Các công trình nghiên cứu về giá trị văn hoá truyền thống tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc người tày ở thái nguyên hiện nay (Trang 31 - 42)

7. Kết cấu của luận án

1.2. Các công trình nghiên cứu về giá trị văn hoá truyền thống tộc

ngƣời Tày

Văn hóa truyền thống tộc người Tày cũng có không ít các học giả quan tâm và nghiên cứu. Về cơ bản các tác giả đều quan tâm đến các lĩnh vực thuộc về: Làng bản; nhà cửa; gia đình; trang phục; ẩm thực; ngôn ngữ; tín ngưỡng, tôn giáo và phong tục tập quán; văn nghệ dân gian. Có một số tác giả phân chia các lĩnh vực đó thành văn hoá vật chất (bao gồm: làng bản; nhà cửa; gia đình; trang phục; ẩm thực) và văn hoá tinh thần (bao gồm: ngôn ngữ; tín ngưỡng, tôn giáo và phong tục tập quán; văn nghệ dân gian). Song chủ yếu các công trình nghiên cứu đều đề cập đến các lĩnh vực này qua các lăng kính khác nhau. Cho dù có phân chia như thế nào chăng nữa thì nó cũng đều phản ánh sự đa dạng và phong phú; mang đậm nét đặc trưng trong văn hoá của người Tày.

Trong bối cảnh đất nước đổi mới, với nhiều thành tựu đạt được nhất là trên lĩnh vực kinh tế đã mang lại cho nhân dân ta đời sống ấm no, hạnh phúc. Song, bên cạnh đó có nhiều yếu tố tác động trái chiều làm ảnh hưởng đến các giá trị văn hoá của tộc người Tày nói riêng và tộc người thiểu số nói chung. Do đó, việc nghiên cứu các xu hướng của sự biến đổi văn hoá, việc đưa ra các giải pháp để tiếp tục phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tộc người Tày đã được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt, giữ gìn và phát huy các

giá trị văn hoá truyền thống tộc người là vấn đề được chú trọng và nghiên cứu một cách nghiêm túc.

Các nghiên cứu về văn hoá người Tày cho đến nay đã có nhiều dạng ấn phẩm khác nhau, phần lớn các tác giả đều quan tâm đến nghiên cứu chung về tộc người Tày, trong đó đề cập đến lịch sử, đặc điểm cư trú, đặc điểm kinh tế, văn hoá truyền thống. Hoặc là các công trình nghiên cứu về các dân tộc thiểu số nói chung, hoặc các công trình nghiên cứu về văn hoá Tày - Nùng, Tày - Thái, hoặc nghiên cứu về một hoặc một số thành tố của cấu trúc văn hoá. Cụ thể:

“Văn hóa dân gian Tày” (2002) của Hoàng Ngọc La (chủ biên), nhóm tác giả đã nghiên cứu về văn hóa dân gian Tày với Lịch sử tộc người và một số yếu tố Tày - Thái cổ; Nội dung truyền thống văn hóa vật chất và tinh thần của người Tày được sáng tạo trong lịch sử. Trong các nội dung đó, truyền thống văn hóa vật chất được nhóm tác giả đề cập như: Nhà cửa, đồ ăn thức uống, trang phục, dụng cụ, vũ khí dân gian; những yếu tố đó đều được hình thành trên nền tảng của sự sinh tồn trong suốt quá trình lịch sử của họ. Với truyền thống văn hóa tinh thần, nhóm tác giả nghiên cứu theo kết cấu truyền thống của quá trình nghiên cứu các dân tộc, bao gồm: Vấn đề về vũ trụ quan và nhân sinh quan, vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo và phong tục tập quán, vấn đề ngôn ngữ và văn học dân gian, vấn đề nghệ thuật dân gian và những hình thức văn hóa phức hợp khác.

Qua đó, nhóm tác giả khẳng định, người Tày là một trong những dân tộc thiểu số đã có mặt từ lâu đời ở Việt Nam, là dân tộc đã tham gia tích cực trong quá trình xây dựng và giữ gìn đất nước Việt Nam. Cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của dân tộc này đều có sự đậm đà sắc hương, tô đẹp và làm phong phú thêm những truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam. Cuốn sách đã góp phần nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Tày - dân tộc thiểu số nói riêng và giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam nói chung. Tuy

nhiên, cuốn sách là nghiên cứu các giá trị văn hóa truyền thống dưới góc độ của lịch sử, dựa trên phương pháp tiếp cận lịch đại, kết hợp cả lý luận và thực tiễn khảo sát ở một số địa phương có đồng bào Tày sinh sống, mà chưa lý giải rõ ràng nguồn gốc, căn nguyên của sự biến đổi, sự phát triển của những yếu tố đó.

Trong cuốn “Nghệ thuật múa rối Tày - Nùng” Nguyễn Huy Hồng (2003) đã có sự tái hiện lại cách thức tổ chức, người tổ chức, loại hình sân khấu, nghệ thuật biểu diễn, văn học, âm nhạc của nghệ thuật này. Qua đó tác giả cũng thể hiện quan điểm của mình về sự tồn tại của loại hình nghệ thuật này là rất cần thiết trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước, bởi lẽ, chính nó làm nên yếu tố đa dạng, phong phú trong nền văn hóa dân tộc.

Ma Ngọc Dung“Nhà sàn của người Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam”

(2004): Nghiên cứu những yếu tố chung của nhà sàn Tày, từ đó rút ra những yếu tố riêng của từng vùng tại các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang và Thái Nguyên. Sách gồm 4 chương. Chương 1: Điều kiện tự nhiên và xã hội vùng Đông Bắc Việt Nam. Chương 2: Cấu trúc nhà sàn Tày. Chương 3: Quá trình làm nhà sàn của người Tày. Chương 4: ý nghĩa của ngôi nhà sàn trong đời sống người Tày và các biện pháp bảo tồn. Cuốn sách giúp tác giả luận án có cái nhìn mang tính khái quát về nhà ở của người Tày ở khu vực Đông Bắc.

Cuốn sách của tác giả Ma Ngọc Dung (2006) trong cuốn “Sự biến đổi tập quán ăn uống của người Tày”. Cuốn sách là sự tiếp nối từ Luận án tiến sĩ “Truyền thống và biến đổi trong tập quán ăn uống của người Tày vùng Đông Bắc Việt Nam” (2005) của tác giả. Nội dung chính của cuốn sách là nghiên cứu tập quán ăn uống, ứng xử trong ăn uống, đặc điểm các món ăn, cách chế biến món ăn và giới thiệu các món ăn truyền thống của người Tày. Sách gồm 4 chương với các nội dung: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và nguồn lương thực, thực phẩm; món ăn, đồ uống, thức hút và ăn trầu; ứng xử xã hội

trong ăn uống; sự biến đổi tập quán ăn uống của người Tày và những giải pháp bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống trong ăn uống. Cuốn sách giúp chúng tôi có được một sự nhìn nhận đầy đủ và đúng đắn về ẩm thực của người Tày qua các thời kỳ khác nhau, sự biến đổi trong văn hoá ẩm thực của họ cũng là vấn đề cần được nghiên cứu một cách cẩn thận và có những giải pháp trong quá trình giữ gìn và phát huy nó hiện nay.

“Văn hóa ẩm thực của người Tày ở Việt Nam” (2007), Ma Ngọc Dung đi phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và nguồn lương thực, thực phẩm của người Tày trong các điều kiện trước đổi mới và điều kiện sau đổi mới. Qua đó, tác giả đã tái tạo lại những hoạt động liên quan đến ăn uống, giới thiệu các món ăn, các tập quán ăn uống, đánh giá nhận xét, so sánh và rút ra những yếu tố chung của văn hóa khu vực và những đặc trưng riêng của người Tày.

Ma Đình Thu đã từng khẳng định về “Lượn Lùng tùng” (2009) của người Tày vào dịp đầu xuân mới: Lượn Lùng tùng không phải chỉ góp một tiếng nói, một câu lượn mà là một bài ca mừng xuân đặc sắc của các dân tộc thiểu số Việt Nam. Cuốn sách là sự tái hiện lại toàn bộ diễn tiến, nghi thức, nghi lễ của buổi lễ hội Lùng tùng (Lễ hội Lồng tồng). Đây là một công trình có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn nét truyền thống văn hóa của đồng bào Tày trong bối cảnh hiện nay.

Trong cuốn “Tín ngưỡng dân gian Tày - Nùng” Nguyễn Thị Yên (2009) bao gồm hai phần: Phần thứ nhất, tác giả tập trung giới thiệu khái quát về tín ngưỡng dân gian của người Tày, Nùng; tổng hợp, phân loại các hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tiêu biểu của người Tày, Nùng (Mo, Tào, Then, Pụt,...) trong sự giao lưu tiếp biến giữa các yếu tố du nhập và các yếu tố bản địa và trong mối quan hệ giao lưu ảnh hưởng qua lại giữa các địa phương, giữa các ngành khác nhau. Qua những hiểu biết cơ bản của đó, tác giả đã tập trung đánh giá hiện trạng và các hình thức sinh hoạt của văn hóa tín ngưỡng

trong đời sống tinh thần của người Tày, Nùng và đồng thời cuốn sách đã đưa ra các kiến nghị để nhằm phát huy trong giai đoạn mới. Phần thứ hai của cuốn sách tập trung vào việc giới thiệu các nghi lễ phổ biến của người Tày, Nùng như tang ma, lễ cấp sắc, lễ mừng thọ, lễ đầy tháng, lễ chữa bệnh... được thực hiện bởi các thầy Mo, Tào, Then, Pụt...

Trong cuốn sách“Văn hóa Việt Nam giàu bản sắc”, Nguyễn Đắc Hưng (2010) có đề cập đến nét đặc trưng, giàu truyền thống của văn hóa tộc người Tày ở vùng Việt Bắc, đó là: Lễ hội Lồng tồng được tổ chức sau Tết âm lịch, thường từ mùng Hai trở đi tùy theo từng địa phương. Đây là lễ hội cầu mưa thuận gió hòa để mùa màn được tươi tốt trong cả năm. Lễ hội này diễn ra ở nhiều dân tộc vùng Việt Bắc, nhưng theo sự dẫn luận của tác giả, thì đây là Lễ hộ do người Tày khởi xướng khi họ đã sống thành làng bản quần cư trong cộng đồng. Hội Lượn làng Hai (lễ hội Mẹ Trăng) cũng được tổ chức ba năm một lần tại một số địa phương ở Lạng Sơn, Cao Bằng để bày tỏ sự sùng bái nữ thần Trăng. Đây là lễ hội cầu mùa, nhưng được tổ chức về đêm và có một loạt hôi diễn ra trong những đêm trăng đẹp vào trung tuần các tháng Giêng, Hai, Ba âm lịch. Hát then là một hoạt động văn hóa phổ biến trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Tày. Đây là một thể loại ca nhạc tín ngưỡng của người Tày, Nùng. Có thể xem hát then là một trường ca mang màu sắc tín ngưỡng. Theo tác giả cuốn sách, hát then đã có một thời bị lãng quên và đến nay mới bắt đầu có sự phục hồi và phát triển.

Vương Xuân Tình - Trần Hồng Hạnh (đồng chủ biên) (2012) trong cuốn “Phát triển bền vững văn hoá tộc người trong quá trình hội nhập ở vùng Đông Bắc”, đã tìm hiểu về sự bền vững của văn hoá mà cụ thể là văn hoá tộc người. Các tác giả đã xây dựng 5 chỉ báo cho phát triển bền vững văn hoá tộc người, đó là: Chấp nhận đa dạng văn hoá; Giữ gìn ngôn ngữ tộc người; Ý thức tự giác tộc người; Văn hoá góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Cuốn

sách đã cung cấp các chỉ báo nghiên cứu ở hai tỉnh Thái Nguyên và Lạng Sơn và đã tiến hành nghiên cứu trên 8 dân tộc.

Ngoài ra còn có các công trình như các cuốn sách: “Các dân tộc Tày Nùng ở Việt Nam = The Tay and Nung nationalities in Vietnam” (1992) của Viện Dân tộc học; “Câu đố Tày Nùng” (1993) của Hoàng Tuấn Cư, Mông Ky Slay (Sưu tầm, biên soạn); Lục Văn Bảo với các công trình: “Lượn cọi : Ngữ Tày -Quốc Tày” (1994), “Pụt Tày = Chant culturel de l'ethnie Tay du Vietnam” (1992); “Lượn Slương” của Phương Bằng, Lã Văn Lô (sưu tầm, phiên dịch) (1992); “Ca dao Tày - Nùng” (1994) của Triều Ân; “Then Bách điểu” (1994) của Vi Quốc Bình, Nông Văn Tư, Hoàng Hạc; “Lẩu then Bjoóc mạ của người Tày huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang” (1999) của Hoàng Đức Chung; “Từ điển thành ngữ - tục ngữ dân tộc Tày” (1996) của Triều Ân - Hoàng Quyết; “Thì thầm dân ca nghi lễ” (2001) của Vi Hồng; Hoàng Ngọc La (chủ biên), Hoàng Hoa Toàn, Vũ Anh Tuấn (2002) với cuốn “Văn hoá dân gian Tày - Nùng”; Ngô Đức Thịnh (2006) “Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam”; “Đời sống tín ngưỡng của người Tày ven biên giới Hạ Lang, Cao Bằng” (2010) của Nguyễn Thị Yên; Trần Bình (2011) “Văn hoá mưu sinh của các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam”; Hoàng Nam (2011) “Tổng quan văn hoá truyền thống các dân tộc Việt Nam”; Trúc Thanh (2014) “Tìm về cội nguồn văn hóa núi”; v.v…

Các công trình dưới dạng Đề tài, Hội thảo, Thông báo khoa học, Luận văn, Luận án như: Tác giả Hà Đình Thành với “Tìm hiểu yếu tố tín ngưỡng tôn giáo trong một số truyện kể dân gian Tày, Nùng” Thông báo văn hóa dân gian 2001 và “Phác thảo đôi nét về ca dao Tày, Nùng” Thông báo văn hóa dân gian 2004; “Người Tày Cao Bằng và những biểu hiện giao lưu hội nhập văn hóa Kinh - Tày - Nùng ở Cao Bằng” của Nguyễn Thị Yên tại Thông báo văn hóa dân gian 2004; Hoàng Văn Páo với bài viết “Các trò chơi dân gian trong lễ hội Lồng Thồng của người Tày Lạng Sơn” tại Thông báo Văn hóa

dân gian năm 2003; “Một số đặc điểm ngôn ngữ Tày và thực trạng của nó hiện nay (qua khảo sát một số địa phương ở vùng Đông Bắc): Thông báo Dân tộc học năm 2007 của Ma Ngọc Dung; “Hát dân ca trong sinh hoạt văn hóa dân tộc tày ở Bắc Giang” của Nguyễn Thị Nga trong Thông báo văn hóa dân gian 2008; “Tác động của du lịch tới đời sống kinh tế-xã hội người Tày thôn Pắc Ngòi, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn” Thông báo Dân tộc học năm 2012 của Chu Thị Vân Anh; “Vai trò của Phe trong tang ma, cưới xin, làm nhà và tổ chức lễ hội, của người Tày ở Định Biên”, Thông báo Dân tộc học năm 2012 của Trần Bình, Đặng Minh Ngọc; “Tổng quan về nghiên cứu về biến đổi kinh tế-xã hội và văn hóa của dân tộc Tày ở Việt Nam từ sau đổi mới đến nay” Thông báo Dân tộc học năm 2012 của Nguyễn Thị Thanh Bình; “Vấn đề hài hòa giữa bảo tồn thiên nhiên và nhu cầu sinh kế của người dân địa phương (Nghiên cứu tại các thôn người dân tộc Tày, Nùng, Dao, H'mông tại vườn quốc gia Ba Bể, giai đoạn 2007-2011): Thông báo Dân tộc học năm 2012 của Hoàng Văn Chiều; “Khúc hát Khảm Hải (vượt biển) trong lễ cầu an của người Tày ở Bắc Kạn” tại Thông báo dân tộc học 2013 của Lương Thị Hạnh…

Luận án tiến sĩ của Nguyễn Bá Thuỷ (2003) “Di dân tự do của các dân tộc Tày, Nùng, H’mông, Dao từ Cao Bằng, Lạng Sơn vào Đắk Lắk giai đoạn 1986 - 2000”; Luận án tiến sĩ “Tiếp xúc ngôn ngữ Việt (Kinh) - Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam” của Đặng Thanh Phương; Luận văn đại học của Hoàng Thị Miên (2004) “Một số thay đổi về tập tục của dân tộc Tày ở tỉnh Yên Bái trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản”; Luận văn thạc sĩ “Biến đổi sinh kế của người Tày ở biên giới tỉnh Lạng Sơn từ đổi mới (1986) đến nay (Nghiên cứu trường hợp thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lạng, tỉnh Lạng Sơn)” (2012) của Phạm Thị Thu Hà;v.v…

Lương Thị Hạnh (2013) đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp học viện với đề tài “Tang ma của người Tày ở tỉnh Bắc Kạn” tại Học viện Khoa

học xã hội Việt Nam. Luận án đã có sự tìm hiểu về tang ma truyền thống của người Tày: các quan niệm liên quan đến tang ma, các loại tang ma, quy tắc ứng xử khi người thân qua đời, các nghi lễ, tục để tang, những kiêng kị... Từ đó chỉ ra được những biến đổi cũng như nguyên nhân biến đổi của tang ma người Tày hiện nay. Công trình này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh, nó là sự nghiên cứu quan trọng trong quá trình biến đổi về văn hoá tín ngưỡng của đồng bào người Tày ở tỉnh Bắc Kạn nói riêng và các tỉnh khác trong khu vực có người Tày sinh sống.

Đề tài “Những biến đổi về văn hoá phi vật thể của người Tày ở huyện Can Lộc, tỉnh Lạng Sơn” (2008), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp viện, do nhóm nghiên cứu thực hiện: Trần Hồng Hạnh, Vương Xuân Tình, Lê Thị Mùi, Viện Dân tộc học. Tìm hiểu thực trạng văn hoá phi vật thể, xem xét ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế - xã hội tới văn hoá phi vật thể của người Tày ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn; từ đó làm rõ những biến đổi của khía cạnh văn hoá này của cộng đồng người Tày. Đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc người tày ở thái nguyên hiện nay (Trang 31 - 42)