Quan niệm về lẽ sống trong Phúc âm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) triết lý nhân sinh trong phúc âm và ý nghĩa của nó đối với lối sống của tín đồ công giáo việt nam hiện nay (Trang 79 - 94)

Chương 3 : NỘI DUNG CỦA TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG PHÚC ÂM

3.1. Quan niệm về lẽ sống trong Phúc âm

Lẽ sống, hay là ý nghĩa cuộc sống, đạo lý sống, luôn đóng vai trò rất quan trọng đối với loài người nói chung và với Công giáo nói riêng. Trong Công giáo, thần học hiện đại đã hình thành nên một bộ môn với tên gọi "Lẽ sống luận con người". Đây là học thuyết thần học về sứ mệnh và mục đích sống của con người, về mức độ tự do lựa chọn của con người đối với những Lề Luật của Chúa (những giá trị tinh thần tối cao). Lẽ sống Công giáo có liên hệ mật thiết với "đối thần", tức là thái độ của con người với Đấng tối cao và đây chính là hệ giá trị tinh thần mang tính lý tưởng, quyết định mục đích tối cao của đời người.

Trong Phúc âm, chúng tôi nhận thấy lẽ sống Công giáo đã được trình bày với một kết cấu bao gồm nhiều yếu tố, như: Mục đích sống, những giá trị sống hạnh phúc, những nghĩa vụ, chuẩn mực sống… Song khái quát lại, có thể tập trung vào hai vấn đề là: quan niệm mục đích cuộc sống giáo dân Công giáo xoay quanh mối quan hệ giữa Linh đạo và Vật đạo; cuộc sống có ý nghĩa từ quan niệm sống theo mẫu người lý tưởng.

3.1.1. Định hướng mục đích sống theo Linh đạo trong mối quan hệ với Vật đạo

Chủ đề về lẽ sống, mục đích của đời người luôn giữ một vị trí rất quan trọng trong những lời rao giảng của Chúa Giêsu và được các sách Phúc âm ghi

lại. Vấn đề cần được nhận thức đầu tiên là phải xem xét cái gì trở nên "linh thiêng" là mục đích sống đối với con người. Về điều này, Chúa Giêsu đã sử dụng các thuật ngữ khác nhau để biểu thị lẽ sống, như "Nước Trời", "thế giới của ánh sáng", "Thiên đường" … và đem chúng đối lập với quan niệm sai lầm về nó trong quan niệm " nước thế gian", "thế giới của bóng tối". Đối với Công giáo, lẽ sống, nếu được định hướng vươn tới mục đích "Nước Trời", "thế giới của ánh sáng", "Thiên đường" thì đó là định hướng Linh đạo. Ngược lại, nếu lẽ sống có mục đích là " nước thế gian", "thế giới của bóng tối", thì được gọi là định hướng Vật đạo.

Lịch sử loài người cho thấy phần lớn loài người chủ yếu bận rộn về sự sống của thân xác, kiếm kế sinh nhai và đáp ứng các nhu cầu về tiện nghi sinh hoạt thể chất. Bị những giá trị vật chất cám dỗ quá mức, con người dần dần đã lãng quên và đánh mất những giá trị nhân văn, như năng lực thấu hiểu và đồng cảm với tha nhân, khái niệm về thiện và ác, điều này làm cho phi nhân văn hóa quan hệ giữa người với người. Đây là lúc những con quỷ dữ xuất hiện và tranh giành con người với Thiên Chúa, thậm chí như F.Nietzsche nói, con người còn "phản Chúa", "giết Chúa" của mình. Có thể coi đó là lẽ sống dành toàn bộ tâm chí (nhận thức và làm chủ) cho vật chất - Vật đạo và rốt cuộc trở thành nô lệ của vật chất tiền của.

Song, trên thực tế còn có những người, ngoài "cơm áo gạo tiền" để nuôi sống phần xác, đã luôn chăm lo đến đời sống tâm linh, "tu thân tích đức", dành mọi nỗ lực của bản thân và thậm chí cả đời (như các tu sĩ) để đạt tới những giá trị tinh thần cao cả. Lẽ sống này là Linh đạo [90, tr.4]. Sự phát triển theo hướng Vật đạo tạo ra những nguy cơ khốc liệt cho sự sống còn và hạnh phúc của loài người, do vậy người ta cần tìm về Linh đạo nhằm tìm ra một giải pháp để loại trừ mối nguy hiểm ấy [178, tr.264].

Linh đạo là con đường thiêng liêng, con đường siêu nhiên dẫn con người trở về cội nguồn chân lý, về sự sống chân thực, an lạc, không quá lệ

thuộc vào cơm áo và các tiện nghi vật chất. Linh đạo cũng là con đường tâm linh hướng nội giúp con người nhìn lại mình, để nhận ra bản tâm chân chính, "cái ngã đích thực" của mình. Linh đạo không chỉ là con đường tu đức, giúp con người sửa sai những lỗi lầm để tiến đến toàn thiện, mà còn dẫn con người thoát ra khỏi cái "vỏ ốc cá nhân" nhỏ nhen, khô cứng để nhận ra chân tâm mình. Với con người thế tục, cả Linh đạo và Vật đạo đều cần thiết, đều nằm trong chức phận làm người. Tuy nhiên, điều đáng trách là người ta quá say mê vào Vật đạo mà bỏ mất Linh đạo. Đây được xem là thảm kịch bi đát cho con người, gây ra biết bao khủng hoảng, vô số tật bệnh và tâm bệnh.

Phúc âm Thánh Gio-an Tiền hô bàn nhiều về lẽ sống Linh đạo. Bản thân Gio-an Tiền hô là vị Thánh mở đầu sự nghiệp vĩ đại của Chúa Giêsu, được Thiên Chúa ủy cho thiên chức làm sứ giả dọn đường cho Chúa Giêsu. Ông xuất hiện vào mùa thu năm 27 sau Cn., trong miền rừng núi Nam bộ Do Thái với tính cách một thày tu đi truyền đạo. Ông sống cuộc sống khổ hạnh. Ông rảo khắp miền đồi núi Judea, từ Jerico lần theo bờ sông Jordano xuống mãi đến biển Chết để truyền đạo. Ông tự xưng là tiền hô của Chúa Cứu thế.

Gio-an rao giảng lý thuyết mới là khuyên bảo người ta ăn năn hối cải, dọn mình để nhập tịch nước trời mà Đấng Cứu thế sẽ lập nay mai. Nước trời được hiểu có khi là nước hậu lai, Thiên đàng [Mt 25, 34], có khi lại là nước mầu nhiệm bao la phổ độ khắp thế gian, do Chúa Cứu thế lập ra [Mt 8, 11]. Nước Chúa Giêsu lập ra vừa có tính cách xã hội (tức Giáo hội), vừa có tính cách thuần thiêng (tức quyền thống trị Thiên Chúa trong các tâm hồn công chính) [Mt 6, 33].

Gio-an cũng hành động nhằm khuyên bảo người ta sám hối để được tha tội nhờ đặt ra 2 nghi lễ: tắm rửa và thú tội. Người Do Thái không coi nghi lễ này là quái dị, vì họ quen lấy sự tắm rửa phần xác làm tiêu chuẩn cho sự tắm rửa linh hồn [Lv 7, 11-15]. Phép rửa của Gio-an làm cho người rửa được khỏi tội. Sự được tha tội này không tại việc chịu rửa (ex opere operato), song bởi lòng khoan

hậu của Chúa. Chúa nhận thấy lòng ăn năn sám hối của kẻ chịu rửa (ex opere operantis) mà tha tội cho. Đó là điều khác với các phép tha tội (Rửa tội và Giải tội) Đức Chúa Giêsu sẽ lập.

Gio-an bất bình đối với bọn người Pharisieu và Sadukeu vì bọn họ kiêu ngạo là hậu duệ Abraham và dân riêng Thiên Chúa. Ông cải chính sự lầm tưởng ấy và chỉ rõ cho họ biết Thiên Chúa không thiên vị, chỉ thương yêu và tha tội những người thành tâm hối cải tội lỗi, kẻ nào cứng lòng không ăn năn sẽ bị Thiên Chúa ghét bỏ, trừng phạt trong hỏa ngục. Gio-an tỏ ra rất nhân từ đối với những người có lòng ngay, khuyên họ phải giàu lòng thương xót, lấy sự bố thí tiền của mà rửa sạch tội lỗi mình. Với bọn thu thuế, ông bảo họ không cần phải đổi nghề, nhưng phải giữ đức công bằng, không phù thu lạm bổ, không ăn hối lộ hay đòi lãi ngãi. Với quân nhân, ông khuyên họ đừng hà hiếp dân, đừng phỉnh gạt ai, lấy lương bổng nhà nước phát là đủ. Tất cả những đức hạnh này được Chúa Giêsu tái hiện nhiều lần trong các bài giảng của Người.

Chúa Giêsu đã gọi tất cả những gì thuộc về Vật đạo là nước thế gian (danh, lợi, tình, quyền…). Xét từ góc độ này, toàn bộ triết lý nhân sinh trong Phúc âm đều hướng con người tới Linh đạo. Do vậy, cứu cánh của Linh đạo Kitô giáo, là Nước Trời, trái ngược với nước thế gian: "Nước tôi không thuộc về thế gian này" [Ga 18, 36]. Đây là nước sự thật vĩnh hằng, nước tinh thần "Ai thuộc về sự thật thì nghe tiếng tôi" [Ga 18, 37]. Toàn bộ triết lý nhân sinh của Chúa Giêsu đều thể hiện Linh đạo, con đường dẫn tới cội nguồn chân lý, con đường tâm linh hướng nội. Những gì được tìm ra bằng con đường tâm linh này mới chính là sự thật đích thực, là mục đích vĩnh hằng. Còn những gì thuộc về Vật đạo chỉ là những sự thật nhỏ nhoi thuộc về cõi vô thường, biến dịch.

Đó là quan niệm về "lẽ sống mới", "đạo mới" do Chúa Giêsu rao giảng và cũng cần lưu ý đến thái độ của Chúa đối với "lẽ sống cũ" của dân Do Thái. Người Do Thái, nhất là các Pharisieu và các Luật sĩ, nghe Chúa giảng về "Nước Trời" (lẽ sống mới), họ muốn biết thái độ của ông đối với "lẽ sống cũ"

(đạo truyền thống). Chúa Giêsu tuyên bố không bãi bỏ Luật, trái lại làm cho Luật trở nên hoàn hảo: "Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Moise hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn" [Mt, 5, 17-18].

Như vậy, Chúa Giêsu đến thế gian để dạy thêm điều mới, làm cho điều cũ hoàn thiện hơn chứ không phế bỏ điều cũ. Những điều mới này được các sách Phúc âm làm rõ từ nội hàm của Linh đạo và Vật đạo nhằm định hướng lẽ sống mới cho tín hữu. Đó là:

Một là, đến với sự sống siêu nhiên,tinh thần, người ta phải lựa chọn giữa Vật đạo và Linh đạo, rằng: "Không thể đồng thời tôn thờ Thiên Chúa và của cải". Người nào tìm kiếm Nước Trời (tu thân tích đức) sẽ phải dứt khoát coi nhẹ của cải, vì của cải thuộc về thế gian [Mt 6, 25-33; Lc 9, 62]

Hai là, chấp nhận những gian nan, khổ đau ("cửa hẹp), từ bỏ những cám dỗ phàm tục ("cửa rộng"): "Hãy vào cửa hẹp. Vì rộng rãi thênh thang tức là đường dẫn đến hư vong" [Mt 7, 13]. "Cửa hẹp" đòi hỏi ta phải sống khiêm nhường, nhẫn nhục, quên mình, hy sinh, v.v., phải hạn chế sự đòi hỏi tiện nghi, sống cuộc đời đơn sơ, thanh bạch, ít dục vọng;

Ba là, đến với nhân cách tuyệt đối toàn hảo, tấm gương thiện hảo vô hạn là Chúa: "Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống" [Ga 14, 6]. Trên thế gian không có sự thật và sự sống muôn thủa, tuyệt đối, chỉ có sự thật tương đối, luôn luôn biến dịch trong thế giới vô thường. Do vậy, tín đồ muốn đi tìm lẽ sống đích thực, thì phải đọc và làm theo Lời Chúa, theo tấm gương Cha mình trong dụ ngôn "Người Cha nhân từ" của Tin Mừng Lu-ca;

Bốn là, đến một cuộc tái sinh: "Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra một lần nữa bởi ơn trên" [Ga 3, 3]. "Tái sinh" là cách tân lẽ sống như Nietszsche nói: "Chúa đã chết" và đề nghị "đánh giá lại giá trị". Con người vốn thiên về Vật đạo, vậy muốn vào Nước Trời họ cần được thanh tẩy nhờ "Thần khí" (những giá trị tinh thần siêu nhiên)

và hoán cải trong Thần khí, tinh thần con người mới có thể siêu việt hóa thế giới vật chất mà đi lên Nước Trời. Tái sinh đem lại cho con người tự do thật sự, thoát khỏi sự lệ thuộc vào vật chất (Mác nói là "vương quốc của tự do" một cách trái ngược với "vương quốc của tất yếu"). Tái sinh trong Thần khí đem lại cho con người tâm hồn trong trắng để đi theo Thiên Chúa là nguyên lý sống thánh thiện;

Năm là, đến tâm hồn "thơ ấu", trong trắng: "Nếu các ông không hóa nên như trẻ nhỏ, các ông sẽ không vào được Nước Trời đâu. Vậy ai kể mình là hèn mọn như trẻ nhỏ này đây, thì người ấy là kẻ lớn nhất trong Nước Trời" [Mt 18, 2-4]. Người lớn trưởng thành trong Vật đạo, nên hám danh, tham lợi, thích quyền, si tình, kiêu căng, do vậy thường vi phạm đức công bằng, bác ái đối với tha nhân. Ngược lại, trẻ nhỏ chưa có những tham vọng "danh, lợi, tình, quyền", không có âm mưu hiểm độc hại người, vì vậy ngây thơ, vô tội, có tâm hồn đơn sơ, khiêm nhường, không kiêu căng. Như vậy, trẻ nhỏ là gương mẫu tốt đẹp nhất cho những ai muốn vào Nước Trời;

Sáu là, trở về cội nguồn, chân tâm hiện diện nơi thẳm cung lòng người:

"Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ Lời Thầy... Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy" [Ga 14, 23]. Con người trưởng thành hay bỏ cái tâm chân chất, đơn sơ của mình, mưu tính những việc bất chính (trái Ý Chúa). Bây giờ họ cần phải trở về với chân tâm mình, về cái tâm tuyệt đối thanh sạch, sinh ra nguồn suối hạnh phúc đời đời: "nhưng kẻ nào một lần đã uống nước Ta ban, thì đời đời sẽ không khát nữa" [Ga 4, 13-14]. Trở về chân tâm là tôn trọng những giá trị tinh thần cao cả ("Hiếu", "bản Ngã tinh thần", "Tình yêu tha nhân", v.v.) như năng lượng siêu nhiên thanh tẩy những tâm hồn bị dơ bẩn bởi thế gian đầy tội lỗi này. Trở về chân tâm là thờ phượng những giá trị cao cả ấy với tâm hồn thanh khiết, hiệp thông với chúng để đổi mới tâm hồn mình, để được tái sinh. Người như vậy trở thành công dân Nước Trời, lẽ sống của họ mở ra con đường tâm linh đích thực;

Bảy là, đến tình yêu thương đại đồng: đi theo Vật đạo, con người sẽ chú trọng nhiều vào vật chất, đáp ứng tham vọng ích kỷ, qua đó đề cao chủ nghĩa cá nhân, thói vị kỷ; đi theo Linh đạo, con người sẽ hướng theo con đường tâm linh, lặn sâu vào thẳm cung lòng mình, trở về với cái tâm trong trắng. Vì "Thiên Chúa là tình yêu" [Ga 4, 8], nên lẽ sống Chúa rao giảng sẽ làm cho tín hữu đồng hóa mình với tình yêu của Thiên Chúa và đem tình yêu ấy cho mọi người, đạt tới tình yêu đại đồng và nhìn thấy Chúa ở trong Tha nhân, coi Tha nhân là Thiên đường. Tình yêu tha nhân được Chúa Giêsu phổ độ ra toàn thể đồng loại, không phân biệt sắc tộc, màu da, tín ngưỡng, v.v., và nâng lên thành đạo lý tối cao:

Anh em đừng mắc nợ ai, ngoài món nợ tương thân tương ái. Vì ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật. Thật thế, các điều răn như: Ngươi không được ngoại tình, không được giết người, không được trộm cắp, không được ham muốn, cũng như các điều răn khác, đều tóm lại trong điều này: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình… yêu thương là chu toàn Lề Luật vậy [Rm 13, 8-10].

Dụ ngôn "Người Samaria tốt lành" biểu tượng cho tình yêu Chúa Giêsu nói tới là tình yêu tất cả mọi người trên thế gian này. Thậm chí, Chúa Giêsu còn coi tình yêu tha nhân và thực hiện nó là điều quan trọng cần làm trước tiên, trước cả khi dâng lễ vật cho Thiên Chúa: "Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình" [Mt 5, 23-24].

Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi chính là mầu nhiệm tình yêu. Con là hình ảnh hoàn hảo, nguyên tuyền của Cha. Con chính là Cha "Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha" [Ga 14, 9]. Cha ban tất cả những gì mình có cho Con "Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy" [Ga 16, 15]. Tình Cha yêu Con thật là lớn lao, kỳ diệu. Tình Con đáp lại tình Cha cũng sâu nặng như vậy. Những gì Con nhận được do tình

yêu của Cha thì Con dâng lại cho Cha tất cả. Vì yêu Cha, nên Con đã vui lòng giáng thế để cứu độ nhân loại. Con dành trọn đời để thực hiện Ý Cha "Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy" [Ga 4, 34]. Tình yêu Cha lớn tới mức Chúa Giêsu "không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự" [Pl 2, 6-8]. Vì vậy, lẽ sống Công giáo đòi hỏi mọi tình yêu muốn trung thực và bền vững đều phải noi theo gương tình yêu Chúa. Hạnh phúc của con người là được tham dự vào tình yêu thánh thiện này. Hạnh phúc sẽ đến khi mọi người biết và thật sự yêu thương nhau như tình yêu của Ba Ngôi Chúa;

Tám là, đến với một niềm tin mãnh liệt vào sự khải hoàn của cái thiện,

nhằm chống lại sức mạnh quyến rũ mãnh liệt của Vật đạo. Niềm tin vào Nước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) triết lý nhân sinh trong phúc âm và ý nghĩa của nó đối với lối sống của tín đồ công giáo việt nam hiện nay (Trang 79 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)