Khát vọng của con ngườivà “sự ranh mãnh của lý tính lịch sử”

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Triết học lịch sử của G.W.F.Hegel (Trang 97 - 106)

Giải pháp cho vấn đề về vai trò của con người trong lịch sử có tiền đề ẩn chứa trong quan niệm về con người. G.W.F.Hegel khuôn bản chất của con người về ý thức như biểu hiện của thực thể tối cao vốn trói buộc cá nhân này với những cá nhân khác và với toàn bộ thế giới tinh thần khách quan (thế giới văn hóa). Triết học lịch sử Khai sáng coi con người là động vật có lý tính phục tùng các quy luật tự

nhiên, do vậy chìa khóa để giải quyết những vấn đề xã hội là bản thân con người, là giáo dục, hoàn thiện con người, là năng lực của con người xây dựng xã hội hợp lý một cách phù hợp với bản chất duy lý của mình.

Theo G.W.F.Hegel, quan niệm như vậy về con người sẽ làm mất quan hệ của con người với chỉnh thể xã hội và biến lịch sử hoặc là thành tập hợp những sự kiện ngẫu nhiên, hoặc là thành biến thể của những quá trình tự nhiên. Quan niệm về con người có liên hệ mật thiết với sự luận giải lịch sử và tiến trình lịch sử. G.W.F.Hegel ý thức rất rõ điều này. Bác bỏ quan niệm Khai sáng về tiến bộ, G.W.F.Hegel chỉ rõ nguyên nhân làm ơng bất đồng với quan niệm đó: “Quan niệm về tiến bộ là khơng thỏa đáng, vì nó nghiêm túc lĩnh hội định đề rằng, con người có năng lực hồn thiện bản thân” [105, tr.150]. Ông dẫn tư tưởng của Lessing về giáo dục loài người làm thí dụ. Lessing xem xét lịch sử như q trình hồn thiện liên tục của nhân loại, cơ sở của nó là niềm tin vào khả năng giáo dục đối với con người. Đây là tiền đề dẫn tới chủ nghĩa lạc quan đặc trưng cho thời Khai sáng và tới quan niệm về tôn giáo như phương tiện giáo dục cơ bản và các hình thức lịch sử của tơn giáo như các thời đại văn hóa cơ bản. Giai đoạn tối cao là Kitơ giáo. Lessing nhận thấy nội dung đích thực của Kitơ giáo là các “chân lý hợp lý giản đơn”, tức là các quy tắc đạo đức nhân văn, “kế hoạch giáo dục của Chúa”. Việc thực hiện nó sẽ đánh dấu giai đoạn “khai sáng hồn hảo”. Phía sau cái vỏ bọc thần học của Lessing là tư tưởng cơ bản về khai sáng và hoàn thiện đạo đức của con người như phương tiện cơ bản để vận động tới hạnh phúc chung.

Triết học Khai sáng đã bảo vệ tư tưởng quan trọng về vai trị quyết định của mơi trường trong việc hình thành con người. Nhưng, khi đó con người lại trở thành khách thể bị động của các nhân tố giáo dục. Bác bỏ cách tiếp cận này, G.W.F.Hegel phê phán tư tưởng về khả năng giáo dục con người như là cơ sở chủ yếu của tiến bộ lịch sử. “Với quan niệm như vậy, tiến bộ nói chung sẽ tiếp nhận hình thức định lượng. Đó chỉ là các tiêu chí như gia tăng thường xuyên tri thức, giáo dục tốt nhất; có thể liệt kê như vậy đến vô cùng mà khơng có các kết luận cụ thể, khơng có những tính quy định về chất” [105, tr.150]. Ở đây khơng có mục đích cụ thể, nó khơng rõ ràng, khó hiểu. Theo G.W.F.Hegel, điều chủ yếu ở đây là phát triển phải

được chế định một cách nội tại, phải bao hàm trong mình dưới dạng khả năng những cái sẽ được hiện thực hóa - đó là các quy luật phổ biến. Hơn nữa, nếu trong thế giới hữu cơ, phát triển diễn ra một cách tự động, thiếu tác động hay phản tác động có chủ ý, thì “trong vương quốc tinh thần, mọi thứ đều diễn ra một cách hoàn tồn trái ngược: q trình chuyển biến những tính quy định của nó thành hiện thực được trung gian hóa bởi ý thức và ý chí của con người” [105, tr.151].

Đây là kết luận quan trọng bậc nhất của G.W.F.Hegel và đồng thời cũng là tiền đề cho quan niệm của ông về địa vị và vai trò của con người trong lịch sử. G.W.F.Hegel đã đặt ra vấn đề về bản chất xã hội của con người nhờ chỉ ra bản chất siêu cá nhân và tinh thần của con người. Xã hội tính địi hỏi sự tham dự của cá nhân vào những quan hệ xã hội, sự nắm bắt chúng, tồn tại ở trong chúng. Xã hội tính ở G.W.F.Hegel đồng nhất với sự tham dự vào lĩnh vực tinh thần, với sự biểu hiện của tinh thần ở trong con người và ở trong hoạt động của con người. Vì tinh thần mang tính thực thể, nên các cá nhân không thể tồn tại biệt lập, bị nguyên tử hóa. Vì lẽ đó G.W.F.Hegel đã bác bỏ chủ nghĩa nhân bản dựa trên cở sở chủ nghĩa duy tâm khách quan.

Quan niệm tiến trình lịch sử tồn cầu như là sự vận động của tinh thần đến với tự do, G.W.F.Hegel đặt ra vấn đề về vị trí của con người trong lịch sử trước hết từ góc độ các phương tiện được tự do, với tư cách thực thể của tinh thần, sử dụng để tự hiện thực hóa bản thân mình trong thế giới. Chính thực tế này cho phép giải thích lý do G.W.F.Hegel sử dụng khái niệm “sự ranh mãnh của lý tính” (List der Vernunft). Xem xét vấn đề về tính hợp lý, G.W.F.Hegel lưu ý rằng, vốn được lơgíc phát triển của tinh thần quy định, mục đích dường như làm chủ khách thể, định trước tính chất và các hình thức ứng xử của nó. Như vậy, quan điểm “sự ranh mãnh của lý tính” có nhiệm vụ giải thích cơ chế tác động của các quy luật lịch sử. Thậm chí các q trình tự nhiên ngẫu nhiên xét đến cùng cũng là phương thức thực hiện mục đích của Chúa. Ơng viết: “Lý tính hùng mạnh đến mức độ nào thì cũng ranh mãnh ở mức độ ấy. Sự ranh mãnh nói chung thể hiện ở hoạt động trung gian hóa, cho phép các khách thể tương tác với nhau một cách phù hợp với bản chất của chúng và hiện thực hóa hết mình trong sự tương tác đó, đồng thời khi cũng khơng can thiệp

trực tiếp vào quá trình này, song chỉ thực hiện mục đích riêng của bản thân mình. Với nghĩa đó thì có thể nói rằng, sự thiên hựu của Chúa có quan hệ với thế giới và tiến trình thế giới như sự ranh mãnh tuyệt đối. Chúa cho phép con người hành động như họ muốn, khơng loại bỏ trị chơi dục vọng và lợi ích của họ, cái nhận được từ đó là việc thực hiện các mục đích của họ, các mục đích này hồn tồn khác với các mục đích chi phối những gì họ sử dụng” [Hegel. Tồn tập, t. I, tr.318-319].

Cần phải nói rằng, sự khơng trùng hợp giữa lợi ích cá nhân của con người và các kết quả khách quan của hoạt động của họ đã được Vico và Herder nhắc tới. Nhưng, “sự ranh mãnh của lý tính” ở G.W.F.Hegel không phải là quan sát thành công mà là một quan điểm được xây dựng cẩn thận, có nhiệm vụ luận giải cơ chế tác động của các quy luật lịch sử.

Điểm đặc trưng cho “sự ranh mãnh của lý tính” là xung đột lợi ích của những người đang cố gắng đáp ứng những nhu cầu riêng của mình và khơng quan tâm đến việc cuộc đấu tranh giữa họ sẽ dẫn tới đâu. Mục đích của sự ranh mãnh ấy là gì? Tại sao lý tính khơng thể trực tiếp dẫn họ đến tự do lớn hơn mà không cần đẩy họ vào một cuộc chiến vô nghĩa và tàn khốc? Những vấn đề hệ trọng này đã được G.W.F.Hegel lý giải như sau: lý tính thực hiện các mục đích của mình trong lịch sử bằng bàn tay của con người, sử dụng cá nhân làm công cụ trong sự phát triển tiến tới của mình [105, tr.76].

Ở đây có một sự tương đồng hiển nhiên với vấn đề đóng vai trị là cơ sở của biện thần luận: tại sao Đấng tối cao không muốn ngay lập tức tạo ra thiên đàng trên trái Đất, loại bỏ tội lỗi và làm cho mọi người đều trở nên thiện tâm? Nội dung cơ bản của mọi luận giải thần học có thể được khái quát là trong trường hợp như vậy, con người sẽ đơn giản trở thành cỗ máy tự động được nhào nặn, có hạnh phúc giả dối, khơng bị cám dỗ và khơng có khả năng phạm tội, tức trở nên thiện tâm vì thiếu tự do. Những luận giải như vậy cho thấy rõ rằng, biện thần luận không hẳn là minh biện cho Chúa mà chủ yếu là luận giải, minh biện cho tồn tại của cái ác. Hệt như vậy thì “sự ranh mãnh của lý tính” ở G.W.F.Hegel khơng hẳn vạch ra động cơ và phương thức hành động của tinh thần mà chủ yếu giải thích cái giá con người phải trả cho hành động ấy: chiến tranh, đau khổ, những mất mát to lớn về người và của.

“Tinh thần thế giới thậm chí khơng quan tâm tới việc nó đem lại những mất mát khủng khiếp về sức lực của những người đã mất và những người đang xuất hiện; nó đủ phong phú cho mất mát như vậy... nó có đủ các dân tộc và các cá nhân cho mất mát như vậy” [Hegel. Toàn tập, t. I, tr. 39-40].

Luận điểm trên đây của G.W.F.Hegel mang tính gượng ép và hình thức: “Những mất mát khủng khiếp” là hiện thực lịch sử thơ bạo mà ơng có nhiệm vụ giải thích. Mức độ luận giải tư biện (tinh thần “đủ phong phú cho mất mát như vậy”) trong trường hợp tốt nhất cũng chỉ là ghi nhận đúng quy mơ của cái ác. Nhưng vì G.W.F.Hegel đem lại tính chất thế tục cho vấn đề, nên giải thích của ơng có các đặc điểm của phân tích lý luận với nội dung phong phú, cho phép làm sáng tỏ các đặc điểm tác động thực tế của tất yếu lịch sử. Đóng góp quan trọng của G.W.F.Hegel là ơng đã đưa những nhu cầu và lợi ích của con người như động cơ trực tiếp và chủ yếu của hoạt động người vào việc giải thích cơ chế của các quá trình xã hội: “Các ham muốn, các mục đích của lợi riêng, sự thỏa mãn tính ích kỷ, đó là lại yếu tố mạnh mẽ nhất, sức mạnh của chúng là ở chỗ đó, ở chỗ là chúng khơng hề có một giới hạn nào mà pháp luật và luân lý muốn bắt chúng phải chịu” [19, tr.20].

Vai trò của những nguyên tắc trừu tượng và của những lý tưởng tốt đẹp là không đáng kể (tất nhiên là nếu chúng không biểu thị nhu cầu hiện thực) so với những lợi ích hiện thực của con người. Song, những hành vi do lợi ích và khát vọng kích thích khơng phải là mục đích tự thân đối với lịch sử. Các xu hướng tối hậu khơng mang tính ngẫu nhiên, mà mang tính tất yếu, khơng được chủ thể hành động định trước nhưng lại cho thấy việc hiện thực hóa khả năng khách quan, tức mục đích, ý niệm, sẽ xuất hiện nhờ có tương tác giữa vơ số hoạt động riêng tư, nhờ có xung đột giữa lợi ích, nhờ có cuộc đấu tranh giữa những người theo đuổi các mục đích vị kỷ của mình.

... Khơng có cái gì được thực hiện mà lại khơng được ủng hộ bởi quyền lợi của những người tham dự vào cái đó. Và vì chúng ta gọi lợi ích là dục vọng... thì chúng ta cần phải nói một cách tổng quát rằng khơng hề có cái

gì là vĩ đại ở trong thế giới mà lại được thực hiện khơng có dục vọng. Như thế là có hai yếu tố tham gia vào đối tượng của chúng ta: một là ý

niệm, hai là những dục vọng của con người; yếu tố thứ nhất là cơ sở; yếu tố thứ hai là sợi chỉ dệt của tấm thảm lớn là lịch sử thế giới được trải ra trước chúng ta [19, tr.24].

Như vậy, hai nhân tố bài trừ lẫn nhau cần thiết để hiện thực hóa lịch sử là ý niệm và khát vọng. Nhưng, vốn dĩ là mục đích tự thân trong tồn tại của mình, là khả năng đối với thế giới xã hội, ý niệm chỉ có thể được hiện thực hóa thơng qua hoạt động của con người. Nếu khả năng lịch sử biến thành hiện thực lịch sử nhờ con người, thì hoạt động người trở thành nguyên nhân đích thực duy nhất của phát triển lịch sử. “Sự ranh mãnh của lý tính” biểu thị sự trung gian hóa mục đích của lịch sử bởi trò chơi của những khát vọng và những lợi ích của những cá nhân hiện thực không ý thức được vai trị làm cơng cụ của mình, có được hình thức cụ thể hơn: “Nguyên tắc… cho dù có mang tính chất chân lý trong bản thân nó, thì nó cũng khơng phải hồn tồn thực tại,… chưa phải là ở trong hiện thực…Để trở thành hiện thực, phải thêm vào một yếu tố thứ hai, sự phát động, sự thực hiện mà nguyên tắc của nó là ý chí, sự hoạt động của con người nói chung… Vì thế khơng có cái gì được hồn thành mà những cá nhân tham gia vào hoạt động ấy lại khơng được thỏa mãn. Đó là người đặc biệt, nghĩa là họ có nhu cầu, bản năng, quyền lợi riêng của họ… Lịch sử thế giới không phải là môi trường hạnh phúc. Những thời kỳ hạnh phúc chỉ là những trang trắng trong lịch sử thế giới, vì đó là những thời kỳ hịa hợp, khơng có sự đối lập[19, tr.22, 23, 27].

Đây là một quan niệm rất quan trọng về nguồn gốc, động lực và cơ chế phát triển của lịch sử.

Xem xét lịch sử như kết quả trực tiếp của hoạt động người, G.W.F.Hegel đã khơng thể cụ thể hóa đầy đủ khái niệm về con người. Nỗ lực của ơng thay thế “lồi” bằng các kết cấu cụ thể hơn (nhà nước, tinh thần dân tộc) là một bước tiến quan trọng trên con đường dẫn tới cách tiếp cận lịch sử với đại diện của các chức năng chủ quan trong lịch sử, song đại diện này không được biểu thị cụ thể về mặt xã hội. Tư tưởng đặc biệt quan trọng của G.W.F.Hegel về vai trị của nhu cầu, lợi ích, khát vọng trong lịch sử khơng được liên hệ mật thiết với phỏng đốn quan trọng của ông về bản chất và vai trị của tính khơng đồng nhất về mặt xã hội của xã hội cơng dân.

Rốt cuộc, nỗ lực tìm tịi các động lực của tiến trình lịch sử của G.W.F.Hegel đã bỏ qua cơ cấu giai cấp của xã hội, đấu tranh giữa các khát vọng không thể trở thành nhân tố biểu thị xung đột giữa các lợi ích giai cấp xã hội.

Theo G.W.F.Hegel, mục đích chủ yếu của “sự ranh mãnh của lý tính” là trung gian hóa mục đích hoạt động bởi phương tiện hữu hiệu (thuận lợi và an toàn về mặt kỹ thuật). “Có thể xem sự ranh mãnh của lý tính là việc mục đích tự đặt mình vào quan hệ gián tiếp với khách thể và dựng một khách thể khác vào giữa mình với khách thể... Mục đích coi khách thể là phương tiện, bắt nó phải làm việc kiệt sức thay cho mình, bắt nó phải tận dụng hết mình, bảo vệ mình khỏi bạo lực cơ giới” [khoa học logic gồm 3 tập, t.3, tr.200]. Quan niệm như vậy về sự ranh mãnh là rộng hơn giải thích cơ chế hoạt động của lý tính trong lịch sử, vì biểu hiện điển hình của “sự ranh mãnh” là việc con người sử dụng các lực lượng của tự nhiên nó chinh phục và đặc biệt là sử dụng công cụ lao động. Như vậy, “sự ranh mãnh của lý tính” được G.W.F.Hegel luận chứng thông qua lao động. Điều này cho thấy nghĩa thứ hai của “sự ranh mãnh của lý tính”: G.W.F.Hegel nhận thấy “sự ranh mãnh của lý tính” là việc chế tạo những cơng cụ có khả năng thâm nhập vào các q trình cơ học và hóa học và tác động đến chúng làm sao để thực hiện mục đích con người đặt ra. Nhưng đây là sự ranh mãnh của lý tính con người, là nghĩa thứ hai của “sự ranh mãnh của lý tính”.

Theo G.W.F.Hegel, vì con người thể hiện ra là phương tiện thực hiện các mục đích của lịch sử, cho nên các mục đích riêng tư của họ bao hàm một điều gì đó quan trọng hơn. Vốn cư trú trong tinh thần, tự do nội tại đòi hỏi phải được hiện thực hóa ở thế giới bên ngồi thơng qua con người. Gọi ý niệm hiện diện trong miền sâu tinh thần và hiện thực khách quan là các thuật ngữ biên, G.W.F.Hegel xác định khâu trung gian quan trọng nhất - hoạt động người, nhờ nó mà cái chung, cái tất yếu được hiện thực hóa trong thế giới xã hội: “Sự hoạt động là trung tâm mà nhờ đó mà

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Triết học lịch sử của G.W.F.Hegel (Trang 97 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)