phòng 15 - 25 26 - 35 36 - 45 > 46 Có đưa vợ đi Tần số 19 25 8 0 52 Tỷ lệ % 31,1 21,6 10,1 0,0 17,3 Không đưa vợ đi Tần số 42 91 71 44 248 Tỷ lệ % 68,9 78,4 89,9 100,0 82,7 Tổng Tần số 61 116 79 44 300 Tỷ lệ % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Có thể thấy, cộng đồng người H’Mông có lối sống khép kín và tính cố kết cộng đồng caọ Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, những biến đổi to lớn trong đời sống kinh tế - xã hội nói chung đã phần nào tác động đến cộng đồng dân tộc nàỵ Thế hệ trẻ là nhóm dễ tiếp cận và bắt nhịp tốt hơn với cái mới do đó đã hình thành sự khác biệt cơ bản giữa các nhóm tuổi khác nhau về vai trò chăm sóc SKSS. Điều này là cơ sở để chúng ta dự báo xu hướng biến đổi vai trò chăm sóc SKSS của nam giới dân tộc H’Mông theo chiều hướng tích cực, tuy nhiên sự biến đổi sẽ diễn ra với tốc độ chậm và cần nhiều nỗ lực hơn nữa từ các cơ quan chức năng.
4.1.2. Trình độ học vấn và vai trò chăm sóc sức khoẻ sinh sản của nam giới dân tộc H’Mông nam giới dân tộc H’Mông
Hiện nay, tại địa bàn nghiên cứu, trình độ dân trí của đồng bào H’Mông còn rất thấp. Theo UBND xã Huổi Một, xã đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học - xoá mù chữ năm 1999; hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục THCS năm 2007; phổ cập tiểu học đúng độ tuổi năm 2008. Nhưng qua nghiên cứu thực tế cho thấy nhiều người H’Mông tái mù chữ sau phổ cập. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt 100% nhưng hầu hết các em chỉ đi học đủ để biết chữ, bỏ học đã trở thành vấn nạn phổ biến. Cả xã có một trường THCS, trong đó có một lớp 9, tổng số học sinh trong lớp là 41 em, số học sinh nữ chỉ có 3 em. Tiếp cận với các em nữ đó thì được biết các em cũng chỉ có ý định học hết lớp 9 chứ không tiếp tục học lên PTTH, vì học lên cũng sợ sẽ không thi đỗ đại học. Trình độ học vấn là một trong những yếu
tố có liên quan đến nhận thức và nhất là sự tham gia chăm sóc sức khoẻ sinh sản của nam giớị
Trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình, người chồng có vai trò rất quan trọng, khi chồng không đồng ý thì vợ không thể tự quyết định được điều gì. Người chồng mới chính là đối tượng số một của những chương trình tuyên truyền, vận động về DS/SKSS - KHHGĐ. (Đây là nhóm đối tượng khó tiếp cận và khó thuyết phục). Thực tế hiện nay, những chương trình tuyên truyền, vận động về DS/SKSS - KHHGĐ đều nhằm vào đối tượng đích là phụ nữ, có lẽ vì thế mà chưa gặt hái được hiệu quả thiết thực. Phụ nữ không quyết định được điều gì, nghe tuyên truyền rồi về để đấy, hơn nữa phụ nữ H’Mông lại rất ngại trao đổi với chồng về những vấn đề liên quan đến sinh đẻ, những điều họ được tuyên truyền, vận động ít khi được trao đổi lại với người chồng. Đàn ông H’Mông thì hay quan niệm, phụ nữ là những người kém hiểu biết, ít học, ít va chạm xã hội nên tiếng nói của phụ nữ thường ít có trọng lượng với đàn ông. Vậy chúng ta cùng xem, sự hiểu biết, trình độ học vấn của nam giới có liên quan như thế nào đến vai trò chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
Qua điều tra, khảo sát cho thấy theo truyền thống của người dân tộc H’Mông thì việc sinh nhiều con trong gia đình là điều tốt đẹp vừa để có nhân công lao động vừa để giúp duy trì nòi giống cũng như để có thêm nhiều “Phúc” trong gia đình. Nên số đông các gia đình người H’Mông vẫn có tập tục sinh đông con. Trung bình mỗi cặp gia đình có từ 3 - 5 con. Điều này đã có sự thay đổi từ quá khứ đến hiện tạị Tuy nhiên, sự thay đổi này chưa nhiều, bằng chứng là các gia đình người H’Mông vẫn sinh nhiều con. Tỷ lệ các gia đình có từ 3 - 5 người con chiếm 50,3%. Đặc biệt, người H’Mông coi trọng việc có con trai, nên trong tâm thức của họ, phải có con trai để “nối dõi tông đường”. Vì thế, nhận thức chung của người H’Mông thường là phải đẻ đến khi có con traị
“...Nhưng người Mông thì phải có con trai mới được, chưa có con trai thì cứ đẻ tiếp, cán bộ bảo đẻ ít nhưng cán bộ không biết người Mông mà không có con trai thì không có người nuôi dưỡng lúc về già, lúc chết không có người làm ma cho, không có người cúng cho đâu……Người Mông nhất thiết phải có con trai đấy, vì có con trai để nối dõi, con trai sẽ ở với bố mẹ lúc về già, có con trai khi chết mới được
xây mộ (xếp đá). Nếu đẻ mãi mà không có con trai thì họ dùng thuốc hoặc nhờ thầy cúng” (Nam, 52 tuổi, làm ruộng, mù chữ).
Người đàn ông trên, không được đi học, họ đã quen với cách nghĩ và cách làm của cộng đồng trong truyền thống, trong lịch sử, điều này càng củng cố và được duy trì trong nhận thức của họ khi thường ngày họ chỉ biết đến đồng ruộng và thôn bản của họ.