Chương 3 : NỘI DUNG CỦA TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG PHÚC ÂM
4.2. Lối sống của tín đồ Công giáo ở Việt Nam hiện nay những vấn đề đặt
vấn đề đặt ra và khuyến nghị đối với Đảng, Nhà nước
Ở nước ta, nghiên cứu về Công giáo, các học giả đều đề cập tới vấn đề Công giáo với dân tộc, bởi đó chính là vấn đề đặt ra có ý nghĩa lâu dài cũng như cấp bách. Kế thừa các nghiên cứu ấy và xuất phát từ đối tượng nghiên cứu là triết lý nhân sinh và lối sống của tín đồ Công giáo Việt Nam, tác giả tiếp tục đi sâu vào vấn đề này trên hai vấn đề cụ thể và là hệ trọng nhất của Công giáo ở Việt Nam. Đó là: (1) Đồng bào Công giáo đồng hành cùng dân tộc và vấn đề này được khu biệt ở phạm vi Công giáo với chế độ do Đảng cộng sản lãnh đạo và (2) Công giáo hội nhập với văn hoá dân tộc, triển khai từ góc độ văn hoá Công giáo với văn hoá dân tộc truyền thống và hiện đại.
Giải quyết hai vấn đề trên thuộc về trách nhiệm cả của giáo hội Công giáo và chủ thể lãnh đạo, quản lý xã hội. Vì thế, tác giả đề xuất một số khuyến nghị đối với Đảng, Nhà nước trong việc giải quyết mối quan hệ Công giáo và dân tộc.
4.2.1. Những vấn đề đặt ra từ lối sống của người Công giáo Việt Nam hiện nay đối với mối quan hệ giữa Công giáo và dân tộc
4.2.1.1. Đảng khẳng định tôn giáo tồn tại cùng dân tộc trong chủ nghĩa xã hội, đồng bào tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân, song trên thực tế, một bộ phận tín đồ Công giáo vẫn hoài nghi, đến không tán thành
Vấn đề đặt ra này là một mâu thuấn rất lớn và đối với Công giáo Việt Nam, cũng như với chủ thể lãnh đạo, quản lý nước nhà, mà không phải dễ dàng giải quyết được. Bởi vì, khó khăn của vấn đề này ở Việt Nam được nhân đôi do đã hội tụ của cả hai mâu thuẫn rất lớn. Đó là: (1) Mâu thuẫn thể hiện sự đối lập giữa chủ nghĩa duy tâm khách quan - tôn giáo, Công giáo, với chủ nghĩa duy vật - vô thần, cộng sản và (2) Mâu thuẫn do lịch sử chính trị của Công giáo để lại đến ngày nay, khi trước đây, Công giáo đã bị đế quốc thực dân lợi dụng đến cao độ vào âm mưu xâm lược đất nước, dân tộc Việt Nam.
Giải quyết vấn đề này, về logic, là phải từ hai phía là Công giáo và dân tộc, với một trách nhiệm rất cao, với cả phương diện lý luận nhận thức, cũng như thực tiễn, theo mục tiêu Công giáo đồng hành cùng dân tộc.
Trước hết đối với đồng bào Công giáo, để đồng hành cùng dân tộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tín đồ Công giáo ở Việt Nam trước hết phải giải quyết các mâu thuẫn: duy vật với duy tâm, vô thần với hữu thần và cụ thể hơn là mâu thuẫn giữa Công giáo với người cộng sản. Người cộng sản Việt Nam lãnh đạo dân tộc giải phóng đất nước từ tay các thế lực đế quốc xâm lược và rồi tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan. Tín đồ Công giáo Việt Nam đã cùng toàn thể dân tộc đi theo Đảng trong hai cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước những khó khăn, người Công giáo luôn khẳng định "trước khi là người Công giáo tôi là người Việt Nam". Vậy hiện nay, dân tộc Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội không thể thiếu đồng bào Công giáo.
Tuy nhiên, đi sâu vào lối sống giáo dân, chia sẻ với đồng bào Công giáo, chúng ta vẫn thấy có tín đồ còn suy tư xoay quanh vấn đề cộng sản là duy vật, vô thần, vậy làm sao chính trị cộng sản lại có thể chấp nhận người có đạo, có thể bỏ qua vấn đề lịch sử chính trị của Công giáo.
Cùng với đó, cũng có tín đồ bị các thế lực xấu tuyên truyền "không thể chấp nhận người cộng sản", "cộng sản còn tôn giáo mất"...
Vậy cần thấy, ngay cả khi đó là vấn đề chính trị thực sự thì trên thực tế cần phải hoá giải và Giáo hội cũng không thể né tránh. Về vấn đề này, một chức sắc Công giáo đã viết:
Giáo hội đã và đang làm chính trị dưới một hình thức và theo một mức độ nào đó, chứ không hoàn toàn phi chính trị như người ta nghĩ hay muốn. Trong thực tế, dưới hình thức này hay hình thức nọ, ý thức hay không ý thức, Giáo hội vẫn làm chính trị, do đó nếu ý thức được như vậy mà vẫn khẳng định rằng mình không làm chính trị, thì đó là đạo đức giả! [25, tr.24,25].
Thực tế này cho thấy về một đặc điểm lối sống của tín đồ Công giáo Việt Nam, là họ chịu ảnh hưởng rất lớn từ các vị "chủ chăn" của mình.
Vậy để đồng hành cùng dân tộc, tín đồ Công giáo Việt Nam cần có thái độ và cách thức đúng đắn để giải quyết các mâu thuẫn này. Việc này có thể tìm thấy sự hoá giải ngay tại triết lý nhân sinh và dưới sự dẫn dắt của Giáo hội Công giáo hoàn vũ, cũng như Giáo hội Công giáo Việt Nam. Đó là:
* Cơ sở triết lý nhân sinh
Trong triết lý nhân sinh mà chúa dạy tín đồ về lòng bác ái, đạo đức lối sống đã luôn đòi hỏi tín đồ phải có tình yêu và chia sẻ với tha nhân, thậm chí đến cao cả là lấy ân báo oán, yêu mến kẻ thù… Tín đồ luôn có đức tin đối với Chúa, rằng: "không có gì mà Chúa không làm được". Vậy tại sao một số người tôn giáo lại có thể ghét bỏ người cộng sản và không thể sống cùng với họ? Trong khi cả lý luận và thực tiễn, người cộng sản không khi nào tuyên
chiến với tôn giáo, cũng không có tư tưởng thủ tiêu tôn giáo. Triết học mác xít có nói về việc "tôn giáo mất đi", giống như mọi sự vật, hiện tượng khác của thế giới và điều đó không đồng nhất với việc thủ tiêu tôn giáo.
* Cơ sở Giáo hội
Tiến trình hội nhập, đồng hành cùng dân tộc của Giáo hội Công giáo Việt Nam diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi cả nước phải kể từ sau Đại hội Giám mục Công giáo Việt Nam lần thứ nhất, năm 1980. Hội đồng giám mục Việt Nam đã ra thư chung khẳng định đường hướng mục vụ: "Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào" và vấn đề Công giáo với dân tộc được luận giải thật sâu sắc, đến cảm động:
Là Hội thánh trong lòng Dân tộc Việt Nam, chúng ta quyết gắn bó với vận mạng Quê hương, noi theo truyền thống Dân tộc, hoà mình vào cuộc sống hiện tại của Đất nước,... vì quê hương này là nơi chúng ta được Thiên Chúa mời gọi để sống làm con của Người, đất nước này là lòng mẹ cưu mang chúng ta trong quá trình thực hiện ơn gọi làm con Thiên Chúa, dân tộc này là cộng đồng mà Chúa trao cho chúng ta để phục vụ với tính cách vừa là công dân vừa là thành phần Dân Chúa [70].
Đến năm 1992, Hội đồng Giám mục Công giáo Việt Nam tiếp tục vạch rõ, cả về thái độ và việc làm đúng đắn, cho giáo dân mình, rằng:
Đừng nhìn quá khứ với mặc cảm và phán đoán tiêu cực. Lịch sử luôn pha lẫn ánh sáng và bóng tối, cũng như đời sống những người con của Chúa vẫn có cả ân sủng và tội lỗi. Chúng ta hãy mạnh dạn nhìn vào hiện tại và tin tưởng ở tương lai. Chúng ta tự hào là công dân nước Việt Nam anh hùng độc lập thống nhất; chúng ta được tình đồng bào thông cảm và giúp đỡ trong khối đại kết dân tộc, nên chúng ta hãy hân hoan chu toàn sứ mạng vinh quang của mình. Mỗi người tuỳ cương vị khả năng của mình, hầu góp phần xây dựng Tổ Quốc và Giáo hội Việt Nam [71].
Giáo hoàng Bênêđictô XVI cũng biết đến tinh thần đó của Hội đồng Giám mục Việt Nam và chỉ dẫn thêm cho các Giám mục Việt Nam:
Anh em cũng như tôi đều biết rằng một sự hợp tác lành mạnh giữa Giáo hội và cộng đồng chính trị là điều có thể thực hiện được. Về điểm này, Giáo hội mời gọi mọi phần tử mình dấn thân cách trung thành nhằm xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng. Giáo hội không hề muốn thay thế chính quyền, nhưng chỉ mong rằng phục vụ quê hương dân tộc trong tinh thần đối thoại và hợp tác, tôn trọng nhau [76].
* Cơ sở thực tiễn
Đạo Công giáo ở Việt Nam đã có vấn đề lịch sử chính trị khá phức tạp, song Đảng cộng sản Việt Nam đã tập hợp được quanh mình rất nhiều chức sắc, tín đồ Công giáo. Tín đồ Công giáo đã đóng góp cho chính trị cách mạng vô cùng lớn, mà cao nhất là ở phương diện nhân lực - con người.
Về tình hình đồng hành cùng dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc của giáo dân Công giáo, ở Thủ đô Hà Nội, đồng bào Công giáo đã đóng góp nhiều công của, máu xương cho độc lập dân tộc. Người Công giáo có 59 "Bà mẹ Việt Nam anh hùng", 1.144 liệt sĩ, 516 thương binh. Nhiều người được phong danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang [174]. Tỉnh Hà Nam Ninh (cũ), có trung tâm Công giáo là Toà Giám mục Phát Diệm, năm 1988, tỉnh cho biết: địa phương có 60 vạn người Công giáo, trong chống Pháp có 544 gia đình là cơ sở bí mật, 4.104 bộ đội, 566 liệt sĩ, 355 thương binh; trong chống Mỹ có 32.069 bộ đội, 5.701 liệt sĩ, 2.036 thương binh; trong chiến tranh biên giới có 33.660 bộ đội, 681 liệt sĩ, 389 thương binh; nhiều người được phong anh hùng lực lượng vũ trang, như Trần Văn Chuông, Khúc Văn Lượng, Đỗ Văn Chiến, Phạm Quang Hạnh... [39, tr.346].
Như vậy, quan điểm nhân sinh trong Phúc âm đã được giáo dân Việt Nam biến thành việc làm cụ thể đóng góp cho quê hương, đất nước. Giáo dân
chỉ có được hạnh phúc, được kính Chúa không phải ở đâu xa xôi, mà ngay trên quê hương, Tổ quốc mình. Tín đồ Công giáo đồng hành cùng dân tộc, đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển tín đồ. Vì thế, tín đồ Công giáo sẽ vượt qua các mâu thuẫn duy vật với duy tâm, vô thần với hữu thần. Hơn nữa, các mâu thuẫn đó chỉ là mâu thuẫn từ phương diện nhận thức thế giới, nên là bình thường và cũng nhờ đó mà loài người phát triển nhận thức. Do đó, mâu thuẫn Công giáo với Cộng sản, nếu ai đó đẩy lên thành mâu thuẫn đối kháng, một mất một còn, thì sẽ là sai lầm và cực đoan. Bởi vì, mâu thuẫn đối kháng phải là mâu thuẫn không thể điều hoà giữa các lợi ích căn bản của các giai cấp trong xã hội. Trong khi đó, đồng bào tôn giáo lại chính là những người nông dân, công nhân, trí thức, là không ít đảng viên của Đảng và tất cả đều là đối tượng được phát triển, với nhiều điểm tương đồng và là chủ thể của xã hội xã hội chủ nghĩa.
4.2.1.2. Ở Việt Nam, văn hoá Công giáo là một yếu tố cấu thành và có nhiều đóng góp cho nền văn hoá dân tộc, nhưng vẫn còn một bộ phận tín đồ Công giáo thiếu nhiệt tình trong hoà nhập văn hoá dân tộc.
Lối sống của đồng bào Công giáo thể hiện là văn hoá Công giáo, đã từng bước hoà đồng, trở thành một bộ phận của văn hoá dân tộc Việt Nam. Quá trình Việt hoá của Công giáo Việt Nam ngày càng trở nên rõ nét, trở thành một trong những xu hướng chủ đạo của Công giáo ở nước ta hiện nay. Các yếu tố văn hoá bản địa, dân tộc ngày càng thấm sâu trong đồng bào Công giáo, thế nên hình ảnh về một tôn giáo ngoại sinh, "xa lạ" đã dần mờ nhạt, Công giáo ngày càng trở nên gần gũi, quen thuộc với dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên hiện nay, lối sống của người Công giáo Việt Nam trong sự hoà nhập văn hoá dân tộc còn có những hạn chế. Trong đó đáng kể là, lối sống của tín đồ có phần "khép kín"; thụ động, lệ thuộc nhiều vào Giáo hội trong việc quyết định đời sống riêng, nên chưa giải quyết được hài hoà vấn đề văn hoá, lợi ích dân tộc với văn hoá, lợi ích cục bộ của Công giáo.
Về sự thụ động của tín đồ Công giáo Việt Nam, tác giả Hoành Sơn, một giáo dân, đã bộc bạch, rằng: "Quả thật, vấn đề hội nhập văn hóa trước tiên chúng ta không thể không tự nhắc nhở nhau rằng chúng ta đã gần như không làm gì cụ thể theo ước mong của Vatican II khi mà Vatican II đã đi qua gần nửa thế kỷ rồi" [138, tr.34-35].
Ở đây phải chăng có rào cản từ phía Giáo hội địa phương, khi đã đem các vấn đề "xã hội - văn hoá" đẩy lên thành vấn đề "chính trị" nên Giáo hội đã chủ trương không tham gia. Nhận thức như vậy là đã thu hẹp nội hàm khái niệm chính trị, dẫn đến mở quá rộng ngoại diên khái niệm đó.
Mặt khác, trong khi đại đa số đồng bào Công giáo Việt Nam có ý thức chấp hành pháp luật, thì có một bộ phận hoạt động vi phạm pháp luật. Sự vi phạm đó liên quan nhiều hơn ở lĩnh vực đất đai, cơ sở thờ tự và có chiều hướng gia tăng phức tạp. Theo thống kê của 54 tỉnh, thành phố, đến cuối năm 2009, có 720 điểm tranh chấp liên quan đến tôn giáo, trong đó đạo Công giáo có 367 điểm, chiếm 51%. Có vụ việc kéo dài, trở thành "điểm nóng", như ở 42 Nhà Chung, 178 Thái Hà, giáo xứ Đồng Chiêm, thuộc Thủ đô Hà Nội. Hoạt động đó ngoài việc gây mất ổn định xã hội, sẽ trở nên nguy hại khi bị các thế lực thù địch kích động, lợi dụng để chống phá chế độ.
Vậy từ phương diện lối sống Công giáo, đồng bào Công giáo Việt Nam cần phải làm gì để hoà nhập với văn hoá dân tộc?
Theo chúng tôi, vấn đề có tính quyết định trước hết thuộc về giáo dân Công giáo. Giáo dân Công giáo, trong khi đào sâu Thánh Kinh để nắm vững, hiểu đúng những điều cốt yếu của triết lý nhân sinh Công giáo, thì cũng cần trau dồi lối sống truyền thống của dân tộc, khám phá ra những giá trị văn hoá đặc thù của dân tộc Việt Nam. Từ đó, giáo dân sẽ có khả năng vận dụng những cái tinh tuý của nền văn hoá dân tộc mà xây dựng một lối sống, một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc. Muốn vậy, người Công giáo lại phải tự mình củng cố, phát triển bản thân cả về dân khí và dân trí.
Mặt khác, Giáo hội Công giáo Việt Nam cần đề cao trách nhiệm trong vận dụng quan điểm tiến bộ của Toà thánh Vatican. Đó là: "Những gì tốt đẹp trong tâm hồn và tư tưởng của loài người hoặc trong lễ nghi và văn hoá riêng của các dân tộc, hoạt động của Hội Thánh không nhằm tiêu diệt, nhưng làm cho lành mạnh, nâng cao và kiện toàn, hầu làm vinh danh Thiên Chúa và mưu cầu hạnh phúc cho con người" (GH 17,1). Giáo hội thực hiện đúng tinh thần Thư chung Hội đồng giám mục Việt Nam, năm 1992: "Làm sao cho sắc thái văn hoá được diễn trong lời kinh, tiếng hát, trong cử hành Phụng vụ, trong đời sống hàng ngày, cũng như trong suy tư ngôn ngữ thần học" [71].
Mặt khác, Giáo hội cần sáng tạo ra nhiều cách thức để nâng cao hơn nữa vai trò của tín đồ Công giáo, từ phương diện đạo cũng như đời. Vai trò tích cực, tiến bộ của tín đồ Công giáo càng cao bao nhiêu thì Giáo hội cũng mạnh lên bấy nhiêu, từ đó đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển đất nước. Đây là mối quan hệ biện chứng và hữu cơ không thể nghi ngờ.
Như vậy, vấn đề đặt ra từ phía lối sống của tín đồ Công giáo đối với việc đồng hành cùng dân tộc, với chế độ và hoà nhập văn hoá dân tộc cho đến nay vẫn còn không ít gai góc, và để giải quyết, không chỉ dừng lại ở góc độ tự