biểu phƣơng Tây hiện đại
Quan điểm triết học lịch sử của G.W.F.Hegel đã để lại dấu ấn sâu sắc ở sự phát triển văn hóa và triết học sau đó. Đồng thời nó cũng nhiều lần bị phê phán. Chúng tôi nêu ra một số sự trách cứ thường được những người phê phán đưa ra nhằm chống lại triết học lịch sử G.W.F.Hegel. Sự trách cứ thứ nhất cho rằng, triết học lịch sử này bao hàm yếu tố định mệnh luận. Định mệnh luận xuất hiện do “tinh thần thế giới”, tức quy luật lịch sử, tác động khơng phụ thuộc vào ý chí và sự nhất trí của con người. Con người đóng vai trị những con rối mà một lực lượng vơ hình - lý tính lịch sử - làm cho họ hành động. Thực chất, họ khơng hiểu họ sáng tạo cái gì và đang hướng tới một mục đích thiên hựu của lịch sử - tự do, bản thân họ khơng hồi nghi điều đó. Tình hình là như vậy ít nhất cho tới khi bản thân triết học G.W.F.Hegel phát hiện ra quy luật của lịch sử và vạch ra mục đích của nó.
Có thể phân chia sự phê phán định mệnh luận của G.W.F.Hegel ra thành hai khuynh hướng. Khuynh hướng thứ nhất do K.Popper đại diện [61], đã phê phán định mệnh luận G.W.F.Hegel nhằm minh biện cho sự can thiệp triệt để hơn vào tiến trình lịch sử so với mức độ mà triết học G.W.F.Hegel giả định. Những người phê phán theo khuynh hướng này cho rằng, sự can thiệp như vậy có thể được thực hiện bởi một lực lượng xã hội, một nhóm người, một đảng phái chính trị, v.v.. Bằng cách này hay cách khác, nó đều có nghĩa là cho phép bạo lực cách mạng trong những trường hợp cần cho thắng lợi của của các lực lượng tiến bộ. Còn G.W.F.Hegel lại đề cao những cải biến nhẹ nhàng hơn là cách mạng. Theo ông, nếu kêu gọi hoạt động cách mạng, thì “triết học dường như can thiệp vào tiến trình của các sự vật khơng có
liên quan tới nó” [22, tr.54]. Theo ơng, mọi cái hợp lý cần được thực hiện, nhưng
tất cả đều phải đúng lúc. Không nên tăng tốc đáng kể sự tiến bộ trong thực hiện tự
do, cũng như không nên làm giảm nó đáng kể. Lực lượng quyết định của tiến trình lịch sử tiến bộ là hoạt động vơ hình của “lý tính khách quan” hay, nói bằng ngơn ngữ đơn giản hơn, là sự phát triển văn hóa chung của xã hội.
K.Popper buộc tội triết học lịch sử G.W.F.Hegel là nó đã dựa trên cái gọi là “chủ nghĩa duy lịch sử” (historicisme), “chủ nghĩa duy bản chất” (essentialisme), “thuyết chủ tồn” (holisme) và chủ nghĩa khơng tưởng đầy tội lỗi bắt nguồn từ đó. K.Popper quan niệm chủ nghĩa duy lịch sử là nguyên lý, theo đó mục đích cơ bản của các khoa học xã hội là đưa ra những tiên đoán lịch sử dựa trên cơ sở vạch ra các xu hướng phát triển của những trạng thái xã hội trước đó. Song, K.Popper coi mọi tiên đoán xã hội đều là những phỏng đoán sai về mặt khoa học, đều là những “tiên tri” không tưởng, hay trong trường hợp tốt nhất, cũng chỉ là những giả thuyết.
Từ đó, K.Popper đi đến kết luận rằng, định hướng cứng nhắc trong những tính tốn của con người vào các tiên đoán xã hội được đưa ra từ trước là chủ nghĩa duy tâm, G.W.F.Hegel là người đại diện cho quan điểm duy tâm như vậy. K.Popper cho rằng, chủ nghĩa duy tâm khẳng định có thể nhận thức được bản chất của các hiện tượng đang tồn tại và, do vậy, nó bóp chết tinh thần sáng tạo, sản sinh ra chủ nghĩa giáo điều. Theo K.Popper, thuyết chủ toàn là định hướng cải biến triệt để cơ cấu cơ bản của tồn thể xã hội. Ơng đem nó đối lập với cái gọi là “cơng nghệ xã hội ngắn hạn”. K.Popper gọi chủ nghĩa cộng sản của C.Mác là thuyết không tưởng bắt nguồn trực tiếp từ triết học lịch sử G.W.F.Hegel. Cần phải thấy rằng K. Popper phê phán triết học duy lý về lịch sử của G.W.F.Hegel là nhằm chống lại chủ nghĩa Mác từ gốc rễ.
K.Popper đưa ra những suy luận mang tính “phản chủ tồn” nhằm chống lại “chủ nghĩa định mệnh” của G.W.F.Hegel như quan điểm về các quy luật bất di bất dịch của tiến trình lịch sử và tác động một cách hồn tồn khơng phụ thuộc vào ý muốn của con người. Ơng buộc tội những mơn đệ của triết học lịch sử G.W.F.Hegel về việc họ dường như cố thiết lập “nền chuyên chính” một cách trái ngược với các xu hướng hiện thực của phát triển xã hội.
K.Popper đưa ra luận điểm “Lý luận càng cấm nhiều hơn thì nó càng tốt hơn” nhằm chống lại vai trị của trừu tượng hóa trong nhận thức lịch sử đã được G.W.F.Hegel nhấn mạnh. Rõ ràng là K.Popper đã khơng nhận thấy vai trị của trừu tượng hóa, khái quát hóa, của các lý thuyết cơ bản trong sự phát triển của khoa học. Nhiệm vụ của lý luận cơ bản là trừu tượng hóa những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của hiện tượng đang được nghiên cứu và hình thành những sự khái quát tương ứng. Do vậy, nó khơng đáp ứng được yêu cầu “cấm càng nhiều càng tốt” của K.Popper.
Như vậy, khi chứng minh rằng, học thuyết triết học lịch sử của G.W.F.Hegel là chủ nghĩa giáo điều cực đoan bằng cách sử dụng những thuật ngữ như “chủ nghĩa duy lịch sử”, “chủ nghĩa duy bản chất”, v.v., K.Popper cam đoan rằng, học thuyết triết học lịch sử của G.W.F.Hegel trên thực tế là giả danh khoa học.
Theo K.Popper, “chủ nghĩa giáo điều cực đoan” của G.W.F.Hegel sinh ra một biến thể đặc biệt của nó là chủ nghĩa duy lịch sử. Nếu lơgíc học G.W.F.Hegel đánh tráo nghiên cứu khoa học về những phương diện khác nhau của quá trình hiện thực bằng giáo điều cho rằng, tồn bộ q trình đó cần phải tn thủ lược đồ “chính đề - phản đề - hợp đề”, thì triết học lịch sử G.W.F.Hegel đánh tráo nghiên cứu khoa học về các hiện tượng xã hội bằng giáo điều cho rằng, xã hội tất yếu phải trải qua phát triển biện chứng được định trước từ xã hội nguyên thủy cho tới xã hội Phổ đương thời. K.Popper coi triết học lịch sử G.W.F.Hegel là một cách tiếp cận với xã hội giả định tiên đoán lịch sử là mục đích cơ bản. Mục đích này có thể đạt được bằng con đường vạch ra các “nhịp điệu”, “mơ hình”, “quy luật”, “xu hướng” với tư cách là cơ sở cho tiên đoán lịch sử. Theo ông, G.W.F.Hegel là một người “duy lịch sử” điển hình. Ơng phân biệt tiên đốn lịch sử với tiên đốn khoa học, vì tiên đốn khoa học có điều kiện, chúng khẳng định một số biến đổi này sẽ kéo theo một số biến đổi khác. Trong khi đó thì các tiên đốn duy lịch sử là các tiên tri lịch sử vô điều kiện.
Theo K.Popper, chủ nghĩa duy lịch sử cho rằng, các khoa học xã hội có nhiệm vụ đưa ra các tiên tri lịch sử dài hạn, do vậy nó khơng thể là khoa học, mà trở thành một “đồ thức triết học ngu xuẩn” khi quan niệm lịch sử nhân loại là có kế
hoạch. Nhiệm vụ con người là tiên đốn kế hoạch ấy, qua đó có được chìa khóa để mở ra tương lai. Như vậy, chủ nghĩa duy lịch sử khơng có khả năng tìm ra con đường cho nhân loại đi theo. Theo K.Popper, với tư cách một nhà duy lịch sử nổi tiếng, G.W.F.Hegel đã nghiên cứu những biến đổi xã hội nhằm đưa ra “các tiên đốn vơ điều kiện”. Khi khơng tính đến một thực tế là khoa học chân chính chỉ có thể đưa ra những “tiên đốn có điều kiện”, G.W.F.Hegel đã quan niệm “đồ thức triết học” của mình có thể đặt cơ sở vững chắc cho chính trị.
Như vậy, sau khi buộc tội G.W.F.Hegel về những sai lầm của chủ nghĩa duy lịch sử, K.Popper còn quy cho ơng ta ba sai lầm mang tính chất lý luận là chủ nghĩa bản chất, thuyết chủ tồn và chủ nghĩa khơng tưởng. Chủ nghĩa duy lịch sử gắn liền với chủ nghĩa bản chất vì niềm tin vào các “tiên đốn lịch sử vơ điều kiện” với tư cách cái không tưởng là căn cứ trên tín niệm cho rằng, bản chất của các sự vật bộc lộ ra trong sự phát triển lịch sử mang tính tất yếu, do vậy chỉ cần vạch ra bản chất là đủ để có thể hiểu đúng cái gì sẽ diễn ra trong tương lai. Như vậy, vốn đã bị kết tội về chủ nghĩa duy lịch sử, G.W.F.Hegel và các môn đệ của ông ta không thể khơng có tội về chủ nghĩa bản chất.
Chính sai lầm về chủ nghĩa duy lịch sử và chủ nghĩa bản chất, theo K.Popper, mà triết học lịch sử G.W.F.Hegel không thể không biến chất thành thuyết chủ tồn và chủ nghĩa khơng tưởng. Sai lầm của thuyết chủ tồn là ở chỗ, nó khơng nghiên cứu những phương diện riêng biệt của xã hội mà chỉ quan tâm đến chỉnh thể xã hội. Điều này là mâu thuẫn với phương pháp khoa học, vì chính sự tương tác giữa các bộ phận quy định tính chất hoạt động và phát triển của chỉnh thể. Qua đó, triết học lịch sử G.W.F.Hegel bị sa vào chủ nghĩa không tưởng. Như vậy, các tiên tri lịch sử vô điều kiện của G.W.F.Hegel về phát triển của xã hội với tư cách một chỉnh thể đã trở thành một “đồ án không tưởng”. Nhưng, bất hạnh thay, căn cứ trên một phương pháp khơng thể có, chủ nghĩa khơng tưởng khơng bao giờ có thể dẫn tới việc thực hiện sự khơng tưởng. Thậm chí, với ý định tốt đẹp nhất nhằm tạo dựng thiên đàng trên thế gian, thì học thuyết khơng tưởng cũng chỉ có thể tạo dựng được âm phủ mà thôi, cái âm phủ này được con người tạo dựng dành cho những người anh em của mình.
Khuynh hướng phê phán thứ hai thể hiện rõ nhất trong tác phẩm Triết học của tự do của N.Berdyaev. Theo N.Berdyaev, hạn chế lớn nhất của triết học lịch sử
của G.W.F.Hegel là nó đánh giá thấp phẩm giá cá biệt của con người. Đương nhiên, G.W.F.Hegel biết rất rõ mệnh lệnh tuyệt đối của Kant, kể cả cách trình bày nhấn mạnh thái độ đối với con người như mục đích chứ khơng chỉ như là phương tiện. Tuy nhiên, quan điểm về tiến trình lịch sử của G.W.F.Hegel chỉ tính đến phẩm giá của cá nhân khi “xét đến cùng”, chứ không phải một cách hiện thực, không phải ở mỗi thời điểm của lịch sử. Chỉ ở cuối lịch sử thì con người rốt cuộc mới có khả năng tự giác làm chủ số phận của mình, cịn lịch sử thì sẽ có được ý nghĩa và con người sẽ được định hướng một cách có ý thức. Trước thời điểm này, con người hồn tồn khơng biết làm gì, ngồi kiên nhẫn chờ đợi, nhẫn nhục chịu đựng mọi gánh nặng và bất công trong lịch sử. G.W.F.Hegel đã không quan tâm tới tự do của họ như tự do lựa chọn giữa cái thiện và cái ác. Như vậy, sự lựa chọn đạo đức bị
loại ra khỏi lịch sử như cái dường như khơng có ý nghĩa gì đối với lịch sử. Qua đó G.W.F.Hegel loại ra khỏi lịch sử cá nhân có năng lực tự quyết định tinh thần, tức cá nhân theo đúng nghĩa của từ này.
Trường hợp ngoại lệ là “những vĩ nhân”. G.W.F.Hegel nói về họ một cách đặc biệt, với cảm hứng và sự khâm phục rất cao. Những cá nhân lịch sử tồn cầu là những nhân vật đích thực của lịch sử, họ thể hiện kế hoạch thiên hựu của lịch sử trong việc làm của mình. Chính vì vậy mà họ được phép làm những gì mà người khác khơng được phép làm. Bất chấp việc G.W.F.Hegel có nhiều lời rào trước đón sau về sự cần thiết phải lên án những việc làm vô đạo đức của các vĩ nhân, ông vẫn không thể tránh khỏi sự minh biện cho hai tiêu chí về đạo đức - một dành cho những người bình dân, cịn một nữa thì dành cho những vĩ nhân. Ngoài ra, sự sùng bái vĩ nhân chính là sự sùng bái sức mạnh, - trước những kẻ đạt được thắng lợi chính trị hay thắng lợi quân sự, bất kể bằng giá nào. Sự anh hùng hóa những vĩ nhân hướng vào khát vọng về vinh quang, thắng lợi, v.v. bằng mọi giá. Về thực chất, G.W.F.Hegel đã minh biện cho tất cả những gì thúc đẩy sự tự khẳng định theo lối ích kỷ. Đây là một kiểu “vĩ nhân giáo”, thủ lĩnh giáo.
lịch sử toàn cầu phát triển theo một kế hoạch xác định (thiên hựu) và hướng tới một mục đích tối hậu nào đó. Cho tới khi con người chưa biết tới kế hoạch như vậy thì nó vẫn được thực hiện một cách khơng ngừng và trái ngược với những dích dắc và những bước ngoặt lịch sử khơng tiên đốn được. Trong hoạt động của mình, con ngưới vơ tình hay cố ý thực hiện kế hoạch có sẵn, hướng lịch sử tới một mục đích tối hậu. Quan niệm thiên hựu về lịch sử có liên hệ mật thiết với tư tưởng về tiến bộ. Học thuyết về tiến bộ giả định các nhiệm vụ của lịch sử sẽ được giải quyết trong tương lai. Cần phải xuất hiện một thời điểm trong lịch sử nhân loại khi mà loài người đạt tới trạng thái hoàn hảo nhất và giải quyết được mọi mâu thuẫn, mọi vấn đề đầy rẫy trong số phận của lịch sử lồi người. Nó chủ yếu đã trở thành cái thay thế cho niềm tin tôn giáo đang dần suy yếu do ảnh hưởng của quyền uy khoa học và kỹ thuật ngày một gia tăng. Dần dần đã xuất hiện một hiện tượng đặc biệt mà có thể gọi là “tệ sùng bái tiến bộ” hay “tiến bộ giáo”. Sùng bái tương lai là cơ sở cho tôn giáo này. Đây là điểm xuất phát để Berdyaev phê phán gay gắt triết học lịch sử của G.W.F.Hegel nói riêng và tư tưởng về tiến bộ nói chung.
Theo Berdyaev, khiếm khuyết căn bản của học thuyết về tiến bộ là ở chỗ nó thần thánh hố tương lai bằng cách hy sinh quá khứ và hiện tại. Berdyaev đặt vấn đề như sau: trên thực tế, tại sao hy vọng vào tương lai lại có thể tạo ra lịng nhiệt tình ở chúng ta, tại sao nó lại có thể được chúng ta chấp nhận về mặt đạo đức và tại sao hy vọng vào tiến bộ xã hội lại có thể là một điều vui mừng đối với chúng ta? Trong vô số thế hệ người thay thế nhau, học thuyết về tiến bộ chọn ra một thế hệ (trong tương lai bất định) mà sẽ được hưởng thụ mọi thành quả lao động của những thế hệ trước đó. Những thế hệ đi trước phải hy sinh mình cho tương lai. Việc đem số phận của mọi người phục vụ cho bữa đại tiệc tương lai của một thế hệ may mắn leo lên được đỉnh cao của sự tiến bộ, không thể không làm cho lương tâm có đạo đức của lồi người căm phẫn. N. A. Berdiaev đã lên án học thuyết về tiến bộ chính từ lập trường này:
Tư tưởng về tiến bộ chỉ cho phép một thế hệ những kẻ may mắn đến dự bữa đại tiệc này, thế hệ này là con quỷ hút máu đối với mọi thế hệ đi trước. Bữa đại tiệc mà những kẻ may mắn tương lai đó tổ chức trên mồ mả cha ơng
chúng sau khi đã lãng quên số phận bi đát của họ, lẽ nào cịn có thể tạo ra thái độ nhiệt tình đối với tiến bộ giáo từ phía chúng ta - thái độ nhiệt tình này là đê tiện [Dẫn theo 29, tr.226].
Mặc dù các học giả đều nhận thức rõ sai lầm của G.W.F.Hegel là ở hệ thống tư tưởng học thuật của ông, nhưng các nhà tư tưởng sau này vẫn không dễ dãi nương tay mà vẫn phê phán mạnh mẽ. Như đã nói ở trên, Adorno cho rằng, giống như lịch sử toán học đã từng khích lệ triết học Kant, tính hiệu quả của khái niệm lịch sử thế giới cũng khích lệ triết học G.W.F.Hegel. Thế giới thống nhất càng giống một quá trình chung thì khái niệm lịch sử thế giới càng trở thành vấn đề. Một mặt, khoa học lịch sử được thúc đẩy bởi chủ nghĩa thực chứng đã làm tan rã khái niệm về tính tổng thể và tính liên tục không gián đoạn; mặt khác, triết học tiên tiến