Về thực chất, Hiện tượng học tinh thần đã là triết học lịch sử, vì nó vạch ra
một sự thực là, tồn tại của con người mang tính chất lịch sử - xã hội và sự hình thành cá nhân có tinh thần phát triển tái tạo lại dưới dạng rút ngắn (từ dùng của Ăngghen) con đường lịch sử của nhân loại. Từ đó có thể suy ra rằng, những nét quyết định trong cá nhân con người như “đấu tranh và công việc” đồng thời lại là những phạm trù mang tính lịch sử chung. Khơng phải ngẫu nhiên mà những thuật ngữ đó xuất hiện ở những trang cuối cùng của Hiện tượng học tinh thần, nơi
G.W.F.Hegel nói thẳng về “cơng việc nặng nhọc” của lịch sử vốn địi hỏi thời gian đáng kể, về “sự dịch chuyển chậm chạp” gây ra bởi tính tất yếu phải “xuyên qua thực thể” và xử lý toàn bộ sự phong phú của nó. G.W.F.Hegel đánh giá rất tỉnh táo (về chính trị) hiện thực lịch sử và động lực thực sự của hoạt động người. Từ kết cấu chung của hệ thống suy ra rằng, lịch sử là quá trình hiện thực hóa “ý niệm” và qua đó là lơgíc học ứng dụng. Nhưng từ đó khơng nên suy ra rằng, con người tự giác hiện thực hoá “ý niệm” vào cuộc sống. Ngược lại, điều đó chỉ xẩy ra ở những trường hợp rất hiếm hoi. “Tính tư tưởng”, “lý tưởng”, “đức hạnh” giữ vai trị rất khơng đáng kể trong lịch sử, bởi phần lớn nhân loại không quan tâm tới chúng: “hành động của các nhân vật đều xuất phát từ nhu cầu của họ, lòng ham muốn của họ, quyền lợi của họ, tính chất của họ và tài năng của họ... chỉ có những nhu cầu, ham muốn, quyền lợi ấy là... những sợi dây lò so và can thiệp vào như là nhân tố chủ yếu vậy” [ 19, tr.20].
Đó chính là “cái thực thể” mà cần phải xử lý, và đáng ngạc nhiên nhất là, nó dù sao cũng đã “được xử lý”, thậm chí đến mức làm cho tiến trình khách quan của lịch sử phát hiện ra ý tưởng hợp lý. Và điều chính yếu nhất là G.W.F.Hegel đã lựa chọn thành công luận cứ củng cố cho luận đề của mình, theo đó xuất phát điểm của cái nhìn G.W.F.Hegel về lịch sử là rất điển hình cho ý thức lịch sử của “xã hội hậu phong kiến”: nhân cách ích kỷ là thuộc tính đặc trưng của cá nhân hiện thực.
Tuy nhiên, những vấn đề thực sự của triết học lịch sử chỉ được G.W.F.Hegel nghiên cứu một cách có hệ thống vào giai đoạn cuối đời và trực tiếp gắn ngay với việc ông giảng dạy mơn học “Triết học lịch sử tồn thế giới” tại Đại học Berlin vào kỳ đông các năm học từ 1821 đến 1831. Ơng nói rõ sẽ tiếp tục dạy mơn học này ở kỳ học sau và điều đó chứng tỏ G.W.F.Hegel nghiên cứu những vấn đề triết học lịch sử cho tới trước khi qua đời và không coi cơng việc này đã hồn tất. Tác phẩm mang tên Những bài giảng về triết học lịch sử của G.W.F.Hegel chủ yếu dựa vào
văn bản do học trò của G.W.F.Hegel là Gans biên soạn dựa trên những ghi chép bài giảng của G.W.F.Hegel vào khóa học mùa đơng năm 1830/31.
Như vậy, triết học lịch sử là phần được nghiên cứu muộn nhất trong tất cả các bộ phận triết học tinh thần của G.W.F.Hegel. G.W.F.Hegel biên soạn bài giảng
Triết học lịch sử toàn thế giới dựa trên cơ sở hệ thống triết học đã hình thành của
ơng. Tuy nhiên, sự quan tâm đến những vấn đề lý luận của nhận thức lịch sử xuất hiện rất sớm ở G.W.F.Hegel, ngay ở giai đoạn sáng tạo đầu tiên. Song, đây là sự quan tâm không phải đến sử liệu học kinh nghiệm, mà đến biểu hiện và hoạt động của các lực lượng và các nguyên lý vốn đã trở nên quen thuộc đối với lý tính triết học và thần học, lý tính đề cập tới những vấn đề vũ trụ và vấn đề siêu hình học nói chung.
Chính hồn cảnh lịch sử đã bắt buộc G.W.F.Hegel phải nghiên cứu hàng loạt vấn đề quan trọng của triết học lịch sử. Trước hết là vấn đề vai trò của quần chúng nhân dân với tư cách một lực lượng độc lập bắt đầu bước lên diễn đàn lịch sử, trở thành chủ thể của lịch sử. G.W.F.Hegel suy ngẫm về tính tích cực của nhân dân thơng qua việc đánh giá vai trị khách quan của hoạt động của nhân dân ở thời kỳ cách mạng chống lại nền bạo chính và chiến tranh. Song, vấn đề này cũng tất yếu đưa ông đến với vấn đề vai trò của cá nhân trong lịch sử.
Nghiên cứu hệ vấn đề về chủ thể của lịch sử, G.W.F.Hegel dần dần đã đi đến vấn đề các nhân tố - nguyên nhân nội tại của tiến trình lịch sử: tự do được ý thức và địi hỏi được thực hiện. Như vậy, những vấn đề của lịch sử hiện thực đã đưa G.W.F.Hegel đến với những vấn đề của triết học lịch sử như một bộ môn triết học. Đề cập đến “tự do” trên lập trường duy tâm khách quan, G.W.F.Hegel đã đưa ra
khái niệm “tinh thần nhân dân” như khái niệm xuất phát để hình thành hệ thống khái niệm của triết học lịch sử. Đây là bước đi quan trọng nhất, đánh dấu sự ra đời triết học lịch sử của G.W.F.Hegel. Bản thân khái niệm này cũng trải qua một quá trình tiến hóa kéo dài được phản ánh qua các tác phẩm nối tiếp nhau của G.W.F.Hegel. Việc trình bày quá trình này sẽ đem lại cho chúng ta một cái nhìn khái quát và chân thực về vị trí của triết học lịch sử trong sự nghiệp sáng tạo triết học của G.W.F.Hegel.
Khái quát tác phẩm Những bài giảng về triết học lịch sử
Những bài giảng về triết học lịch sử, còn được dịch là Những bài giảng về triết học lịch sử thế giới, là tên gọi một tác phẩm lớn của G.W.F.Hegel (1770 -
1831), đây là Những bài giảng tại Đại học Berlin các niên khóa từ năm 1821 đến năm 1831. Tác phẩm này được xuất bản lần đầu vào năm 1837 do Eduard Gans biên tập, tức sau khi G.W.F.Hegel qua đời được 6 năm. Eduard Gans sử dụng bài giảng của G.W.F.Hegel, cũng như những ghi chép của các sinh viên từng nghe G.W.F.Hegel giảng bài. Một ấn bản thứ hai bằng tiếng Đức được con trai của G.W.F.Hegel là Karl G.W.F.Hegel biên tập năm 1840. Phiên bản thứ ba bằng tiếng Đức được Georg Lasson chỉnh lý và xuất bản vào năm 1917.
Tác phẩm gồm 4 phần lớn sau đây:
Phần mở đầu: G.W.F.Hegel đưa ra ba cách nghiên cứu lịch sử là: lịch sử
nguyên sơ (sử liệu học), lịch sử diễn giải và triết học sử. Tiếp đó, G.W.F.Hegel xác định điểm khởi đầu của lịch sử, phân biệt lịch sử với tiền sử của xã hội lồi người; phân tích những cơ sở địa lý của lịch sử; đưa ra căn cứ để phân kỳ lịch sử.
Phần I: Thế giới Phương Đông Theo G.W.F.Hegel, lịch sử ra đời ở thế giới
phương Đông, cụ thể là ở Trung Quốc, Ấn Độ. Sáng tạo lịch sử chưa trở thành đặc điểm của các dân tộc phương Đông, do vậy tinh thần chưa vượt ra khỏi khuôn khổ dân tộc.
Phần II: G.W.F.Hegel phân tích lịch sử văn minh Hy Lạp cổ đại, những giai
đoạn hưng thịnh, cũng như những nguyên nhân làm cho nền văn minh Hy Lạp cổ đại bị suy tàn.
Phần III: G.W.F.Hegel phân tích đế chế La Mã, Kitô giáo trung cổ và Đế chế
phụ, vai trị của Kitơ giáo ở Đế chế La Mã.
Phần IV: G.W.F.Hegel phân tích lịch sử các dân tộc German từ thời trung cổ
tới Cải cách Hội thánh và Khai sáng. Ông đánh giá cao Cải cách Hội thánh ở thời cận hiện đại làm xuất hiện Tin lành giáo, coi đây là điều kiện quan trọng để giải phóng con người.
2.3.2. Khái quát cách tiếp cận triết học với lịch sử của G.W.F.Hegel
a) Cách tiếp cận duy lý của G.W.F.Hegel trong nghiên cứu triết học lịch sử
Đi sâu vào địa hạt nghiên cứu lịch sử, G.W.F.Hegel phải giải quyết các antinomi cơ bản là antinomi giữa cái lơgíc và cái lịch sử, giữa cái tất yếu và cái ngẫu nhiên. Hay nói cách khác, G.W.F.Hegel phải trả lời câu hỏi sau: toàn bộ lịch sử của một dân tộc, của một nước hoặc của thế giới là quá trình mang tính ngẫu nhiên hay là q trình mang tính tất yếu, có quy luật nội tại? Vốn là một nhà duy lý điển hình, G.W.F.Hegel xem xét thế giới một cách duy lý. Ông khẳng định dứt khốt rằng: “Có lý tính trong lịch sử... thế giới của trí năng (intelligence - ND) và của ý chí tự giác khơng phải là phó thác cho ngẫu nhiên” [ 19, tr.10], “lịch sử là một tiến trình có lý tính, tất yếu của tinh thần phổ biến” [ 19, tr.10]. G.W.F.Hegel luôn nhất quán quan điểm này trong các nghiên cứu triết học về lịch sử của mình. Đây cũng là luận điểm có tính chi phối tồn bộ triết học lịch sử G.W.F.Hegel.
Trước G.W.F.Hegel đã có cả một truyền thống nghiên cứu duy lý về lịch sử - đó là các nhà Khai sáng Pháp, Kant, Fichte và Schelling. Để làm rõ sự khác biệt trong quan niệm của mình, G.W.F.Hegel lựa chọn con đường phê phán. Trước khi xây dựng hệ thống lý luận triết học về lịch sử riêng của mình, G.W.F.Hegel tiến hành phê phán cả hai xu hướng nghiên cứu lịch sử trước ông là: thứ nhất, phê phán cách ghi chép sự kiện vụn vặt và, thứ hai - phê phán các sáng tạo tiên nghiệm trong lịch sử.
Về xu hướng thứ nhất, G.W.F.Hegel cho rằng, nghiên cứu lịch sử mang tính
triết học phải tìm ra được cơ sở, lơgíc của tồn bộ lịch sử. Theo ơng, lịch sử không phải là một chuỗi hay một tập hợp các sự kiện ngẫu nhiên, đơn lẻ, tách rời. Việc ghi chép các sự kiện một cách vụn vặt hoặc đơn giản sắp xếp sự kiện này bên cạnh một sự kiện khác mà khơng có lơgíc vận động bên trong là một cách tiếp cận siêu hình về lịch sử. Có thể nói, đây là cách viết sử hay chỉ là sự mơ tả lại lịch sử có tính chất
cá nhân của các nhà sử học. Nó phản ánh một góc nhìn thấp và thiển cận về tồn bộ lịch sử. G.W.F.Hegel cho rằng: “Chỉ khi nào người ta ở trên đỉnh cao thì người ta mới bao quát được mọi vật và nhìn thấy được tất cả, nhưng nếu người ta lại đứng ở chỗ thấp mà nhìn qua một kẽ hở thì khơng thể có điều ấy được” [ 19, tr.4]. Như vậy, thông qua việc phê phán cách ghi chép sự kiện vụn vặt, G.W.F.Hegel đề cao vai trị của trừu tượng hóa trong khoa học lịch sử. Từ đó, G.W.F.Hegel đánh giá cao sử học có tính triết học (tức là triết học sử). G.W.F.Hegel chỉ rõ rằng, muốn bao quát những thời đại dài, hoặc toàn bộ lịch sử thế giới thì “phải áp dụng lối trình bày tóm tắt bằng cách áp dụng những trừu tượng - lối trình bày này khơng phải chỉ được áp dụng theo nghĩa bỏ qua các hành động, các sự kiện mà còn phải được áp dụng theo nghĩa: tư duy tóm tắt lại nội dung phong phú” [ 19, tr.5]. Như vậy, cái lơgíc là sự tóm tắt, rút gọn lại của cái lịch sử phong phú.
Về xu hướng thứ hai, G.W.F.Hegel nhắm tới các nhà sử học và triết học Đức
là Kant, Fichte và Schelling. Điểm tiến bộ ở xu hướng này là nó đã chấp nhận sự tham gia tích cực của nhân tố chủ thể. Song, những điều bịa đặt chủ quan hoặc là những sơ đồ tiên nghiệm chủ quan lại thay thế vào những dữ kiện của lịch sử. G.W.F.Hegel viết: “Chúng ta cần phải nắm lấy lịch sử như nó đang tồn tại, một cách hợp với lịch sử, kinh nghiệm; đặc biệt là chúng ta khơng được để cho mình đi lạc đường vì các sử gia chuyên nghiệp, vì những người này, nhất là người Đức, lại có một uy tín lớn, họ làm những điều mà họ tránh các nhà triết học, như là các sáng tạo tiên nghiệm trong lịch sử” [ 19, tr.10]. G.W.F.Hegel cho rằng, đó là các sử gia tinh thần và những sáng tạo tiên nghiệm của họ, về thực chất, khơng phải là sự trừu trượng hóa mà chỉ là sự tưởng tượng hão huyền, trống rỗng, khơng có giá trị. Fichte là một dẫn chứng điển hình cho xu hướng này.
Sau khi phê phán một cách sâu sắc hai xu hướng đó, G.W.F.Hegel xác lập con đường riêng của mình. Trong tư tưởng G.W.F.Hegel, khái niệm là hình thức thể hiện cao nhất của tinh thần tuyệt đối, do đó, triết học lịch sử, theo ơng, khơng phải là lời bàn suông tùy tiện, mà là khái quát lý luận quá trình lịch sử thực tế hay là sự nhận thức lịch sử ở trình độ khái niệm. G.W.F.Hegel nhấn mạnh: “Triết học về lịch sử khơng có nghĩa nào khác ngồi sự nghiên cứu được ý thức về lịch sử... từ sự
nghiên cứu về lịch sử thế giới, phải rút ra được rằng tất cả đều đã đi qua một cách có lý trí, lịch sử là một tiến trình có lý trí, tất yếu của tinh thần phổ biến” [ 19, tr.10]*.
Có thể giải thích điều rất then chốt trên đây như sau: Trong lĩnh vực sử học G.W.F.Hegel không dựa trên những dữ liệu được lựa chọn phiến diện và khơng cố khốc sơ đồ tiên nghiệm lên những dữ kiện đó. Ngược lại, ơng lớn tiếng chống lại chủ nghĩa tiên nghiệm lịch sử và làm điều đó lập tức ngay khi bắt đầu thuyết trình bài giảng triết học lịch sử của mình: “Đối tượng của những bài học này là lịch sử triết học thế giới**
, nghĩa là: không phải là những sự suy nghĩ tổng quát về lịch sử thế giới mà chúng tơi rút ra từ lịch sử đó và chúng tơi định giải thích bằng cách đưa ra những ví dụ lấy ở nội dung của nó, mà chính là lịch sử thế giới” [19, tr.1].
Khơng ít tác giả đã khơng chú ý đúng mức đến sự giải thích nhập mơn đó về ý tưởng của triết học lịch sử. Ngược lại, họ bỏ qua chính sự phịng ngừa của G.W.F.Hegel, tức hiểu triết học lịch sử “là những suy tư chung về lịch sử toàn thế giới” được củng cố bằng những ví dụ riêng rẽ. Còn G.W.F.Hegel lại khẳng định nhiệm vụ của ơng hồn toàn khác: “lịch sử triết học thế giới”, tức là trình bày lịch sử nhân loại ở quy mơ tồn cầu, chứ khơng phải lịch sử của từng dân tộc riêng rẽ hay thậm chí cũng khơng phải “lịch sử phổ biến” như tổ hợp giản đơn các dữ kiện được trình bày dưới dạng rút gọn để đủ chỗ nói về tất cả mỗi thứ một ít.
Nhiệm vụ là làm thế nào tổ chức chất liệu thực tế hiện có và trình nó ra như chỉnh thể liên kết chặt chẽ. Để làm điều đó nên mới cần triết học để sắp xếp và hệ thống hố các dữ kiện và trình làng bức tranh chỉnh thể về sự vận động lịch sử của nhân loại. Nói cách khác, khơng nên bó hẹp ở việc thảo luận những nguyên tắc chung của việc xây dựng lịch sử toàn thế giới, cần phải bằng cơng việc chỉ ra tính ứng dụng tốt và có hiệu quả của chúng trong sự khảo sát lịch sử. G.W.F.Hegel luôn nhấn mạnh một tư tưởng rất quan trọng và đúng đắn rằng, những nguyên tắc chung là vô bổ nếu khơng chỉ ra được chúng có thể “làm việc” hay khơng trong sự tái tạo
* Ở đây, theo chúng tơi, có thể diễn dịch lại cho chính xác hơn là: “Triết học lịch sử khơng có nghĩa nào khác ngồi sự nghiên cứu có ý thức về lịch sử… từ sự nghiên cứu về lịch sử thế giới, phải kết luận được rằng, mọi cái đều diễn ra một cách hợp lý, lịch sử là một quá trình hợp lý, tất yếu của tinh thần tuyệt đối”.
** Theo chúng tôi, cụm từ này nên dịch là “triết học lịch sử thế giới” hay “triết học lịch sử về thế giới”, vì đối tượng quan tâm của nhà triết học G.W.F.Hegel là lịch sử thế giới. Logic suy luận tiếp theo của G.W.F.Hegel sẽ khẳng định nhận định này.
khách thể, chỉnh thể một cách khoa học, chứ không chỉ minh hoạ lịch sử bằng các thao tác quy nạp. Như vậy, trong lĩnh vực sử học, cũng như trong các lĩnh vực lơgíc