Tư tưởng chủ đạo về tính hợp lý của hiện thực xã hội xuyên suốt toàn bộ quan niệm của G.W.F.Hegel về xã hội. Các khái niệm “lý tính”, “tính hợp lý” là các khái niệm đa nghĩa trong triết học lịch sử của G.W.F.Hegel. Con người có lý tính khơng những vì con người tư duy và nhận thức, tính hợp lý của con người thể hiện ở chỗ con người hành động “theo các tính quy định chung”, hơn nữa các tính quy định cần phải là chân thực, tức là cần phải phù hợp với các nguyên tắc của bản thân tồn tại. Tính hợp lý của thế giới bộc lộ ra thơng qua các tính quy định cụ thể hơn. Lý tính trước hết được hiểu là thực thể, tức là cái mà “nhờ nó và ở trong nó thì tồn bộ hiện thực có được tồn tại của mình” [19, tr.9]. G.W.F.Hegel đã bị trùng ý ở đây: vì thực thể là tư duy, thế giới hợp lý xét theo tính quy định của nó. Nhưng, vì G.W.F.Hegel kiên quyết chống lại việc nhân hình hóa (anthropomorphisation) thế giới, nên lý tính cần nhận được các tính quy định tiếp theo của mình để khơng cịn là một khái niệm trừu tượng khơng có nội dung, trống rỗng. Tiếp theo, lý tính vừa đóng vai trị là bản thể, vừa đóng vai trị là động lực của lịch sử, trở thành bản nguyên và lực lượng sáng tạo của lịch sử. Khơng nên luận giải lý tính bằng cách loại suy nó tương tự với con người và ý thức, đây không phải là lý tưởng tồn tại ở trong đầu con người, mà là bản nguyên sáng tạo và sức mạnh. Tính hợp lý khách quan của thế giới ở G.W.F.Hegel tất yếu giả định hoạt động như việc hiện thực hóa sức mạnh. Ngồi ra, lý tính là vơ hạn, bao hàm trong mình tồn bộ chân lý và bản chất, hoạt động của nó xét đến cùng định hướng vào bản thân nó, vì trong thế giới khơng có gì ngồi lý tính và những sản phẩm của chính lý tính.
Bộc lộ ra trong lịch sử tồn cầu, lý tính thể hiện là lý tính thế giới, cịn với tư cách Đấng sáng tạo ra lịch sử thì lý tính đóng vai trị tinh thần thế giới, vì lịch sử tất yếu biểu thị hoạt động của tinh thần, nên tiến trình lịch sử là hợp lý, phù hợp với lý
tính. G.W.F.Hegel nhận thấy sứ mệnh và đóng góp của triết học lịch sử trước hết là việc xác định sự thật đó. Nhận thức lịch sử bắt đầu từ việc nắm bắt lịch sử bằng kinh nghiệm quan sát, mô tả nhưng để trở nên chân thực theo nghĩa nắm bắt được bản chất và các tính quy luật, nó cần được soi sáng bởi ý niệm, tức bởi cách tiếp cận duy lý với hoạt động của lý tính. Chỉ với điều kiện đó thì hiện thực được nhận thức mới quay về phía chủ thể nhận thức: “... người nào nhìn nhận thế giới bằng lý tính, thì thế giới cũng nhìn nhận người ấy bằng lý tính” [19, tr.11].
“Lý tính trong thế giới”, “tính hợp lý của lịch sử” và các khái niệm tương tự ở G.W.F.Hegel có hai nghĩa cơ bản. Nghĩa thứ nhất và quan trọng nhất là thừa nhận tính có quy luật khách quan. Tính hợp lý và tính có quy luật đồng nhất với nhau trong đa số trường hợp, điều này một lần nữa càng cảnh báo khơng cho phép nhân hình hóa lịch sử. Sau khi nhắc lại Anaxagoras là người đầu tiên đưa ra tư tưởng “nus (trí tuệ, lý tính) thống trị trong thế giới”, G.W.F.Hegel nhận xét rằng, trí tuệ ở ơng ta khơng phải là lý tính “độc lập” (tức là lý tính hữu hạn của con người). Thực ra, bản thân tư tưởng về trí tuệ chứ khơng phải khái niệm về trí tuệ ở Anaxagoras có giá trị. Không phải ngẫu nhiên mà nhân đây G.W.F.Hegel đã nói tới Socrates là người hào hứng lĩnh hội tư tưởng của Anaxagoras về lý tính điều khiển thế giới, song nhanh chóng thất vọng về nó, vì Anaxagoras quy vấn đề về “các nguyên nhân bên ngồi”, như khơng khí, ete, nước, v.v.. Theo G.W.F.Hegel, Socrates thất vọng không phải về bản thân tư tưởng, mà về cách thức Anaxagoras lý giải thế giới thông qua tư tưởng ấy.
Dẫu sao quan niệm về nus (trí tuệ vũ trụ, quy luật) như ngun tắc về tính có quy luật cũng gần gũi với G.W.F.Hegel, vì bản thân ông luận giải lý tính là quy luật, là nguyên tắc bản thể luận. Minh họa nổi bật trên phương diện này là minh họa được G.W.F.Hegel sử dụng để diễn đạt tư tưởng của mình: “Chuyển động của hệ thống mặt Trời diễn ra theo các quy luật bất biến: các quy luật này thực chất là lý tính của nó, song khơng phải mặt Trời, khơng phải các hành tinh xoay quanh mặt Trời theo các luật ấy, có ý thức về các định luật đó” [19, tr.11]. Như vậy, “trong giới tự nhiên có lý tính... các quy luật chung thống trị bất biến ở trong nó...” [19, tr.12]. G.W.F.Hegel cảnh báo rằng, không nên xem xét nguyên tắc về tính hợp lý
như nguyên tắc bên ngồi đối với thế giới: lý tính khơng được đưa vào thế giới, mà mang tính nội tại đối với thế giới.
Theo tác giả luận án, nội dung tích cực của nguyên tắc về tính hợp lý của thế giới là rất quan trọng, đây là một trong các trường hợp tư tưởng của G.W.F.Hegel mang sắc thái duy vật, vì tất cả mọi hiện tượng đều được ơng quan niệm phán xét từ góc độ tính có quy luật khách quan. Đồng thời tính phổ biến của nguyên tắc này cũng làm nảy sinh hàng loạt vấn đề chính trị - xã hội, vì tính hợp lý của thế giới địi hỏi tính có căn cứ đạo đức của mọi cái hiện tồn. Việc nhận thấy tính hợp lý của hiện thực đương thời ở G.W.F.Hegel địi hỏi khơng ít nỗ lực. Những nỗ lực ấy là xác đáng ở chừng mực tính hợp lý được hiểu là tính có quy luật, vì khi đó tính hợp lý có nghĩa là tính hợp pháp chỉ của những gì có tính tất yếu, cịn tính khơng hợp pháp trong trường hợp này có nghĩa là tính khơng hợp lý và khơng hiện thực của những gì khơng có tính tất yếu, lỗi thời, mặc dù vẫn hiện tồn.
Còn đối với lý tính trong lịch sử, thì quan niệm về nó như tính có quy luật lịch sử đã trở thành một thành tựu quan trọng bậc nhất của tư tưởng triết học lịch sử của G.W.F.Hegel. Các nhà triết học mác xít hồn tồn tán thành luận giải như vậy về tư tưởng của G.W.F.Hegel. Lý tính cần được hiểu là tất yếu lịch sử, là dòng chảy bất tận của tiến trình phát triển lịch sử. Tất cả những gì do tiến trình ấy tạo ra đều mang tính hiện thực và hợp lý, vì chúng mang tính tất yếu; ngay sau khi chúng khơng cịn mang tính tất yếu, chúng cũng sẽ trở nên khơng hiện thực và khơng hợp lý.
Nói rộng hơn, khi chúng ta đặt những điều nói trên trong khung cảnh tồn bộ hệ thống G.W.F.Hegel, thì có thể hiểu tinh thần khách quan bước ra vũ đài lịch sử toàn thế giới như là tinh thần thế giới, biểu hiện là lực lượng năng động tích cực của lịch sử. Theo đó, tất cả các quốc gia, dân tộc, chủng tộc và những người con vĩ đại của chúng về thực chất đều là công cụ của tinh thần thế giới. Tuy nhiên tinh thần thế giới không phải là sức mạnh thảm hoạ khát máu gieo rắc bạo lực; ngược lại đó là tác nhân của tính tất yếu lịch sử từ ngàn xưa giấu mặt sau con người. Vì thế mà lịch sử tồn thế giới mới là sự tiến bộ trong ý thức tự do, là sự tiến bộ mà chúng ta cần nhận thức trong tính tất yếu của nó. Nhưng lịch sử khơng phải là sự quy tụ hỗn
loạn các sự kiện ngẫu nhiên, không phải là tập hợp các sai lầm đáng tiếc, cũng không phải là những hành vi độc ác. Xuất phát điểm của lịch sử toàn thế giới là tinh thần thế giới hay lý tính thế giới, được thể hiện trong tất cả các hành động và số phận của các dân tộc. Lịch sử toàn thế giới thực hiện sự vận động và phát triển của mình thơng qua hoạt động của các dân tộc lần lượt bước lên vũ đài lịch sử thế giới. Hoạt động này, bao gồm cả hoạt động của dân tộc riêng biệt xác định chính là sự hiện thân các nấc thang của tinh thần thế giới, được các dân tộc đó hay từng dân tộc ý thức được. Như vậy, G.W.F.Hegel lý giải lịch sử toàn thế giới như là sự hiện thân của tự do vào sự tồn tại hiện hữu của các dân tộc, như là sự dạo bước của tinh thần thế giới theo những nấc thang đặc thù của q trình lịch sử khơng ngừng. Từ đó mà có những biểu hiện khác nhau trong cuộc sống của dân tộc này hay dân tộc khác - trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, tơn giáo, văn hóa… - đó chỉ là những hình thức hoạt động khác nhau của tinh thần dân tộc, mà đến lượt mình cũng lại chỉ là nấc thang xác định của tinh thần thế giới.
Nghĩa thứ hai của tính hợp lý của thế giới thể hiện ở chỗ thế giới khơng phó mặc cho ngẫu nhiên, mà ln phù hợp với mục đích, thậm chí có thể nói là do kế hoạch thiên hựu (tiền định) điều khiển. G.W.F.Hegel cảnh báo rằng, mục đích luận (teleologie) khơng nhất thiết phải mang hình thức tơn giáo, cịn ngun tắc về tính có mục đích khơng đồng nhất với thiên hựu luận tầm thường. Thiên hựu thể hiện là nguyên tắc chung, là tư tưởng trừu tượng, nếu không được áp dụng vào luận giải các cơ chế thực hiện mục đích của lịch sử. Ngay sau khi nó được áp dụng như vậy, chúng ta sẽ nhận thấy, “thiên hựu luận” của G.W.F.Hegel là hình thức luận chứng cho định hướng của phát triển lịch sử.
Mục đích của lịch sử bao hàm trong bản thân lý tính và do bản thân lý tính quy định nhưng lại được hiện thực hóa trong lịch sử. Chính G.W.F.Hegel hàm ý nói tới điều đó khi bàn về mục đích tự thân của lý tính, do vậy mục đích của lịch sử là rất quan trọng, khó nắm bắt, khó diễn tả. Mục đích của lịch sử trước hết khơng bao giờ bộc lộ ra dưới hình thức thuần túy (nói theo G.W.F.Hegel - “khơng đạt tới tính quy định”). Nó bộc lộ ra như xu hướng lịch sử được hiện thực hóa thơng qua các khát vọng, thiên tài của con người, các lực lượng có hiệu lực của họ. Nhưng “kế hoạch thiên hựu”
ẩn náu khỏi con người, do vậy họ cảm nhận thấy lịch sử là tập hợp những sự kiện ngẫu nhiên.
Ngôn ngữ triết học lịch sử của G.W.F.Hegel rất độc đáo, thường mang sắc thái nghệ thuật, ẩn dụ. Chính sắc thái ngơn ngữ tơn giáo - thần học của ông là cái cớ của quan niệm cho rằng G.W.F.Hegel đã mục đích luận hóa triết học lịch sử. Song, trên thực tế, G.W.F.Hegel triết học hóa và phi thần thoại hóa tơn giáo. Các khái niệm về Thượng đế, tinh thần, mục đích của lịch sử, thiên hựu của G.W.F.Hegel chủ yếu có nội dung hợp lý. Điều này trước hết có can hệ với mục đích của thế giới và của lịch sử.
Với G.W.F.Hegel, các tính quy định của tư duy là các tính quy định của bản thân thực tại, thực chất là lý tính đã tự hiện thực hóa mình trong thực tại. Vì tính hợp lý của lịch sử trước hết là tính có quy luật của nó, nên “mục đích” của những cái đang diễn ra được khám phá ra dưới dạng các nguyên tắc của tư duy được hiện thực hóa trong thế giới đối tượng, tức là dưới dạng các quy luật chung của tồn tại. Bản thân G.W.F.Hegel đã viết về vấn đề này như sau: “Tư duy bao phủ lên khắp thế giới, gắn vào mọi thứ, nghiên cứu mọi thứ, đưa các hình thức của mình vào mọi thứ, tổng hợp mọi thứ, do vậy đâu đâu cũng phải hành động theo các quy định của nó” [trích theo 5, tr.43]. Khái niệm “mục đích” của G.W.F.Hegel có thể được luận giải như tính có quy luật của tiến trình lịch sử xã hội.
Như vậy, với G.W.F.Hegel thì lý tính trong lịch sử có nghĩa là thừa nhận tính chất có quy luật, có mục đích và có định hướng của phát triển lịch sử. Phương diện khác của lý tính của lịch sử thể hiện ở căn cứ - thực thể tinh thần của nó. Nhận thức sự thống nhất nội tại của những sự kiện lịch sử không những là khả thể, mà theo G.W.F.Hegel, cịn là bổn phận tối cao của con người có lý tính, vì con người khơng chỉ phải yêu quý mà còn cần nhận thức Chúa (ông dựa vào Kinh Thánh ở đây). G.W.F.Hegel không đưa ra trích dẫn chính xác, tinh thần của Kinh Thánh chống lại ơng, do vậy lập trường có tính ngun tắc của ơng về vấn đề này là rất quan trọng.
Tính chất luận giải tơn giáo và Chúa ở G.W.F.Hegel chủ yếu được định trước bởi học thuyết về tinh thần của ông. Với ông thì con đường dẫn tới Chúa là vận động tới chân lý tuyệt đối thông qua việc vượt bỏ đối tượng cảm tính, kể cả bức
tranh tôn giáo về thế giới. Mặc dù G.W.F.Hegel chấp nhận tôn giáo như một thang bậc phát triển của tinh thần tuyệt đối, hình thái của ý thức đạo đức đại chúng và nhân tố cố kết của tinh thần nhân dân, song việc thừa nhận tính khả tri của Chúa bởi các phương thức lý tính và việc khẳng định tri thức như quan hệ chân thực với Chúa đánh dấu sự bất đồng triệt để giữa G.W.F.Hegel với truyền thống Tin lành giáo và luận giải tôn giáo của Kant.
Quan niệm như vậy về Chúa và tơn giáo địi hỏi phải giải mã luận điểm triết học lịch sử mang sắc thái thần học sau đây của G.W.F.Hegel: lịch sử toàn cầu là biện thần luận (theodicee). Xét về mặt lịch sử, vấn đề biện thần luận xuất hiện vì tư tưởng về Chúa như sự hoàn hảo tuyệt đối mâu thuẫn với sự khơng hồn hảo của thế giới Chúa sáng tạo ra. Tính thực tại của cái ác thế tục làm cho người ta hồi nghi tính thực tại của Chúa. Đúng là nếu Chúa hồn hảo và thiện, tại sao Ngài lại sáng tạo ra hay cho phép cái ác? Nếu cái ác xuất hiện ở bên ngoài và trái ngược với ý Chúa (bản thân điều này đã bác bỏ tư tưởng về sự hồn hảo), thì Chúa sáng láng vơ cùng không thể không biết tới sự hiện diện của cái ác, Chúa lịng lành vơ cùng khơng thể mong muốn cái ác cho sinh linh yêu quý - con người, Chúa tồn năng có khả năng thủ tiêu cái ác.
Tất cả mọi giải pháp biện thần luận đa dạng trước G.W.F.Hegel đều khơng có điểm nào chung với giải pháp của G.W.F.Hegel. Thực chất của giải pháp G.W.F.Hegel đưa ra là như sau. Nếu mọi người thừa nhận biểu hiện sự sáng suốt của Chúa trong vương quốc thực vật và động vật, thì tại sao lại khơng nhận thấy tính hợp lý trong tiến trình lịch sử tồn cầu? Các mục đích của lý tính tối cao được thực hiện và thể hiện trong tự nhiên, trong văn hóa. Việc phát hiện ra và nhận thức chúng là phương thức lĩnh hội và dung hòa với hiện thực lịch sử. Triết học lịch sử làm giảm bớt sự xa lạ, tha hóa của thế giới xã hội khỏi con người thông qua nhận thức về nó. Với nghĩa đó thì nhận thức lịch sử chân thực sẽ khám phá ra cái tích cực trong hiện thực cho phép nhận thấy mục đích và căn cứ của cái tiêu cực. Nói cách khác, minh biện cho sự hiện diện của cái ác trong xã hội dưới ánh sáng các mục đích hữu hạn của tiến trình lịch sử, triết học lịch sử là một hình thức biện thần, tức lịch sử ở G.W.F.Hegel khơng những là quan tịa thế giới mà cịn là biện thần.
Biện thần của G.W.F.Hegel khác về nguyên tắc với biện thần tôn giáo truyền thống không những và không hẳn về khách thể minh biện (trong cả hai trường hợp đều là chủ thể của lịch sử) mà chủ yếu bởi cách tiếp cận lịch sử với việc xem xét bản chất của cái ác. Do vậy ơng khước từ hình thức giáo lý của bản thân vấn đề: nếu Đấng tối cao tuyệt đối hồn hảo, nhân từ, sáng láng, tồn năng, thì cái ác trong thế