Tiến trình lịch sử của nhân loại đã và đang khẳng định vai trò ngày một tăng lên của con người trong sáng tạo lịch sử riêng của mình. Sự thất bại hay thắng lợi của mọi khởi xướng, cách tân xã hội ngày càng phụ thuộc nhiều vào con người, vào năng lực sáng tạo của cá nhân con người, vào chính sách xã hội cho phép cá nhân tự do bộc lộ hết “tâm lực, thể lực và trí lực” của mình. Lồi người văn minh đang vươn tới trình độ phát triển đủ cao để thực hiện mục đích nhân văn cao cả được C. Mác và Ăngghen đề ra trong Tuyên ngôn của đảng cộng sản là: “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” [52, tr.628], và ngược lại, sự phát triển tự do của mọi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mỗi người. Loài người (homo) văn minh tiến xa được như vậy trên con đường phát triển lịch sử của mình chủ yếu và phần lớn là nhờ họ đã và đang sử dụng hữu hiệu “ân sủng” tự nhiên ban tặng cho họ - lý tính (sapiens) - để nhận thức “tất yếu” (các quy luật) lịch sử và hoạch định, triển khai hoạt động thực tiễn xã hội của mình dựa trên nhận thức ấy. Luận điểm này là cội nguồn, tiền đề tạo ra xung lượng vô cùng to lớn cho nền văn minh công nghiệp phương Tây phát triển và đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc chinh phục tự nhiên, sản xuất ra của cải vật chất và quản lý xã hội.
Triết học duy lý mà đỉnh cao là triết học G.W.F.Hegel đã đưa ra và luận chứng luận điểm nêu trên như nền tảng của thế giới quan và nhân sinh quan của con người ở thời đại văn minh công nghiệp. Điều này cho thấy ý nghĩa lịch sử tiến bộ quan trọng của nó - đặt cơ sở thế giới quan cho sự thăng tiến của văn minh công nghiệp phương Tây. Tiến hành hiện đại hóa xã hội (thực chất là đem lại tính hợp lý, tính khoa học cho tất cả mọi mặt đời sống xã hội, trước hết là lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tức là cơng nghiệp hóa) địi hỏi chúng ta phải tính đến và đề cao định hướng thế giới quan duy lý của người phương Tây (đặt khoa học và giáo dục làm quốc sách hàng đầu), nhưng đồng thời cũng không được lãng quên vai trị mang tính quyết định của con người và tự do của con người như mục đích nhân văn cao quý nhất của phát triển xã hội. Xét từ góc độ này, việc tiếp thu có phê phán quan điểm triết học lịch sử của G.W.F.Hegel về quan hệ giữa tự do cá nhân với tất yếu lịch sử có một ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng và cấp bách.
Di sản triết học của G.W.F.Hegel cho thấy rất rõ rằng, vấn đề tự do cá nhân giữ một vị trí quan trọng trong quan điểm triết học lịch sử của ơng, chính nó là trung tâm quy định hệ vấn đề tha hóa và khắc phục tha hóa trong triết học G.W.F.Hegel, qua đó biến triết học G.W.F.Hegel thành một trong các cội nguồn lý luận quan trọng của triết học Mác. Mặc dù xuất phát điểm đối với quan điểm triết học lịch sử của G.W.F.Hegel không phải là quan hệ hiện thực của con người trong những bối cảnh chính trị - xã hội cụ thể, mà là khái niệm trừu tượng về tự do; khơng phải xã hội lồi người hiện thực tạo ra tự do, mà ngược lại, khái niệm trừu tượng này về tự do cá nhân tạo ra vận động tiến bộ của lịch sử. Bất chấp hạn chế lý luận ấy, học thuyết G.W.F.Hegel về tự do cá nhân vẫn mang tính chất tiến bộ lịch sử, và chính Mác, Ăngghen đã nhiều lần chỉ ra điều này [xem 56, tr.166].
Trước hết, G.W.F.Hegel khẳng định một luận điểm quan trọng rằng, con người vơ tình hay hữu ý là người tham gia vào những sự kiện chính trị - xã hội và, do phân công lao động và hệ thống nhu cầu hiện tồn, họ tiếp cận với đời sống của chỉnh thể xã hội thông qua hoạt động cá thể của mình. Con người thể hiện và tự khẳng định mình với tư cách tác nhân sống động của hoạt động lịch sử, đủ độc lập để xuất phát từ những lợi ích riêng của mình, cho dù bị hạn chế khả năng do những
điều kiện hiện có. Song, ý nghĩa của hoạt động cá nhân được đảm bảo bởi quy luật lịch sử và trên thực tế bị phong tỏa bởi tính thực thể của nhà nước như sự hóa thân của Chúa Trời trên thế gian, như kẻ đại diện cho mục đích lịch sử tồn cầu, làm mọi cá nhân đều phải phục tùng như phương tiện của nó.
Với G.W.F.Hegel, tự do cá nhân thể hiện trước hết trong quan hệ giữa chính trị và đạo đức, vì chính lĩnh vực này cho thấy rõ nhất biện chứng của tự do và tất yếu. Theo ông, quan hệ qua lại giữa chính trị và đạo đức khơng mang tính chất độc lập, mà mang tính chất phụ thuộc và được ơng khảo cứu trong văn cảnh của một vấn đề rộng hơn và sâu sắc hơn - vấn đề tiến bộ trong ý thức cá nhân về tự do, vì tự do, theo G.W.F.Hegel, là “mục đích tuyệt đối của lý tính”. Theo suy luận này, tiến trình lịch sử là tiến bộ trong ý thức về tự do - tiến bộ mà, theo G.W.F.Hegel, cá nhân cần phải nhận thức được tính tất yếu của nó. Do vậy, chính trị và đạo đức cùng tồn tại ở đây không phải một cách biệt lập, mà bản thân chúng thật ra là đan xen một cách nội tại và tất yếu với nhau trong nhà nước như là một “chỉnh thể đạo đức”; Đây cũng là điều kiện chủ yếu cho tồn tại của tự do; việc hiện thực hóa tự do là mục đích tối hậu của lịch sử. Khi đó, chính trị và đạo đức thể hiện khơng phải là những yếu tố thụ động, mà thực hiện chức năng cải tạo - điều tiết mang tính tất yếu trong phát triển xã hội. Bản thân các khái niệm “chính trị” và “đạo đức”, một mặt, là tương đối độc lập đối với nhau, mặt khác - cùng tồn tại trong trạng thái thống nhất và khác biệt.
Trong triết học lịch sử, G.W.F.Hegel là một trong những người đầu tiên tìm được lối thoát ra khỏi giới hạn của lưỡng đề cũ - lưỡng đề tách biệt chính trị và đạo đức như các lĩnh vực không tương dung, dường như khơng có khả năng hoạt động một cách nhịp nhàng. Hơn nữa, trong phần lớn các tác phẩm của mình, ơng đã viết về sự đồng nhất của thực thể đạo đức với ý niệm nhà nước (như lĩnh vực biểu hiện cơ bản của các lợi ích chính trị hiện thực), qua đó ơng khẳng định các cơ sở đạo đức của hiện tượng “chính trị”. Mặt khác, một thành tựu quý giá khác của triết học G.W.F.Hegel là học thuyết biện chứng về phát triển của tự do cá nhân. Theo G.W.F.Hegel, khái niệm “tự do”, “tự do ý chí” cấu thành phương diện hoạt động, thực tiễn của tư duy đang định hướng vào việc tách biệt cái tất yếu, cái hiện thực
khỏi cái ngẫu nhiên, vào việc nhận thức cái hiện thực với tư cách cái hợp lý.
Theo G.W.F.Hegel, bổn phận đạo đức tối cao của cá nhân là tôn trọng vô điều kiện và phục tùng nhà nước. Cá nhân tự giác phục tùng vô điều kiện các luật nhà nước là tự do đạo đức tối cao, là trưởng thành về mặt đạo đức của nó, vì tồn bộ tính hiện thực tinh thần của cá nhân tồn tại nhờ nhà nước. Nói về thái độ tự giác của con người với bổn phận của mình (G.W.F.Hegel coi đây là tự do chân thực của cá nhân), với nhà nước, ông nhấn mạnh rằng, nhà nước và các thể chế của nó cần phải đấu tranh lâu dài chống lại lợi ích và khát vọng riêng tư, vượt ra khỏi giám sát của nhà nước, cho tới khi cuộc đấu tranh ấy làm cho tất cả mọi cá nhân đều ý thức được tính hợp lý của việc bắt lợi ích riêng tư của họ phục tùng mục đích của nhà nước.
Đánh giá nhà nước chính trị, G.W.F.Hegel nhấn mạnh rằng, hiến pháp, pháp luật, sở hữu, đạo đức, quản lý, với tư cách những thành tố quan trọng nhất của chế độ nhà nước, tồn tại để trở nên phù hợp với khái niệm về ý chí tự do và trở nên hợp lý. Nói cách khác, G.W.F.Hegel địi hỏi tính hợp lý của nhà nước. Tính vơ căn cứ và hạn chế của quan niệm G.W.F.Hegel về tự do như bản chất của tinh thần hợp lý thể hiện rõ qua luận điểm sau đây của V.I.Lênin: “Trong xã hội căn cứ trên quyền lực của đồng tiền, trong xã hội mà quần chúng lao động bị bần cùng hóa và một nhúm người trở nên giàu có, khơng thể có “tự do” thực tại và hiện thực” [46, tr.103].
Tuy nhiên, sự nhạy cảm của một nhà biện chứng vĩ đại đã mách bảo G.W.F.Hegel rằng, nhà nước chỉ có thể trở nên hợp lý trong trường hợp cái chung (mục đích của nhà nước, lợi ích chung) được hiện thực hóa khơng phải một cách trái ngược, mà nhờ lợi ích riêng (giai cấp, đẳng cấp) và lợi ích đặc biệt (của chủ thể) vốn cần phải được phát triển một cách sống động và toàn vẹn.
Do vậy, theo G.W.F.Hegel, nhà nước cần phải là nhà nước “của mình” đối với mỗi đẳng cấp và đối với mỗi cá nhân, là nhà nước tồn tại và phát triển như một chỉnh thể hùng mạnh thống nhất, như một cá thể lịch sử. Ở đây, G.W.F.Hegel xuất phát từ chỗ cho rằng, “sự hợp nhất mọi người tự thân nó là nội dung chân thực và mục đích của nhà nước, cịn các cá nhân có nhiệm vụ tiến hành một lối sống chung” [22, tr.264]. Tính hợp lý của một chế độ nhà nước, theo G.W.F.Hegel, thể hiện ở
“sự thống nhất ở khắp nơi của cái chung và cái riêng” [22, tr.264].
Việc G.W.F.Hegel nhất quán tuân thủ tư tưởng và mục đích cơ bản của “Triết học pháp quyền” - tư tưởng về nhà nước như một “chỉnh thể đạo đức” - đã đưa ông đến tư tưởng rằng, nhà nước là điều kiện duy nhất để những cá nhân cụ thể riêng biệt đạt tới các mục đích và phúc lợi đặc biệt của mình. Do vậy, theo G.W.F.Hegel, cái chung, cái thực thể, tức nhà nước, cần giữ vai trò hàng đầu trong quá trình hình thành sự thống nhất biện chứng của cái chung và cái riêng.
G.W.F.Hegel đã đưa ra những phỏng đoán biện chứng thiên tài khi ông giải quyết vấn đề quan trọng - vấn đề tương tác giữa chính trị và đạo đức, giữa tự do và tất yếu trong tiến trình lịch sử tồn cầu. Ở đây, G.W.F.Hegel đã phát triển quan điểm về các mặt của tinh thần nhân dân là cái dường như biểu thị các cấp độ tiến bộ khác nhau của tự do. G.W.F.Hegel chuyển từ tinh thần nhân dân bộc lộ ở trong tập quán, luật pháp và nhà nước, ở trong tôn giáo, nghệ thuật và khoa học ở một giai đoạn lịch sử cụ thể sang việc đánh giá vai trị của cá nhân trong tiến trình phát triển lịch sử. Theo G.W.F.Hegel, cá nhân thực chất là công cụ của tinh thần thế giới. G.W.F.Hegel phân chia họ ra thành hai loại: một số cá nhân thực chất là những người “tái sản xuất ra các mục đích riêng tư” của mình mà họ phục tùng khi tái sản xuất ra các mục đích chung, song họ lại khơng ý thức được nội dung của các mục đích chung; số cá nhân khác - những cá nhân lịch sử toàn cầu (Cesar, Napoleon), họ biến tất yếu lịch sử một cách vơ thức thành mục đích cá nhân. G.W.F.Hegel nhận xét, “Đó là những vĩ nhân trong lịch sử, các mục đích cá nhân riêng tư của họ bao hàm trong mình yếu tố thực thể là cái cấu thành ý chí của tinh thần thế giới... hóa ra là những anh hùng tự sáng tạo từ bản thân mình và những hành động của họ tạo ra trạng thái và quan hệ chỉ là việc làm và tạo phẩm của họ trong thế giới” [Hegel. Tồn tập, t.8, Moscow, tr.29] Ơng viết tiếp, “Những cá nhân như vậy, khi theo đuổi mục đích của mình, khơng ý thức được ý niệm nói chung; nhưng họ là các nhà hoạt động chính trị và thực tiễn” [Hegel. Toàn tập, t.8, Moscow, tr.29]
Đồng thời, họ cũng là những người biết tư duy và sáng suốt, công việc của họ “... là hiểu biết cái chung ấy, thang bậc tất yếu trước mắt trong phát triển thế giới của họ...” [Hegel. Toàn tập, t.8, Moscow, tr.29]. [Hegel. Toàn tập, t.8, Moscow,
tr.29] Trong q trình đạt tới lợi ích chung và lợi ích riêng của mình, họ buộc phải “... xéo nát đóa hoa vơ tội, phá huỷ nhiều thứ trên đường đi của mình” [Hegel. Tồn tập, t.8, Moscow, tr.32]. Tuy nhiên, “lý tính ranh mãnh” này bắt buộc khát vọng và lợi ích của những vĩ nhân và vơ số cá nhân “đang tái sản xuất” phải làm việc cho mình (song mục đích của con người hồn tồn khơng phải bao giờ cũng được thực hiện), họ khơng nghi ngờ rằng, “lý tính ranh mãnh” là vơ hại ở phía sau, trong khi “những cá nhân bị hy sinh và bắt buộc phải bị tiêu diệt. Ý niệm cống nộp tồn tại hiện có khơng phải xuất phát từ bản thân, mà xuất phát từ khát vọng của cá nhân” [Hegel. Toàn tập, t.8, Moscow, tr.32].
Qua đó G.W.F.Hegel muốn nói rằng, hành vi và hành động cá nhân, mang tính chất tự do khách quan, mặc dù chúng do cá nhân tự do thể hiện dưới chiêu bài của tính tất yếu sinh hoạt, vốn có can hệ với tự do cá nhân của nó. Do vậy, những cá nhân “tái sản xuất” bị khuôn về phương tiện để thực hiện những yêu cầu của lý tính.
G.W.F.Hegel thừa nhận con người có một cái gì đó độc lập và vĩnh hằng ở trong mình - đạo đức, luân lý, tơn giáo mà, theo ơng, có liên hệ một cách mật thiết nhất với “bản nguyên tối cao”, với cái chung. Nhưng khát vọng, lợi ích, mục đích riêng tư của các cá nhân hóa ra đã bị G.W.F.Hegel tách rời khỏi con người cụ thể cùng với những tiềm năng tinh thần vốn có của nó. Chính vì vậy con người “có tội” cả về cái ác, lẫn về cái thiện. G.W.F.Hegel đi đến kết luận rằng, cần phải loại trừ luân lý, đạo đức và tôn giáo ra khỏi khái niệm “phương tiện” vì con người là mục đích tự thân xét từ góc độ nội dung của mục đích chung do tinh thần thế giới quyết định. G.W.F.Hegel lại một lần nữa có lý khi xác định con người cụ thể như mục đích tự thân; luận điểm này của G.W.F.Hegel cho thấy sắc thái nhân văn cao cả trong quan điểm triết học lịch sử của ông.
Việc đạt tới lý tưởng chung trong lĩnh vực hợp nhất cái riêng và cái đặc thù được thực hiện trên thực tế thông qua nhà nước, thông qua các thể chế và các thiết chế của nó, nơi mà “chúng hợp nhất trong mình tự do và tất yếu” [22, tr.275], nơi mà tự do hợp lý, đặc biệt của mỗi người riêng biệt được thực hiện. Điều quan trọng đối với G.W.F.Hegel là làm sao để quy luật của lý tính (tất yếu lịch sử) và quy luật của tự do cá nhân bổ sung cho nhau, để hạnh phúc của công dân trở thành sự quan
tâm và mục đích của nhà nước, vì trong trường hợp ngược lại, nhà nước “treo lơ lửng trên không... đứng trên đôi chân yếu ớt” [22, tr.275].
Các nhà kinh điển triết học Mác - Lênin đánh giá cao nhận xét sáng suốt của G.W.F.Hegel rằng, trong lúc theo đuổi mục đích vị kỷ của mình, con người qua đó thực hiện “một cái gì đó xa hơn” một cách vơ thức, rằng tính tất yếu lịch sử ẩn náu ở đằng sau những mục đích ngẫu nhiên của những con người riêng biệt.