Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc người tày ở thái nguyên hiện nay (Trang 42 - 45)

7. Kết cấu của luận án

1.3. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án ở trên đã mang lại cho chúng tôi một cái nhìn khái quát về những thành công, những vấn đề mà các tác giả đã tập trung nghiên cứu, làm rõ, đó là:

Thứ nhất, các công trình nêu trên từ nhiều cách tiếp cận khác nhau, các tác giả đã phân tích, góp phần làm sáng tỏ các khái niệm văn hoá, văn hoá truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc, giá trị, giá trị văn hoá truyền thống, văn hoá các dân tộc thiểu số, văn hoá dân tộc Tày.

Thứ hai, qua khảo sát thấy có các ý kiến khác nhau về hai phạm trù “bản sắc văn hoá dân tộc” và “giá trị văn hoá truyền thống”.

Thứ ba, ở các mức độ khác nhau, một số công trình đã đề cập đến sự cần thiết giữ gìn giá trị văn hoá truyền thống trong bối cảnh hiện nay ở các địa phương khác nhau với các nghiên cứu thuộc các ngành khoa học khác nhau.

Thứ tư, một số công trình nghiên cứu về văn hoá, văn hoá tộc người Tày và những vấn đề cần được giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống người Tày.

Các công trình nghiên cứu phong phú nói trên đã giúp chúng tôi có sự nhận thức tương đối toàn diện về các vấn đề có liên quan đến đề tài luận án. Quá trình tìm tòi tài liệu về người Tày, giá trị văn hóa tộc người Tày ở Thái Nguyên cho thấy: cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu dưới góc độ triết học về vấn đề này. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã thấy có một số công trình nghiên cứu thuộc các chuyên ngành như lịch sử, văn hóa, dân tộc học... đã đề cập. Những công trình đó sẽ đóng vai trò là “chất liệu” quan trọng trong quá trình tác giả luận án hoàn thiện ý tưởng nghiên cứu trong luận án

của mình. Do vậy, những vấn đề đặt ra mà luận án cần tiếp tục cần nghiên cứu và làm rõ dưới góc độ triết học là:

Một là, làm rõ nội hàm các các khái niệm: giá trị; văn hóa; văn hóa tộc người; giá trị văn hoá truyền thống; giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống. Từ đó, tác giả luận án xác định nội dung giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc người Tày. Những giá trị đó được biểu hiện trên cả hai phương diện: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.

Hai là, trong bối cảnh hiện nay, có không ít các yếu tố tác động đến quá trình giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc người Tày ở Thái Nguyên như: công nghiệp hóa, hiện đại hóa; kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Những nhân tố đó bao hàm cả hai mặt (tích cực và tiêu cực) trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, những thay đổi trong tồn tại xã hội tất yếu sẽ làm tác động đến các hình thái ý thức xã hội, trong đó có văn hóa. Do đó, luận án phân tích, đánh giá thực trạng giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống tộc người Tày ở Thái Nguyên trong thời gian qua đã đạt những thành tựu như thế nào và vẫn còn tồn đọng những mặt hạn chế trong quá trình thực hiện nó. Luận án sẽ phát hiện các vấn đề đặt ra trong quá trình giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc người Tày ở Thái Nguyên hiện nay.

Ba là, trên cơ sở phân tích một số quan điểm về giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống người Tày ở Thái Nguyên, luận án đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn quá trình giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống tộc người Tày ở Thái Nguyên hiện nay.

Tiểu kết chƣơng 1

Khảo sát các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án về giá trị, văn hóa truyền thống, giá trị văn hóa truyền thống, giá trị văn hóa truyền

thống của người Tày trong cả nước, chúng tôi nhận thấy: Thứ nhất, các tác giả đã phân tích những cơ sở xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc trong bối cảnh hiện nay và vấn đề đặt ra với nền văn hoá nói chung, là phải tìm được yếu tố cốt yếu của mình, để từ đó, bản thân nó không bị đánh mất chính mình trong quá trình tiếp xúc, va chạm với các yếu tố khác biệt với các nền văn hoá. Thứ hai, tất cả các công trình nghiên cứu đã đề cập đến các yếu tố văn hóa của người Tày ở các địa phương trong cả nước dưới góc độ các ngành khoa học khác nhau, như Sử học, Văn hóa học, Dân tộc học… và đều có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nghiên cứu sinh kế thừa, tham khảo và có sự so sánh liên ngành trong quá trình tiếp cận đối với đề tài của luận án. Thứ ba, chưa có một công trình nào nghiên cứu về người Tày ở Thái Nguyên dưới góc độ Triết học về giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc của họ trong bối cảnh hiện nay. Do đó, đây là vấn đề có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn mà chúng tôi quan tâm nghiên cứu.

Chƣơng 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TỘC NGƢỜI TÀY

Ở THÁI NGUYÊN

2.1. Khái niệm giá trị văn hóa truyền thống, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc ngƣời Tày ở Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc người tày ở thái nguyên hiện nay (Trang 42 - 45)