Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò nam giới dân tộc hmông vùng tây bắc trong chăm sóc sức khỏe sinh sản ( nghiên cứu trường hợp xã huổi một, huyện sông mã, tỉnh sơn la) (Trang 67 - 69)

7. Đóng góp của luận án

3.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sơn La có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và quan hệ giao thương với nước bạn Làọ Sông Mã là một huyện miền núi vùng sâu, vùng xa của tỉnh Sơn Lạ Toàn huyện được chia làm 19 đơn vị hành chính (gồm 18 xã và một thị trấn trung tâm huyện) trong đó có tới 8 xã biên giới và 10 xã thuộc diện “đặc biệt khó khăn”, hai xã chưa có đường ô tô tới trung tâm. Xã Huổi Một là xã vùng III của huyện Sông Mã, Sơn Lạ Đây là xã đặc biệt khó khăn nằm ở phía Tây huyện Sông Mã. Xã cách trung tâm huyện không xa nhưng có địa hình rất phức tạp, dân cư phân bố rải rác [Báo cáo số 28, ngày 20 tháng 6 năm 2014 của UBND xã Huổi Một].

Về dân số, tính đến tháng 8 năm 2014, xã có 22 bản với 1.243 hộ, 6.663 nhân khẩu, tỷ lệ giới tính là 50.8/49.2; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã là 1,3%. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 48,6% dân số toàn xã, số người trong độ tuổi sinh đẻ chiếm 47,2%. Dân tộc H’mông chiếm 53% tổng số hộ toàn xã.

Về hoạt động kinh tế, nông - lâm nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong thu nhập của người dân,100% các hộ làm nông nghiệp. Các loại cây trồng chính gồm ngô, lúa, rau cải, rong riềng… Các vật nuôi gồm lợn, gà, trâu, bò,... Tuy nhiên, những hoạt động sản xuất này vẫn còn mang nặng tính tự cung tự cấp và phụ thuộc phần lớn vào thiên nhiên. Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của xã đã có những chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của ngành nông - lâm - ngư nghiệp (Tuy nhiên sự chuyển biến này diễn ra chậm).

Về giáo dục, trình độ dân trí của người dân còn rất thấp, mặc dù xã đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học - xoá mù chữ năm 1999; hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục THCS năm 2007; phổ cập tiểu học đúng độ tuổi năm 2008. Nhưng qua nghiên cứu cho thấy nhiều người dân, đặc biệt là người H’Mông tái mù chữ sau phổ cập, nhất là phụ nữ. Qua điều tra cho thấy tỷ lệ người dân có khả năng nói và hiểu tiếng phổ thông chiếm khoảng 90%, còn lại 10% rơi vào nhóm người già và phụ nữ trong xã; tỷ lệ người dân biết đọc, viết tiếng phổ thông chiếm khoảng 70%, 30% còn lại là những người tái mù chữ và nhóm người già. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt 100% nhưng hầu hết các em chỉ đi học đủ để biết chữ, bỏ học đã trở thành vấn nạn phổ biến, đặc biệt là các em gáị Trình độ học vấn thấp là một trong những cản trở lớn tạo thành vòng luẩn quẩn nghèo đói, lạc hậu, đặc biệt là rào cản, cản trở đồng bào nơi đây tiếp cận với các trương trình, nội dung chăm sóc SKSS.

Về y tế, xã có một trạm y tế đã đạt tiêu chuẩn quốc gia, gồm có 5 cán bộ, trong đó có 1 bác sĩ, 3 y tá và 1 cộng tác viên dân số. Trạm xá chủ yếu thực hiện chức năng chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân trong xã. Đối với nội dung chăm sóc sức khoẻ sinh sản, trạm xá có một nữ hộ sinh biết nói tiếng H’Mông để trực tiếp thăm khám cho bà con. Mỗi bản đều có một cán bộ y tế, mặc dù chưa qua đào tạo chính quy, nhưng những cán bộ y tế thôn bản đó đã được học tập, tập huấn về nghiệp vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở bệnh viện huyện. Ở xã chưa có chương trình cô đỡ thôn bản.

Lĩnh vực văn hóa, xã hội ở xã đã có nhiều biến chuyển trong những năm gần đâỵ Trong xã có hai điểm phát thanh không dây công cộng, một ở trung tâm xã và hai là ở bản Long Hẹ, cách trung tâm xã 15km. Hiện nay, người dân trong xã có thể dùng điện tự sản xuất (nhờ vào nguồn nước tự nhiên) và tự mua chảo bắt tín hiệu truyền hình nên đã có khoảng 80% hộ gia đình có ti vị Điện thoại không dây cũng đã khá phổ biến đối với người dân trong xã. Ở trung tâm xã có một hội trường lớn, đây cũng chính là nhà văn hoá xã, bên cạnh đó cũng có một điểm bưu điện văn hoá xã. Ở xã chưa có thư viện, nhưng ở điểm bưu điện văn hoá xã có một tủ sách pháp

luật, người dân có thể đến đó để mượn đọc nhằm tìm hiểu thêm về các kiến thức pháp luật có liên quan trực tiếp đến cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò nam giới dân tộc hmông vùng tây bắc trong chăm sóc sức khỏe sinh sản ( nghiên cứu trường hợp xã huổi một, huyện sông mã, tỉnh sơn la) (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)