các địa phương, hỗ trợ vay vốn, tín dụng với lãi suất thấp… Thái Nguyên với quan điểm luôn mở rộng cánh cửa, trải thảm đỏ chào đón các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước bằng lợi thế sẵn có, bằng hệ thống chính sách ưu đãi, nên liên tục trong những năm qua, Thái Nguyên đã thu hút được nhiều dự án đầu tư của nước ngoài vào tỉnh với số vốn khổng lồ và với những chiến lược lớn của các tập đoàn.

Với những điều kiện thuận lợi về hạ tầng cơ sở, về nguồn lực dồi dào, về chính sách hấp dẫn nên Thái Nguyên là điểm hấp dẫn của các nhà đầu tư trong nước ở các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh… và các nhà đầu tư nước ngoài như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc… Đặc biệt, vào ngày 6/2/2013, Công ty trách nhiệm hữu hạn Samsung Electronics Việt Nam đã chính thức ký hợp đồng thuê 100 ha đất trong thời gian 49 năm với Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Yên Bình để triển khai dự án.

Bằng các con đường ngoại giao khác nhau thông qua các lĩnh vực: Ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa và ngoại giao nhân dân, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mở rộng quan hệ hợp tác và thúc đẩy mạnh mẽ hội nhập quốc tế. Những năm gần đây, cùng với xu hướng hội nhập và phát triển, tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâm đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước, thu hút đầu tư nước ngoài, góp phần duy trì,

giữ vững và thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Thái Nguyên với các địa phương nước ngoài. Qua đó nâng cao vị thế, uy tín của tỉnh trong khu vực và trên trường quốc tế, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, quảng bá sâu rộng hình ảnh về đất và người Thái Nguyên đến với bạn bè quốc tế. Một số chương trình hợp tác mà Thái Nguyên thường xuyên giữ mối liên hệ như: Tỉnh Gyeongsangbuk (Hàn Quốc); tỉnh Luông Pha Băng (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào); thành phố Linkoping (Thụy Điển) và thành phố Salo (Phần Lan)... Qua các chương trình hợp tác đã thực hiện hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu tư, mở rộng liên doanh liên kết, học tập ngôn ngữ và giao lưu văn hóa. Thông qua hợp tác của chính quyền đã tạo thuận lợi cho một số doanh nghiệp bước đầu đầu tư ra nước ngoài để phát triển. Từ năm 2010 đến nay, tỉnh đã đón tiếp và làm việc với trên 110 đoàn khách quốc tế; 45 đoàn Đại sứ quán; 164 đoàn công tác của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đến thăm, làm việc, triển khai các dự án và tìm hiểu cơ hội, xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Những năm qua, trong công tác đối ngoại nhân dân và vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài cũng là một kênh quan trọng nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế của tỉnh. Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên đã thành lập 5 Hội hữu nghị gồm: Việt - Lào, Việt - Đức, Việt - Nga, Việt - Campuchia và Việt - Hàn. Hoạt động của các Hội hữu nghị góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân Thái Nguyên và nhân dân các nước, đóng góp thiết thực cho công tác đối ngoại và công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Công tác tiếp nhận, quản lý viện trợ phi chính phủ của tỉnh Thái Nguyên tiếp tục được duy trì và phát triển. Đến nay, tỉnh đã và đang có quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam với tổng số vốn viện trợ hàng năm từ 3 đến 5 triệu USD. Từ số lượng chỉ có 5 đến 6 tổ chức vào những năm 1995-1996, đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã có quan hệ với 56 tổ chức phi chính phủ. Các dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài được thực hiện trên địa bàn

đã mang lại hiệu quả thiết thực, trợ giúp trực tiếp cho người dân trong vùng dự án, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo của tỉnh ( Xem Phụ lục 4).

Như vậy, hội nhập quốc tế là quá trình mở cửa với thế giới bên ngoài. Quá trình hội nhập mở cửa ở tỉnh Thái Nguyên cũng tác động trên tất cả các lĩnh vực trong tỉnh, trong đó có yếu tố văn hoá, mà cụ thể là văn hoá của đồng bào Tày. Sự tác động đó vào văn hoá bao hàm cả hai mặt vừa có những điểm tích ,vừa có những hạn chế.

Mặt tích cực, thông qua giao lưu văn hóa rộng rãi để thu hút tinh hoa của văn hóa thế giới, làm phong phú, đa dạng thêm văn hoá của tộc người Tày cả từ văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Qua đó, đồng bào có sự nhìn nhận những yếu tố tích cực, khoa học, phù hợp với lối sống, nếp tư duy của họ, để từ đó họ có cơ hội xác định vị trí của văn hoá tộc người mình với các tộc người khác trong nước và trên thế giới, tránh hiện tượng lạc hậu, chậm phát triển theo xu hướng chung của các nước. Đồng thời, qua quá trình giao lưu hội nhập, đồng bào tăng thêm năng lực phòng ngự và năng lực chống lại rủi ro là vấn đề hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển văn hóa của tộc người mình.

Mặt tiêu cực, quá trình mở cửa về văn hóa phải gắn liền với quá trình tự bảo vệ, chống lại những thứ sản phẩm phản văn hóa. Phần lớn sự tấn công từ bên ngoài trong lĩnh vực văn hóa - tư tưởng đều được tiến hành qua thị trường. Nhiều quan niệm giá trị của các nước tư bản phát triển được truyền bá vào các nước khác, về cơ bản, đều thông qua việc tiêu thụ mang tính toàn cầu như điện ảnh, tivi, video, sách báo… Trong số những sản phẩm văn hóa ấy, không phải không có những sản phẩm ngụy văn hóa, phương hại đến nhân cách, truyền thống của tộc người Tày. Thêm nữa, với nhiều dự án đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên, đồng nghĩa với việc nhân dân Thái Nguyên nói chung và đồng bào Tày nói riêng có sự tiếp xúc và làm việc với bạn bè quốc tế, họ có

nhiều điều kiện để so sánh với văn hoá của các nước với văn hoá của mình, và có sự lây lan rất nhanh về lối sống của họ với đồng bào Tày. Đương nhiên, họ sẽ lựa chọn nhiều yếu tố mới mẻ của sự giao thoa đó và sẽ dần xa với những truyền thống, tập quán của đồng bào mình. Đây cũng là điều rất đáng bàn trong quá trình hội nhập, mở cửa.

2.3.1.3. Phát triển kinh tế thị trường ở Thái Nguyên hiện nay

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quá trình hội nhập, mở cửa ở địa phương này có sự phát triển tương tác nhau. Nhờ có sự đổi mới đất nước,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc người tày ở thái nguyên hiện nay (Trang 72)