Cơ sở địa lý của lịch sử với sự phân kỳ lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Triết học lịch sử của G.W.F.Hegel (Trang 112 - 114)

“Cơ sở địa lý của lịch sử toàn cầu” tồn tại trước việc khảo cứu cụ thể về lịch sử toàn cầu ở G.W.F.Hegel. Trước hết G.W.F.Hegel kiên quyết bác bỏ quyết định luận địa lý, mặc dù ơng khơng phủ nhận vai trị của các điều kiện tự nhiên đối với vận động của tinh thần thế giới. Song, mặt khác, ông cũng nêu bật ý nghĩa của những điều kiện chính trị - xã hội đối với phát triển văn hóa. Tiếp theo, G.W.F.Hegel cũng đề cập tới nhân tố dân tộc. Chính ở đây, bất chấp những số liệu dân tộc học hiện có, G.W.F.Hegel đã đưa ra lập trường dễ bị coi là phân biệt chủng tộc khi khẳng định các dân tộc châu Phi và châu Mỹ do những đặc thù chủng tộc của mình chưa bước lên con đường phát triển lịch sử và do vậy đang nằm ở giai đoạn phát triển thấp nhất của tinh thần. Để khẳng định hay phủ định đánh giá như vậy thì cần phải lưu ý rằng, G.W.F.Hegel là một nhà tư tưởng uyên bác, trung thành với nguyên tắc khoa học và tư tưởng về tiến bộ. G.W.F.Hegel nhận thấy việc “dân

tộc học hóa” giải thích lịch sử khơng chỉ thiếu căn cứ, mà thực ra chỉ là thử nghiệm miễn cưỡng nhằm khắc phục thất bại của quyết định luận địa lý.

Các luận cứ địa lý học và dân tộc học không thể đem lại tính thuyết phục cho lược đồ về lịch sử thế giới của G.W.F.Hegel, do vậy ông sử dụng những luận cứ trừu tượng, chủ ý khuôn những hiện tượng địa lý về khái niệm triết học lịch sử của mình. Đóng góp của G.W.F.Hegel là nhận thức về sự độc đáo và tính tồn vẹn của đời sống văn hóa - xã hội ở mỗi thời đại lịch sử. Tinh thần của thời đại không bỏ qua một dân tộc nào. Tước bỏ quyền giữ địa vị thủ lĩnh lịch sử của nhiều dân tộc, G.W.F.Hegel không coi con đường phát triển đã khép lại với họ - họ đơn giản phải lặp lại con đường nhiều dân tộc khác đã trải qua. Qua đó G.W.F.Hegel đã đứng trên lập trường chủ nghĩa châu Âu là trung tâm, thậm chí chủ nghĩa German là trung tâm.

Chính ở đây G.W.F.Hegel đã cho thấy lập trường triết học duy lý của ơng có ảnh hưởng lớn như thế nào đến triết học lịch sử của ông. Lập trường chủ nghĩa châu Âu là trung tâm có cơ sở sâu xa đối với G.W.F.Hegel, là ở nguyên tắc của tinh thần châu Âu - lý tính đã đạt tới tự nhận thức và có khả năng vượt bỏ sự tha hóa của thế giới bên ngoài. Một phương thức vượt bỏ ở đây là nhận thức lý luận về nó, cịn phương thức khác - khai thác và thống trị nó về mặt thực tiễn. Song, cách tiếp cận duy lý như vậy với cơ sở của lịch sử loài người cũng định trước quan niệm của G.W.F.Hegel về tiêu chuẩn của trình độ phát triển lịch sử. G.W.F.Hegel coi tiêu chuẩn như vậy là sự phát triển của tự ý thức và tự do gắn liền với nó, cịn những khác biệt cơ bản giữa các dân tộc gắn liền với trình độ phát triển ấy. Theo G.W.F.Hegel, tiến trình phát triển tiến bộ của lịch sử lồi người bắt nguồn từ phương Đơng và kết thúc ở phương Tây. Nội dung cơ bản của tiến trình này là sự thiết lập kỷ cương cho ý chí tự nhiên và nâng nó lên tới trình độ ý chí chung và tự do chủ quan.

Tương ứng với các thang bậc phát triển của tự do, G.W.F.Hegel đã phân chia các giai đoạn lịch sử. Phương Đơng chỉ biết có một người tự do; thế giới Hy Lạp và La Mã biết một số người tự do, nước Đức biết là tất cả mọi người của nó đều tự do. Tương ứng thì ơng cũng phân biệt các hình thái nhà nước gắn liền với trình độ phát triển của xã hội. Phương Đông trước hết là chế độ gia trưởng trong khuôn khổ dân

tộc do một nhà cai trị quân phiệt cầm đầu và thể hiện là Thượng đế giáng trần. Do vậy diện mạo chính trị của phương Đơng là chế độ thần quyền (chế độ chuyên chế thần quyền ở Trung Quốc, chế độ quý tộc thần quyền ở Ấn Độ, chế độ quân chủ thần quyền ở Ba Tư). Chế độ dân chủ và chế độ quý tộc phù hợp với thế giới Cổ đại, chế độ quân chủ phù hợp với thế giới German.

G.W.F.Hegel so sánh các giai đoạn phát triển của tinh thần với các giai đoạn phát triển theo độ tuổi của con người. Phương Đông là thời thơ ấu của loài người, khi mà cá nhân chưa ý thức được tự do chủ quan và hồn tồn bị chỉnh thể - thực thể đồng hóa. Thế giới Hy Lạp là thời thanh niên, cá tính đang hình thành và tự ý thức đang phát triển. Thế giới La Mã là thời kỳ trưởng thành của tinh thần, hình thành cá nhân như chủ thể pháp lý và hoàn toàn phục tùng nhà nước như đạo đức hoàn hảo. Thế giới German là thời kỳ già nua, nhưng khác với thể xác, với tinh thần thì đây là thời kỳ phát triển sung mãn và cao nhất của tinh thần, tinh thần quay lại với bản thân mình, vượt bỏ tất cả mọi hình thức tha hóa. Nói cách khác, tự ý thức đưa tinh thần vượt ra khỏi khuôn khổ của thời gian, đi vào tính vĩnh hằng - tinh thần khơng thể lão hóa. Bây giờ nó sáng tạo với hiểu biết đầy đủ về cái nó sáng tạo trong thế giới hiện thực. Luận điểm này cũng biểu thị tính kế thừa lịch sử và biện chứng khách quan của tiến trình lịch sử trong sự phân kỳ lịch sử và khảo cứu các giai đoạn lịch sử hiện thực của G.W.F.Hegel.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Triết học lịch sử của G.W.F.Hegel (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)