Theo G.W.F.Hegel, lịch sử bắt đầu từ chế độ nhà nước và đời sống lúc đầu ra đời ở thế giới phương Đông, cụ thể là ở Trung Quốc. Theo ông, các dân tộc phương Đông (Trung Quốc và Ấn Độ) không phải là các dân tộc lịch sử (chưa biết tới tự do chủ quan), vì tinh thần ở đây mới chỉ thức tỉnh mà chưa vận động. Tinh thần tự hiện thực hóa mình dưới dạng nhà nước, nhưng bản thân tồn tại chính trị của nó là trạng thái nội tại, là khả năng của tồn tại lịch sử. Sáng tạo lịch sử chưa trở thành đặc điểm của các dân tộc phương Đông, do vậy tinh thần chưa vượt ra khỏi khuôn khổ dân tộc, quan hệ quốc tế tích cực khơng có ở đây.
G.W.F.Hegel lý giải tính tích cực rất thấp của con người ở phương Đông bởi sự không phát triển của tự ý thức. Cá nhân ở đây khơng có tự do chủ quan và do vậy
chỉ thể hiện là thành tố của thực thể xã hội (nhà nước). Nhà nước là nguyên tắc đạo đức được hiện thực hóa (Thượng đế), khơng được đạo đức “bên dưới” ủng hộ, vì do tinh thần chủ quan khơng phát triển nên ý chí cá nhân lĩnh hội các chuẩn mực xã hội chỉ như lực lượng bên ngoài. Con người vẫn chưa trở thành nhân cách, nó khơng có những tín niệm nội tâm và lương tâm, do vậy luật pháp được thực hiện nhờ cưỡng chế, chứ không phải thông qua thuyết phục. Đánh giá của G.W.F.Hegel về thế giới phương Đông xa rời với lịch sử hiện thực và khơng có căn cứ. Đây là một mơ hình tư biện.
Hy Lạp và La Mã Cổ đại là thời đại lịch sử tiếp theo trong lược đồ lịch sử của G.W.F.Hegel. Bằng luận chứng tư biện, G.W.F.Hegel chứng minh một cách xác đáng rằng, văn hóa Hy Lạp khơng tự trị, do nó ra đời nhờ tiếp cận với các nền văn hóa phương Đơng tồn tại trước nó và nhờ khắc phục chúng. Đây là yếu tố vượt bỏ và kế thừa biện chứng. Lần đầu tiên trong tư tưởng triết học lịch sử đã xuất hiện tư tưởng có nội dung lý luận sâu sắc về bước chuyển lịch sử: hình thức cũ tiêu vong, sinh ra hình thức mới, nguồn gốc của phát triển là những mâu thuẫn nội tại, tất yếu phải bộc lộ ra bên ngồi. Hình thức phát triển này mang tính phổ biến.
Theo G.W.F.Hegel, xuất phát điểm và cơ sở của xã hội Hy Lạp Cổ đại là những cá nhân độc lập được hợp nhất với nhau khơng phải bởi quan hệ gia trưởng mang tính tự nhiên, mà bởi sự thống nhất về luật pháp và những chuẩn mực văn hóa. Tinh thần Hy Lạp cũng trải qua các giai đoạn sinh thành, trưởng thành và suy tàn, tương ứng với chúng trong lịch sử là các giai đoạn xây dựng cá tính hiện thực; tính độc lập và hạnh phúc trong chiến thắng kẻ thù bên ngoài; khủng hoảng và tiêu vong khi xung đột với thế giới La Mã. Tinh thần Hy Lạp ra đời cho tự do, chia tay với tự nhiên và thể hiện ở cá tính tuyệt mỹ. Q trình tự đào sâu của tinh thần (tức là tự giải phóng khỏi cái tất yếu tự nhiên) đạt tới giai đoạn của ý thức thẩm mỹ, tức là giai đoạn đầu tiên của tinh thần tuyệt đối. Do vậy, G.W.F.Hegel xem cá tính và cái đẹp là giới hạn vận động của tinh thần Hy Lạp đến với tự do.
Với G.W.F.Hegel thì việc tinh thần khắc phục tự nhiên khơng có nghĩa là khước từ tự nhiên theo lối khắc kỷ. Con người vẫn là đại diện của những đặc điểm thể chất. Yếu tố tự nhiên của tính cách Hy Lạp (thiên hướng, khát vọng, tính khí)
khơng bị loại bỏ một cách máy móc, mà được cải biến và phục tùng đạo đức tự do, tức là biến thành hình thức biểu hiện của tinh thần. Về thực chất, G.W.F.Hegel khẳng định rằng, những phẩm chất xã hội của con người không loại bỏ cái tự nhiên, mà tinh thần hóa nó.
Thế giới La Mã được G.W.F.Hegel coi là giai đoạn chuẩn bị những tiền đề cho tự do phổ biến của con người thông qua tự do tinh thần của Kitơ giáo. Chính ở đây G.W.F.Hegel đặt ra một vấn đề quan trọng là tất yếu lịch sử và số phận của cá nhân. Theo G.W.F.Hegel, chính trị và sức mạnh của hoàn cảnh cho thấy sự tăng cường của các nhân tố xã hội trong lịch sử và sự tha hóa của chúng khỏi con người. Với cá nhân, đây là giai đoạn bi đát, chỉ được minh biện nhờ sứ mệnh của mình - chuẩn bị cho một giai đoạn cao hơn.
Giai đoạn phát triển cao nhất của lịch sử loài người trong lược đồ lịch sử toàn thế giới của G.W.F.Hegel là thế giới German. Theo ông, một mặt, tinh thần Cận hiện đại đồng nhất với tinh thần German, nó bao hàm trong mình những thành tựu chủ yếu của các giai đoạn trước đó. Mặt khác, tinh thần German là tính hiện thực của ngun tắc Kitơ giáo như tự do đang được thực hiện ở trong mỗi người và mọi người. Đây là sự luận chứng một cách tư biện cho sứ mệnh của dân tộc German, cho chủ nghĩa German là trung tâm.
Cuối cùng, vấn đề về triển vọng của lịch sử (sự cáo chung của lịch sử) là một vấn đề quan trọng trong triết học lịch sử G.W.F.Hegel, vì nó động chạm tới vấn đề quan hệ giữa hiện thực và lý tưởng được biểu thị qua luận điểm nổi tiếng của G.W.F.Hegel “cái gì hợp lý thì hiện thực; cái gì hiện thực thì hợp lý”. Nhiều tác giả coi nó là bằng chứng cho thấy G.W.F.Hegel chấp nhận và biện hộ chế độ Phổ phản động đương thời. Tuy nhiên, đi sâu tìm hiểu triết học lịch sử G.W.F.Hegel, chúng ta nhận thấy luận điểm nói đến sự đồng nhất của cái hợp lý và cái hiện thực này gắn liền với việc lý tưởng hóa những phương diện nhất định của trình độ thực tiễn xã hội đạt tới và con đường phát triển chính trị có định hướng bảo về pháp chế nhà nước như hình thức tổ chức tự do và trung gian hóa cơ chế bạo lực và thống trị thơng qua luật pháp. Đây chính là chủ nghĩa duy nhà nước pháp quyền, chứ không phải là chủ nghĩa cực quyền như sau này K.Popper gán ghép cho G.W.F.Hegel.
Xét từ góc độ triết học lịch sử, vấn đề về chế độ chính trị - xã hội tốt nhất là một phương diện ứng dụng của vấn đề về giới hạn của tiến bộ, về tri thức toàn vẹn và thực hiện đầy đủ tự do - đây là vấn đề về sự cáo chung của lịch sử (và của nhận thức). Theo G.W.F.Hegel, bất kỳ lĩnh vực tinh thần nào cũng phát triển đến hình thức cao hơn. Xét về mặt lơgíc, những biểu hiện cụ thể của “khâu tối hậu” cần phải là sự chấm dứt phát triển lịch sử và đạt tới tri thức tuyệt đối. Với G.W.F.Hegel, “khâu tối hậu” trong phát triển của tinh thần có nghĩa là một thang bậc xác định về chất trong quá trình hình thành phương pháp luận khoa học với tư cách cái cho phép nhận thức đúng đắn vạn vật trong vận động liên tục của chúng. Xét về thực chất, tinh thần tuyệt đối của G.W.F.Hegel là ý thức xã hội, “tộc loại” đạt tới độ trưởng thành. Sự trưởng thành thể hiện ở việc vượt bỏ đối lập giữa tinh thần cá nhân hữu hạn và tự ý thức tuyệt đối thể hiện trong khoa học. Nếu nói đến lịch sử tồn cầu, thì những phán đốn trừu tượng của G.W.F.Hegel về vấn đề này cho thấy ơng coi cịn lâu lồi người mới đạt tới điểm tận cùng, cáo chung đó.
Có thể giải thích thêm về những điều nói trên như sau. Mặc dù G.W.F.Hegel tuyên bố sau chiến dịch Jena Pháp - Phổ năm 1806, lịch sử đã cáo chung, nhưng rõ ràng ông không cho rằng quốc gia tự do đã giành thắng lợi trên toàn thế giới, thậm chí ngay tại nước Đức, nơi ơng sinh sống, thắng lợi đó cũng khơng xác định. Điều mà ơng muốn biểu đạt là, hai nguyên tắc mà các quốc gia tự do hiện đại cần thuận theo, tức là tự do và bình đẳng, đã được phát hiện và được thực hiện ở các quốc gia phát triển nhất, hơn nữa khơng có các ngun tắc hay hình thái xã hội tổ chức chính trị khác ưu việt hơn xã hội hay tổ chức tự do. Nói cách khác, xã hội tự do không tồn tại những mâu thuẫn riêng có trong tổ chức xã hội thời kỳ đầu, và vì vậy, phép biện chứng của lịch sử viết nên một dấu chấm hết. Quan sát các sự việc xảy ra xung quanh mình, suy nghĩ một chút về những biến đổi nảy sinh trên thế giới sau chiến dịch Jena, chúng ta hiểu rằng, G.W.F.Hegel đã đúng khi coi chiến dịch đó là sự cáo chung của lịch sử. Trong chiến dịch đó và thơng qua chiến dịch đó, trên thực tế, bộ phận tiên phong của loài người đã đạt đến điểm cuối và mục tiêu, tức là điểm cuối của lịch sử nhân loại. Tất cả các sự việc xảy ra từ đó về sau chẳng qua chỉ là sự kéo dài của lịch sử thế giới mà Napoleon đã thực hiện ở nước Pháp mà thơi. Nhìn từ
quan điểm lịch sử chân chính, ta thấy hai cuộc đại chiến thế giới và các cuộc cách mạng lớn nhỏ lần lượt nổ ra từ đầu thế kỷ XX đến nay chỉ có một tác dụng là đưa văn hóa của khu vực ngoại vi lên tầm cao lịch sử của châu Âu tiên tiến nhất (dù là chân thực hay hư cấu).
Nếu đặt học thuyết của G.W.F.Hegel về sự cáo chung của lịch sử trong chỉnh thể lơgíc học của ơng, có thể thấy học thuyết đó lấy học thuyết về ý niệm làm căn cứ: xuất phát từ ý niệm thuần tuý, thông qua sự phủ định bản thân đạt đến thế giới hiện tượng, sau đó lại dựa vào phủ định thế giới hiện tượng để thực hiện sự quay trở về ý niệm tuyệt đối. Cũng chính là trong phép biện chứng của G.W.F.Hegel, lịch sử thực hiện vịng tuần hồn từ “khơng” đến “có”, từ “có” đến “khơng”. Trong vịng tuần hồn này “có” cao hơn “khơng”, “vơ hạn” cao hơn “hữu hạn”. Vì vậy, phủ định của phủ định hồn tồn khơng phải là một trạng thái trung tính. “Vơ hạn” là khẳng định, chỉ có “hữu hạn” mới bị loại bỏ đi. Từ sự mở đầu của hệ thống triết học duy tâm của G.W.F.Hegel, có thể quan sát thấy sự hoàn thành của tư tưởng lịch sử. G.W.F.Hegel nói: khi bắt đầu tư duy, ngồi tư tưởng khơng có tính quy định ra thì khơng có thứ gì khác, vì trong tính quy định đã bao hàm “một” và “cái khác”; nhưng khi bắt đầu chúng ta cịn khơng có “cái khác”. Tính khơng quy định sớm nhất chính là “có” mà chúng ta nói. Cái “có” này khơng thể cảm giác thấy, khơng thể nhìn thấy, khơng thể biểu hiện, mà là một thứ tư duy thuần tuý và lấy tư duy thuần tuý làm sự mở đầu của lơgíc học. Cũng có nghĩa là, tư tưởng, ý niệm hoặc tinh thần thuần tuý tự do là sự bắt đầu của cả hệ thống tư tưởng của G.W.F.Hegel, do đó “lịch sử thế giới” chẳng qua chỉ là sự phát triển của “khái niệm tự do”. Nhưng tự do khách quan - các loại quy tắc của tự do chân chính - yêu cầu chinh phục “ý chí” ngẫu nhiên đó, vì về bản chất, ý chí này là có tính hình thức.
Mặc dù học thuyết về sự cáo chung của lịch sử xuất phát từ sự thực hiện của hệ thống tư tưởng triết học của G.W.F.Hegel, nhưng G.W.F.Hegel lại là một nhà tư tưởng vĩ đại, có trách nhiệm, khơng vì bảo vệ hệ thống tư tưởng của mình một cách phiến diện mà ông đánh mất đi ý thức chân lý và tinh thần đạo đức của một nhà tư tưởng. G.W.F.Hegel cho rằng, lịch sử triết học có trách nhiệm chỉ ra một cách chính xác xem sự triển khai lịch sử của nội dung triết học và sự triển khai biện chứng của
tư tưởng lơgíc một mặt thống nhất với nhau nhau như thế nào, mặt khác lại khác nhau như thế nào. Vì vậy trước khi khẳng định đầy đủ lịch sử thế giới, trước tiên cần xác lập tính thực tại và tính đa nguyên cụ thể của nó. G.W.F.Hegel nói, lịch sử thế giới với cảnh tượng mn màu, tình hình phức tạp là q trình phát triển và thực hiện của “tinh thần” - đó là thuyết biện chứng chân chính, nó đã thực sự chứng minh Chúa trong lịch sử. Chỉ có nhận thức đó mới có thể khiến cho “tinh thần” và “lịch sử thế giới” điều hoà với hiện thực - những sự việc đủ loại xảy ra trước kia và bây giờ không những không phải là “khơng có Chúa”, mà căn bản là “tác phẩm của chính Chúa”. Về vấn đề tính chính đáng, G.W.F.Hegel cho rằng, lịch sử thế giới phải thể hiện tính phổ biến của nó. Ngun nhân của điều đó là ở chỗ, lịch sử thế giới vượt ra ngồi những quan điểm đó. Mỗi giai đoạn của lịch sử thế giới đều lưu giữ khâu tất yếu đó của quan niệm tinh thần thế giới, mà khâu đó giành được quyền tuyệt đối của nó trong giai đoạn đó của nó. Trong tiến trình tự phát triển tự ý thức của tinh thần thế giới, cái dân tộc mà khâu đó với tính cách là ngun tắc tự nhiên thuộc về đó có sứ mệnh chấp hành khâu đó. Trong thời kỳ đó của lịch sử thế giới dân tộc đó là dân tộc thống trị, nó sáng lập nên kỷ nguyên mới trong lịch sử thế giới, nhưng chỉ có thể sáng lập một lần [22, tr.121]. Trong cách nhìn của G.W.F.Hegel, dân tộc đó là dân tộc mang tính lịch sử thế giới (Hy lạp, La Mã cổ đại, Pháp, Đức với tính cách là các dân tộc có tính chất lịch sử thế giới, đều một lần đi vào lịch sử thế giới).
Tiểu kết chƣơng 3
Vốn là người theo chủ nghĩa duy lý, G.W.F.Hegel coi cơ sở của lịch sử là Lý tính. Nó bộc lộ ra trong lịch sử tồn cầu là lý tính thế giới, cịn với tư cách Đấng sáng tạo ra lịch sử thì là tinh thần thế giới, vì lịch sử tất yếu biểu thị hoạt động của tinh thần, nên tiến trình lịch sử là hợp lý, phù hợp với lý tính. Lý tính ở đây được hiểu là thừa nhận tính có quy luật khách quan, tính phù hợp với mục đích như định hướng của phát triển lịch sử. Phương diện khác của lý tính của lịch sử thể hiện ở căn cứ - thực thể tinh thần của nó. Quan niệm của G.W.F.Hegel về tính hợp lý của lịch sử cho phép luận chứng khả năng mang tính ngun tắc của khoa học lịch sử, vì việc phát hiện ra lý tính trong lịch sử trở thành phương thức xem xét quy luật lịch
sử.
Vấn đề “tiến bộ lịch sử và tự do” được G.W.F.Hegel đặt ra và giải quyết từ quan niệm về tiến trình lịch sử xã hội lồi người như một q trình thống nhất, phục tùng một số quy luật chung, hướng tới mục đích chung - tự do theo các thang bậc nối tiếp nhau (tiến bộ) trong nhận thức về tự do. Nhận thức về tự do chính là tiêu chí để phân kỳ lịch sử, cho phép đánh giá các thang bậc phát triển (tiến bộ) của lịch sử. Vận động lịch sử được thực hiện trong thế giới hiện thực thông qua con người, song tinh thần vẫn là cơ sở của nó.
G.W.F.Hegel dành cho con người một địa vị xứng đáng trong bức tranh về lịch sử thế giới và cố giải thích vai trị của con người như thực thể có ý chí và tự do, có năng lực lựa chọn và tham dự vào tiến trình lịch sử. Địa vị của con người thể hiện qua biện chứng của lợi ích (khát vọng) của con người và quy luật khách quan (“sự ranh mãnh của lý tính lịch sử”), tự do cá nhân và tất yếu lịch sử. Lịch sử là q trình chuyển biến những tính quy định của nó thành hiện thực được trung gian hóa bởi ý thức và ý chí của con người.
Con người thể hiện và tự khẳng định mình với tư cách là tác nhân sống động của hoạt động lịch sử, có quyền xuất phát từ những lợi ích riêng của mình. Song, ý nghĩa của hoạt động cá nhân được đảm bảo bởi quy luật lịch sử và trên thực tế bị