Triết học lịch sử G.W.F.Hegel ra đời và chịu sự chi phối của một bối cảnh lịch sử cụ thể là hiện thực lịch sử và văn hóa xã hội nước Phổ và châu Âu từ cuối thế kỷ XVIII. Đây là khoảng thời gian lịch sử xuất hiện những mầm mống của giai cấp tư sản và cũng là thời điểm báo hiệu giờ cáo chung của chế độ phong kiến châu Âu vốn đã bắt đầu tan rã từ thế kỷ XV. Ở Tây Âu, cụ thể là ở Italia, ngay từ thế kỷ XV đã xuất hiện các công trường thủ công tạo ra nền sản xuất với năng suất lao động khá cao. Việc cải tiến, sáng chế ra công cụ lao động mới như máy kéo sợi tự động, máy in cùng với những phát kiến địa lý, việc tìm ra châu Mỹ và đường biển đến những miền đất mới, v.v. đã tạo điều kiện cho sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chính những bước tiến đó của nhân loại đã làm xuất hiện các nước tư bản chủ nghĩa đầu tiên như Anh, Italia, Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan.
Cơng cụ lao động mới ra đời có liên hệ chặt chẽ với sự phát triển vượt bậc của khoa học tự nhiên như nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất tạo ra khác biệt giữa xã hội tư bản chủ nghĩa với tất cả các xã hội trước đó. Những phát minh khoa học được ứng dụng, thâm nhập vào cuộc sống, có vai trị rất lớn trong việc cấu thành một phương thức sản xuất mới. Đồng thời khoa học cũng thâm nhập vào lĩnh vực kiến trúc thượng tầng, tương tác với các bộ phận của nó. Những phát minh khoa học tạo nên bước ngoặt trong lịch sử nhận thức nhân loại và tất nhiên đã có ảnh hưởng quan trọng đến tư tưởng triết học lịch sử của G.W.F.Hegel về sự cần thiết phải tìm ra các quy luật vận động, phát triển của lịch sử loài người, tức sự cần thiết của nhận thức khoa học về lịch sử giống như nhận thức khoa học về các hiện tượng tự nhiên, về lịch sử của giới tự nhiên.
Sự xuất hiện của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa với sự trợ giúp của cách mạng công nghiệp Anh làm tăng trưởng mạnh mẽ sản xuất xã hội, qua đó khẳng
định sức mạnh của con người trong nhận thức thế giới, cho thấy khả năng, sức mạnh sáng tạo, sức mạnh xã hội của con người trong chinh phục tự nhiên, cải tạo thế giới. Sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa dần thủ tiêu quan hệ kinh tế phong kiến, làm nảy sinh một giai cấp mới - giai cấp tư sản như một lực lượng xã hội tiến bộ, đại diện cho một phương thức sản xuất mới - phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Trong xã hội phong kiến, giai cấp tư sản dưới hình thức mầm mống thuộc đẳng cấp thứ ba phải chịu sự thống trị của đẳng cấp quý tộc và tăng lữ. Đẳng cấp thứ ba này khơng chỉ bị bóc lột về kinh tế mà cịn bị áp bức về chính trị, cùng một lúc phải chịu ách thống trị của cả vương quyền và thần quyền. Chính sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa đã làm cho quan hệ sản xuất cũ, trước hết là chế độ sở hữu phong kiến, trở nên lạc hậu, lỗi thời, kìm hãm sự phát triển chung của tồn xã hội. Chế độ phong kiến châu Âu cùng với những đặc trưng của nó là chuyên chế, đặc quyền đã khơng cịn phù hợp trước địi hỏi do thời đại lịch sử lúc bấy giờ đặt ra. Do đó, xóa bỏ chế độ phong kiến, đẳng cấp, xây dựng một chế độ xã hội mới dựa trên quan hệ sản xuất mới phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất là một xu thế lịch sử mang tính tất yếu. Nước Phổ đương thời với G.W.F.Hegel đã ở vào đêm trước của cách mạng tư sản, trong bối cảnh chuẩn bị diễn ra “bước ngoặt lịch sử”, G.W.F.Hegel đã cảm nhận thấy và hiểu rõ đòi hỏi của thời đại lịch sử, của xã hội Phổ.
Cùng với sự lớn mạnh về kinh tế, giai cấp tư sản đã nhanh chóng khẳng định mình là một lực lượng chính trị độc lập. Đứng trước địi hỏi bức thiết của phát triển lịch sử, giai cấp này tổ chức đấu tranh quyết liệt nhằm lật đổ ách thống trị của giai cấp phong kiến. Các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên đã nổ ra ở Hà Lan, ở Anh. Nối tiếp cách mạng tư sản Anh, Đại cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1794) là đòn quyết định tiêu diệt chế độ phong kiến ở châu Âu. Cùng với việc Cách mạng Pháp thành cơng thì lịch sử châu Âu lật sang một trang mới. Sự kiện vĩ đại đó đồng nghĩa với việc chấm dứt sự tồn tại dai dẳng của chế độ phong kiến.
Thực tiễn đấu tranh giai cấp và cách mạng tư sản làm cho khái niệm “tự do” trở thành khái niệm trung tâm, thành tinh thần của thời cận hiện đại. Một trong các
nhà tư tưởng của giai cấp tư sản Pháp, Diderot (1713 - 1784) khẳng định: “Mỗi một thế kỷ đều có tinh thần riêng của nó. Tinh thần của thời đại chúng ta là tinh thần tự do” [71, tr.541]. G.W.F.Hegel viết: “Dân tộc Pháp nhờ tắm trong cuộc cách mạng nên đã giải phóng khỏi nhiều định chế mà tinh thần con người đã bỏ lại đằng sau như những chiếc giày của trẻ em; những định chế đó đè nặng tâm thức họ, cũng như chúng còn đè nặng trên tâm thức những kẻ khác như những bộ lơng chó chết”; “Lần đầu tiên (trong cách mạng Pháp), người ta đã đi đến kết luận là “con người đứng thẳng đầu mình, tức là có tư tưởng, và căn cứ theo tư tưởng mà sáng tạo hiện thực”; “Do nội dung của nó, sự kiện ấy (cách mạng Pháp) có một tầm quan trọng lịch sử tồn thế giới”, “Chủ nghĩa tự do, những thể chế của chủ nghĩa tự do đã được phổ cập ở châu Âu” [Dẫn theo 14, tr.132, 136].
Tự do là lý tưởng cách mạng, là khẩu hiệu đấu tranh của giai cấp tư sản Tây Âu tiên tiến. Dưới ngọn cờ tự do, giai cấp tư sản đã tập hợp, lôi cuốn được sức mạnh của quần chúng nhân dân vào cuộc đấu tranh vì phát triển và tiến bộ xã hội. Với tư cách “kết tinh tinh thần của thời đại” [49, tr.156], triết học G.W.F.Hegel tất nhiên phải phản tư về tinh thần tự do của thời đại cách mạng tư sản. Do vậy, có thể khẳng định, thực tiễn cách mạng tiến bộ này chính là nguồn gốc trực tiếp của những tư tưởng triết học lịch sử G.W.F.Hegel biểu thị nhu cầu và tinh thần của lịch sử Tây Âu đương thời, làm cho vấn đề về tự do trở thành một trong những đề tài trung tâm của nó.