Lý thuyết xã hội học về giới

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò nam giới dân tộc hmông vùng tây bắc trong chăm sóc sức khỏe sinh sản ( nghiên cứu trường hợp xã huổi một, huyện sông mã, tỉnh sơn la) (Trang 60 - 64)

7. Đóng góp của luận án

2.2. Tiếp cận các lý thuyết xã hội học

2.2.3. Lý thuyết xã hội học về giới

Có thể nói các lý thuyết giới khác nhau chủ yếu là ở cách xác định các nguyên nhân và cơ chế nảy sinh, biểu hiện mối quan hệ giữa giới nam và giới nữ. Lý thuyết giới một mặt kế thừa quan điểm của các nhà phụ nữ học (ví dụ, quan điểm nữ quyền chủ nghĩa đòi thủ tiêu sự áp bức phụ nữ, xoá bỏ chế độ phụ quyền gia trưởng…); mặt khác phát huy tính liên ngành trong việc vận dụng các khái niệm của các khoa học xã hội học, tâm lý học, dân tộc học để nghiên cứu các vấn đề về phụ nữ và nam giới [Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2000, tr. 21].

Lý thuyết về vai giới nói đến sự phát triển giới ở cấp cá nhân. Vai giới được

lộ tuân theo sự mong đợi và chuẩn mực xã hội tương ứng với giới nam và nữ. Có hai lý thuyết cơ bản giải thích sự khác biệt về sự hình thành vai nam và vai nữ.

- Lý thuyết học tập xã hội của Walter Mischel, cho rằng vai nam, vai nữ hình thành và phát triển ở mỗi cá nhân là do cá nhân đó học tập, tức là lĩnh hội và làm theo những hành vi của cha mẹ, anh chị em, hay những người trong/ngoài gia đình . Quá trình học tập có thể diễn ra một cách vô thức, tự phát khi đứa trẻ bắt chước hành vi của những người cùng giớị Quá trình học tập có thể được định hướng, tổ chức và thực hiện trong bối cảnh, tình huống xã hội nhất định, tức là trong nhà trường. Vai giới có thể hình thành nhờ sự giáo dục - đào tạo trong nhà trường hoặc tác động xã hội thông quá các phương tiện thông tin đại chúng [Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2000, tr.22].

Một ví dụ điển hình về việc giáo dục vai giới theo mô hình “tam tòng, tứ đức” (quan niệm cho rằng người phụ nữ phải tòng cha, tòng chồng, tòng con, phải có đủ các phẩm chất công, dung, ngôn, hạnh). Đây chính là biểu hiện sự tác động của văn hoá - xã hội và sự học đối với việc hình thành vai giới của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ngay trong gia đình và cả xã hội, từ nhỏ phụ nữ đã được ông bà, bố mẹ dạy bảo theo mô hình như vậỵ Quan niệm giáo dục vai giới trong xã hội phong kiến đã góp phần hình thành tập quán “trọng nam, khinh nữ” khá phổ biến của không ít gia đình và cá nhân nam cũng như nữ. Tóm lại, lý thuyết này nhấn mạnh yếu tố tâm lý - xã hội (bắt chước; giáo dục) của sự phát triển vai giới và quan hệ giớị

- Lý thuyết định hình vai giới của tác giả Lawrence Kohlberg, cho rằng vai nam hay vai nữ được định hình tương ứng với giới tính của trẻ em từ khi còn rất nhỏ. Khi con người được khoảng 2 tuổi, dưới tác động sinh học của kiểu gen, các năng lực cá nhân đặc trưng cho vai nam hay vai nữ đã được xác định để có thể tiếp nhận một cách có chọn lọc và đối phó một cách tương ứng với các tác động xã hội trong suốt quá trình sống sau nàỵ Ví dụ, trẻ em gái nhạy cảm hơn, khéo léo hơn trẻ em traị Thực chất lý thuyết giới của Kohlberg đã đề cao tác nhân sinh học đối với sự phát triển vai giới của mỗi cá nhân trong xã hộị Nhưng nó cũng cho thấy tầm

quan trọng rất lớn của lứa tuổi ấu thơ đối với sự phát triển tâm lý, hành vi giới [Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2000, tr. 23].

Bên cạnh hai lý thuyết nói về sự hình thành vai giới, trong xã hội học còn hàng loạt các lý thuyết giới bắt nguồn từ các trường phái xã hội học cơ bản:

- Lý thuyết xã hội hoá giới: theo lý thuyết này, vai giới, tương quan giới là kết quả của quá trình xã hội hoá cá nhân. Các cấu trúc hành vi, tình cảm và thái độ đặc thù cho mỗi giới đã có sẵn trong xã hội trước khi đứa trẻ chào đờị Kể từ khi lọt lòng cho đến khi mất đi con người không ngừng tiếp thu và làm theo các cấu trúc giới đang tồn tại một cách khách quan. Trẻ em nam và trẻ em nữ bắt chước, học tập các cách ứng xử theo khuôn mẫu quy định một cách tương ứng đối với nam hay nữ [Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2000, tr. 25].

Sự phát triển trí tuệ của phụ nữ theo lứa tuổi thể hiện rõ sự phân biệt giới hay vai giớị Một số nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, quá trình xã hội hoá của phụ nữ trải qua những giai đoạn tiếp thu kiến thức rất khác với nam giớị Một cách cực đoan có thể hình dung là, khi còn nhỏ ở nhà, phụ nữ phải tiếp nhận kiến thức một chiều, kiến thức chủ quan - giáo điều của cha mẹ, lớn lên đi học, phụ nữ phải tiếp nhận kiến thức áp đặt vì không dám hỏi thầy bạn ở trường lớp, khi đi làm việc, phụ nữ phải tiếp thu kiến thức - thủ tục, tức là những chỉ dẫn về cách làm việc mà nhiều khi không cần và không được hỏi, được biết tại sao lại phải làm như vậỵ Một cách khách quan hơn có thể thấy quá trình xã hội hoá vai giới của nữ tỏ ra nặng nề, cứng nhắc hơn đối với nam. Điều này bộc lộ qua hiện tượng “chuẩn mực kép” coi phụ nữ phải tiết hạnh còn đàn ông “năm thê, bảy thiếp” khá phổ biến trong xã hội phong kiến ngày xưạ

- Thuyết kiến tạo xã hội về vai trò giới cho rằng nhiều hiện tượng khác nhau mà ta coi là đương nhiên, hoàn toàn tự nhiên, thực ra lại được kiến tạo nên về mặt xã hộị Một kiến tạo xã hội là một định nghĩa, một sự xác định về một tình huống, hiện tượng nào đó, và định nghĩa này sau đó được chấp nhận về mặt xã hội; nó là một sáng tạo hay một cách kiến giải về mặt văn hoá [Mai Huy Bích, 2009, tr. 146].

Thông thường xã hội vẫn quan niệm những tính cách thuộc về giới nữ như dịu dàng, chung thuỷ, sạch sẽ, gọn gàng… và những tính cách thuộc về giới nam như can đảm, dũng cảm, quyết đoán, chủ động… là do bẩm sinh mà có. Tuy nhiên, sự khác biệt một cách cơ bản về tính cách giữa hai giới thực chất là kết quả của sự kiến tạo xã hộị Những khuôn mẫu ứng xử, cung cách hành vi được cho là phù hợp với giới này mà không phù hợp với giới kia là do quan niệm của mỗi xã hội, mỗi nền văn hoá, được phổ biến và phát triển trong nền văn hoá đó thông qua quá trình xã hội hoá. Những khuôn mẫu hành vi ấy ngấm vào mỗi đứa trẻ ngay từ khi mới được sinh ra, định hình những đặc điểm phong cách riêng thuộc về mỗi giớị Xã hội nghĩ đó là bẩm sinh, nhưng thực chất đó là do dạy và học mới có.

Khuôn mẫu vai trò giới mà chúng ta thấy như hiện nay (Nam giới: trụ cột kinh tế trong gia đình; Nữ giới: chủ yếu giữ vai trò nội trợ) cũng là kết quả của sự kiến tạo xã hộị Sự kiến tạo xã hội về khuôn mẫu vai trò giới có những khác biệt đáng kể trong mỗi nền văn hoá. Đã tồn tại một số quan niệm khác nhau về vai trò giới như: “Vai trò giới bao gồm các quyền, những trách nhiệm, những mong đợi và các quan hệ của phụ nữ và nam giới trong một xã hội cụ thể” hay “Khái niệm vai trò giới tính chỉ những kỳ vọng văn hoá chủ đạo và chuẩn mực xã hội về phương diện năng lực, đặc điểm nhân cách, thái độ, động cơ và phương thức hành vi đặc trưng và thích hợp đối với nam giới và nữ giới” [Hoàng Bá Thịnh, 2008, tr. 178].

Có thể nói vai trò giới là những trông đợi về những hành vi và quan điểm mà nền văn hoá xác định là phù hợp đối với phụ nữ và nam giớị Các vai trò giới cơ bản là: vai trò sinh sản, vai trò sản xuất và vai trò quản lý cộng đồng. Những vai trò giới này được các cá nhân tiếp nhận một cách tự nhiên thông qua quá trình xã hội hoá. Vai trò giới và mối quan hệ giới có thể biến đổi qua các thời kỳ xã hội và khác nhau giữa các nền văn hoá [Hoàng Bá Thịnh, 2008, tr. 178]. Như vậy, có thể thấy văn hoá chính là yếu tố kiến tạo nên mô hình vai trò giới trong xã hộị

Vai trò giới được hiểu là những hành vi và những quan điểm, thái độ được trông đợi trong một xã hội tạo nên với mỗi giới tính. Những vai trò này bao gồm các quyền và các trách nhiệm đã được chuẩn hoá đối với từng giới tính trong một xã

hội cụ thể. Vai trò giới được hiểu là những trông đợi về những hành vi và quan điểm mà nền văn hoá xác định là phù hợp đối với phụ nữ và nam giới [Hoàng Bá Thịnh, 2008, tr. 178].

Trong nghiên cứu này, các quan điểm lý thuyết về giới có vai trò đặc biệt quan trọng, nó cho phép xem xét, đánh giá, phân tích các sự vật hiện tượng theo một góc độ hoàn toàn khác biệt so với các lý thuyết khác. Đó là sự xem xét sự vật hiện tượng dựa trên vai trò xã hội xuất phát từ sự khác biệt giớị Theo quan điểm lý thuyết giới, vai trò giới chính là kết quả của quá trình xã hội hoá cá nhân. Cấu trúc hành vi, tình cảm, thái độ đặc thù cho mỗi giới đã tồn tại hiển nhiên trong xã hội trước khi đứa trẻ chào đờị Kể từ khi sinh ra cho đến khi mất đi, mọi cá nhân không ngừng học tập và làm theo các mô hình vai trò giới đang tồn tại một cách khách quan. Trẻ em nam, trẻ em nữ bắt chước, học tập theo các cách ứng xử theo khuôn mẫu quy định một cách tương ứng đối với nam hay nữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò nam giới dân tộc hmông vùng tây bắc trong chăm sóc sức khỏe sinh sản ( nghiên cứu trường hợp xã huổi một, huyện sông mã, tỉnh sơn la) (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)