Chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến chăm sóc sức khoẻ sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò nam giới dân tộc hmông vùng tây bắc trong chăm sóc sức khỏe sinh sản ( nghiên cứu trường hợp xã huổi một, huyện sông mã, tỉnh sơn la) (Trang 64 - 67)

7. Đóng góp của luận án

2.3. Chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến chăm sóc sức khoẻ sinh

Chính phủ Việt Nam đã quan tâm đến các vấn đề Dân số - KHHGĐ từ đầu những năm 1960, khi thành lập Ban chỉ đạo hướng dẫn sinh đẻ có kế hoạch (năm 1963). Vào đầu những năm 1980, khi vấn đề dân số và KHHGĐ ngày càng trở nên quan trọng trong ưu tiên phát triển, Chính Phủ đã thành lập cơ quan ngang Bộ là Uỷ ban Quốc gia Dân số và sinh đẻ có kế hoạch vào năm 1984. Từ đó đến nay, nhiều chính sách và các văn bản pháp luật quan trọng điều chỉnh hành vi dân số, KHHGĐ, SKSS đã được ban hành và đi vào cuộc sống. Đặc biệt, từ sau Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển ở Cai-rô năm 1994, chương trình Dân số - KHHGĐ của Việt Nam cũng chuyển hướng với sự chú ý nhiều hơn dành cho chăm sóc SKSS.

Ngày 14 tháng 01 năm 1993, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã ra Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 về chính sách Dân số - KHHGĐ trong thời gian tới với quan điểm cho rằng công tác DS - KHHGĐ là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu của nước ta, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hộị

Ngày 28 tháng 11 năm 2000, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt “Chiến lược

quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản 2001 - 2010” với mục tiêu tổng quát là:

“Đảm bảo đến năm 2010, tình trạng SKSS ở Việt Nam sẽ được cải thiện rõ rệt, giảm được sự chênh lệch giữa các vùng và các đối tượng bằng cách đáp ứng tốt hơn những nhu cầu đa dạng về chăm sóc SKSS phù hợp với điều kiện của các cộng đồng ở từng địa phương, đặc biệt quan tâm tới những vùng và đối tượng khó khăn”.

Trên cơ sở Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản giai đoạn 2001 -

2010, Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em đã ban hành Chiến lược truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi về Dân số, Sức khoẻ sinh sản/Kế hoạch hoá gia đình giai đoạn 2001 - 2005; 2006 - 2010. Chiến lược đã khẳng định truyền thông giáo dục chuyển đổi

hành vi về DS, SKSS/KHHGD là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện chiến lược quốc gia về chăm sóc SKSS giai đoạn 2001 - 2010.

Pháp lệnh dân số năm 2003 đã coi chăm sóc sức khỏe sinh sản là một quyền

cơ bản và ghi rõ: “Mọi công dân có quyền được cung cấp thông tin và dịch vụ dân số có chất lượng, thuận tiện, an toàn và được giữ bí mật theo quy định của pháp

luật” (Khoản a và khoản b, Điều 4, Pháp lệnh dân số 2003) và “Mọi công dân có

quyền được lựa chọn các biện pháp chăm sóc SKSS/KHHGĐ nhằm nâng cao chất

lượng dân số” (Khoản c, Điều 4, Pháp lệnh dân số 2003). Để giúp cho người dân

tiếp cận được các dịch vụ này, “Nhà nước có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ chương trình chăm sóc SKSS, KHHGĐ”

(Khoản 2, Điều 5, Pháp lệnh dân số 2003).

Ngày 22 tháng 3 năm 2005, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt

Nam ra Nghị quyết số 47/NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số

và kế hoạch hoá gia đình với quan điểm tiếp tục quán triệt và kiên quyết thực hiện

các quan điểm cơ bản của Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình; phấn đấu sớm đạt được mục tiêu về ổn định quy mô dân số, đồng thời từng bước nâng cao chất lượng dân số Việt Nam.

Về Công tác dân tộc thiểu số, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05NĐ-CP ngày 14/01/2011, trong đó có điều số 16 là chính sách về y tế, dân số quy định: (1)

Đảm bảo đồng bào các dân tộc thiểu số được sử dụng các dịch vụ y tế; thực hiện chương trình chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật. (2) Tập trung xây dựng, củng cố, mở rộng cơ sở y tế, khám chữa bệnh; bảo đảm thuốc phòng và chữa bệnh cho đồng bào các dân tộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. (3) Hỗ trợ việc bảo tồn, khai thác, sử dụng những bài thuốc dân gian và phương pháp chữa bệnh cổ truyền có giá trị của đồng bào các dân tộc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. (4) Bảo đảm nâng cao chất lượng dân số, phát triển dân số hợp lý của từng dân tộc theo quy định của pháp luật. (5) Đẩy mạnh sự nghiệp xã hội hóa y tế, thực hiện chính sách ưu tiên đối với các tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động đầu tư, phát triển y tế ở vùng dân tộc thiểu số. (6) Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nội dung Điều nàỵ

Chương 3

THỰC TRẠNG NAM GIỚI DÂN TỘC H’MÔNG

XÃ HUỔI MỘT, HUYỆN SÔNG MÃ, TỈNH SƠN LA THỰC HIỆN VAI TRÒ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN

3.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu và những đặc điểm cơ bản của cộng đồng dân tộc H’Mông

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò nam giới dân tộc hmông vùng tây bắc trong chăm sóc sức khỏe sinh sản ( nghiên cứu trường hợp xã huổi một, huyện sông mã, tỉnh sơn la) (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)