Mong muốn của người dân về sự hỗ trợ của các cấp, ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động thích ứng với Biến đổi khí hậu tại xã Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định (Trang 67 - 95)

Mong muốn được hỗ trợ Tỷ lệ

Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên 3,9 Tăng cường hệ thống cảnh báo sớm về thời tiết, khí

hậu

100,0

Phát triển cơ sở hạ tầng ở địa phương (đường giao thông, điện, cấp nước)

68,6

Tăng cường đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi nội đồng và đê biển

88,2

Tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật (giống mới, kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp)

3,9

Tiếp cận tốt hơn với việc vay vốn từ ngân hàng 52,9 Tăng cường sự hỗ trợ thông qua các chính sách bảo 29,4

trợ xã hội và quản lý rủi ro thiên tai

Tăng cường chia sẻ và trao đổi thông tin ở địa phương và công tác truyền thông về biến đổi khí hậu

19,6

Cải thiện giáo dục đào tạo tại địa phương 0,0

Hỗ trợ tiếp cận thông tin thị trường 0,0

Tăng cường các chương trình phát triển và đa dạng hóa sinh kế ở địa phương

45,1

(Nghiên cứu tại Hoài Hải, T11/2015)

Mong muốn lớn nhất của người dân là tăng cường hệ thống cảnh báo sớm về thời tiết, khí hậu (100%), tiếp đó là tăng cường đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi nội đồng và đê biển (88,2%). Còn người dân nhận thấy không cần phải cải thiện giáo dục đào tạo tại địa phương cũng như hỗ trợ tiếp cận thông tin thị trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận

Qua điều tra nghiên cứu sự tham gia của phụ nữ xã Hoài Hải trong các hoạt động thích ứng với BĐKH, tác giả có một số nhận định như sau:

1. Sự tham gia của PN trong hoạt động thích ứng với BĐKH là chủ yếu, quyết định trong sự thành công của hoạt động thích ứng BĐKH. Phụ nữ ở xã Hoài Hải là người tham gia tích cực trong các hoạt động thích ứng với BĐKH đặc biệt là khi có thiên tai xảy ra.

2. Mức độ tham gia của phụ nữ trong các lĩnh vực khác nhau thì không giống nhau. Cụ thể là trong các lĩnh vực chăm lo sinh hoạt gia đình, trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán, kinh doanh dịch vụ, chăm sóc sức khỏe và môi trường thì tỷ lệ phụ nữ tham gia chiếm phần lớn, thậm chí có các công việc mà 100% người đảm nhận là phụ nữ. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và đánh bắt hải sản ngoài khơi thì tỷ lệ phụ nữ tham gia bằng không. Phụ nữ chỉ tham gia vào việc chuyển đổi ngành nghề từ đi biển sang làm nghề khác. Chính vì vậy, qua phỏng vấn người dân ở khu vực xã Hoài Hải người dân mong muốn sinh con trai không phải vì tư tưởng “nối dõi tông đường” mà vì muốn có người làm các công việc nặng nhọc, đặc biệt là đi biển.

3. Phụ nữ thường được mặc định cho các công việc ít đòi hỏi sức khỏe hơn so với nam giới. Nhưng chính các công việc “không tên” ấy lại chiếm phần lớn quỹ thời gian của phụ nữ khiến họ không có thời gian riêng cho mình. Vì phụ nữ tham gia vào các hoạt động không được trả lương nên vị thế của người phụ nữ trong gia đình cũng không bằng nam giới.

4. Người dân có mong muốn được nghe thông tin về thời tiết, các tác động của BĐKH lên đời sống và các biện pháp ứng phó với BĐKH. Như vậy, có thể thấy người dân đã có ý thức trong việc chủ động phòng tránh thiên tai, thích ứng với BĐKH nhưng khoảng cách giữa ý thức và thực hành vẫn còn tồn tại. Để rút ngắn khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của người dân về thích ứng với BĐKH, phòng chống thiên tai cần một quá trình lâu dài chứ không thể thực hiện trong ngày một ngày hai.

Khuyến nghị

Vì là một nghiên cứu của cá nhân tác giả, diễn ra trong khoảng thời gian không dài và các phương pháp nghiên cứu chưa được kiểm tra nghiêm ngặt nên không tránh

khỏi một vài thiếu sót. Ví dụ như khi tìm kiếm mối liên hệ giữa trình độ học vấn của người trả lời, tình trạng kinh tế của hộ gia đình với sự tham gia của người trả lời trong các hoạt động ứng phó với BĐKH thì chưa có một mối liên hệ cụ thể. Tuy nhiên, đây cũng có thể là gợi ý để mở ra một hướng nghiên cứu mới trong tương lai.

Ở khu vực xã Hoài Hải, hội phụ nữ được đánh giá là hiệu quả. Các ban ngành đoàn thể, tổ chức khác, phụ nữ có thể tham gia, tuy nhiên họ chủ yếu đóng vai trò thành viên, và số lượng phụ nữ “có tiếng nói quyết định” còn thấp. Do quan niệm cho rằng “nam giới thì khoẻ mạnh, có thời gian và năng lực để trở thành nhà lãnh đạo trong khi phụ nữ không có thời gian để tham gia vào việc ra quyết định”, phụ nữ hiếm khi được bầu làm lãnh đạo trong các tổ chức cộng đồng. Chính vì vậy, sự tham gia của phụ nữ vào các công việc cộng đồng nói chung, các hoạt động thích ứng với BĐKH nói riêng còn chưa mang tính chủ động. Để phụ nữ tham gia một cách tích cực, chủ động hơn trong công tác phòng chống thiên tai, thích ứng với BĐKH, nhằm giảm thiểu thiệt hại về người, cơ sở vật chất, tài sản của nhân dân đòi hỏi phải có những phương án, kế hoạch cụ thể chi tiết để phòng chống, ứng phó với thiên tai trong đó điều kiện tiên quyết và nhất quán là phải thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”. Phương châm “4 tại chỗ”, bao gồm: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Phương châm này đòi hỏi người dân địa phương phải tham gia tích cực vào quá trình trước, trong và sau thiên tai. Từ đó, phụ nữ không còn là nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương trước thiên tai, BĐKH nữa mà là người chủ động trong các hoạt động thích ứng với BĐKH. Phụ nữ sẽ có một vị thế mới trong gia đình và dần dần xóa bỏ định kiến giới “phụ nữ không tạo ra của cải vật chất”.

Thông qua việc tìm hiểu những mong muốn, nhu cầu được truyền thông, kênh thông tin yêu thích của người dân, có thể đề xuất một số giải pháp thích ứng với BĐKH phù hợp cho phụ nữ căn cứ theo thực tế của địa phương như:

- Tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức về giới và biến đổi khí hậu cho tất cả các thành viên của các hộ gia đình tại địa phương; cung cấp tài liệu về BĐKH và GTRRTT cho người dân địa phương

- Thúc đẩy lồng ghép giới và sự tham gia của phụ nữ trong quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (DRM), kể cả trong quy hoạch, xây dựng và thực hiện các chính sách và hành động.

- Đầu tư cho các khu vực tập trung dân cư, nhà cửa và hạ tầng cơ sở an toàn (ví dụ như các cụm/khối tập trung dân trên những khu vực nền đất được tôn cao, dễ dàng tiếp cận bằng đường xá và có đường nước sinh hoạt, và có các dịch vụ xã hội cơ bản hoạt động được trong các đợt lũ lụt), có sự tham gia đầy đủ của phụ nữ trong quá trình quy hoạch;

- Tiến hành phân tích giới và tính dễ bị tổn thương và thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm đạt được hiểu biết tốt hơn và tăng cường các phương án lựa chọn sinh kế cho phụ nữ và nam giới ít khá giả hơn trong nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, nghề cá và nuôi trồng thuỷ sản;

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên Môi trường (2012). Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam. http://www.monre.gov.vn

2. CARE (2011). Giới và thích ứng với Biến đổi khí hậu. Báo cáo khoá tập huấn Giới và Biến đổi khí hậu, ngày 25 – 27/9/2011 tại Hà Nội. http://www.vngo-cc.vn/khoa- tap-huan-ve-gioi-va-bien-doi-khi-hau.

3. Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu (2011). (Ban hành kèm theo Quyết định số 2139/QĐ – TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ).

4. Chính phủ Việt Nam, UNDP, (2013). Dự án 58492 “Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền ở Việt Nam”. Bộ công cụ lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

5. Đào Xuân Học (2009). Kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Báo cáo trình bày tại Hội thảo Việt Nam thích ứng với Biến đổi khí hậu ngày 31/7/2009 tại Hội An, Quảng Nam. http://www.occa- mard.gov.vn.

6. JANI (2011). Phương châm bốn tại chỗ trong phòng, chống thiên tai: Nội dung cơ bản và thực tiễn áp dụng. Dự án vận động chính sách phòng chống thiên tai dựa vào cộng đồng

7. Kỷ yếu hội thảo Khoa học quốc tế “Kinh tế học Biến đổi khí hậu và gợi ý chính sách đối với Việt Nam, Hà Nội (2013)

8. MARD và UNDP (2011). Tài liệu kỹ thuật – Quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu

9. MARD (2014). Tài liệu hướng dẫn đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. 10.MARD (2008). Quyết định số 2730/QD-BNN-KHCN ngày 5/9/2010 của Bộ

trường Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Chương trình khung về Thích ứng và giảm thiểu với biến đổi khí hậu ngành nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2008- 2020. Bộ Nông nghiệp và PTNT. Hà Nội. Việt Nam. http://www.mard.gov.vn. 11.Nguyễn Đức Ngữ (2008), Biến đổi khí hậu, Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật,

Hà Nội.

12.Nguyễn Đức Tôn (2014). Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó đến sản xuất nông nghiệp thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Tạp chí khoa học ĐHSP TP Hồ Chí Minh. Số 64. 2014

13.Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Vân Anh, (2009). Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam: Thực trạng, diễn tiến và nguyên nhân, Viện gia đình và giới, NXB KHXH

14.Phạm Việt Hùng (2009). Tai biến thiên nhiên ở tỉnh Bình Định và các giải pháp thích ứng, giảm nhẹ

15.Quyết định số 2139/QĐ-TTg về Phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, 05/12/2011

16.Thủ tướng Chính phủ, Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu (Ban hành kèm theo Quyết định số 2139/QĐ – TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ).

17.Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1474/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH ban hành ngày 05 tháng 10 năm 2012.

18.Trần Thọ Đạt, Vũ Thị Hoài Thu,(2012). Biến đổi khí hậu và sinh kế ven biển. Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

19.UNDP, (2008). Báo cáo phát triển con người, Chấn động khí hậu: nguy cơ và tổn thương trong một thế giới bất bình đẳng.

20.UNDP, (2012). Sự tham gia của phụ nữ trong vai trò lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam.

21.UNDP, Oxfam (2009). Ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Các cơ hội cải thiện bình đẳng giới.

22.UNDP, Oxfam (2012), Bản tóm lược gợi ý định hướng chính sách. Bình đẳng giới trong công tác giảm nhẹ rủi ro thảm họa và tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

23.Uỷ ban nhân dân xã Hoài Hải (2013). Báo cáo kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2013 của xã Hoài Hải.

24.Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, UNDP (2015). Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về Quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu (SREX Việt Nam).

25.Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2012), Tài liệu hướng dẫn Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng, Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

26.Adeniji, Grace, (2011). Adapting to climate change in Africa, Jotoafrika. no. 6

27.Angula, M., (2010). Gender and Climate change: Namibia Case Study

28.Araujo et al (2010). The governance Cluster: Climate change and gender: economic empowerment of women through climate mitigation and adaptation. 29.Arnell (2004). Climate change and global water resources: SRES emissions and

socio- economic scenarios. Global Environmental Change 14 (2004) 31–52. 30.Babugura, A., (2010), Gender and Climate change: South Africa Case study.

31.Bartlett (2008). Climate change and urban children: Impacts and implications for daptation in low- and middle-income countries

32.Blackden and Wodon, 2006, Gender, Time use and Poverty in Sub-Saharan Africa, World Bank.

33.Brody, A., Demetriades, J., Esplen, E., (2008). Gender and Climate change: Mapping the linkages – a scoping study on Knowledge and Gaps, Institute of Development Studies, UK

34.Burse RL, 1979, Sex differences in human thermoregulatory response to heat and cold stress.Human Factors.

35.Chant, Sylvia, (2008). "The 'Feminisation of Poverty' and the 'Feminisation' of

Anti-Poverty Programmes: Room for Revision?". Journal of Development

Studies 44 (2): 165.

36.Chindarkar, N., (2012). “Gender and climate change – induced migration: proposing a framework for analysis”, Environmental Research Letters, 7 (2012) 025601

37.Christopher, Karen, et. All (2002). The Gender Gap in Poverty in Modern Nations:

Single Motherhood, The Market, and the State. University of California Press 38.Dankelman, I., Bashar Ahmed, W., Alam, K., Diagne, Y., Fateman, N., Mensah –

Kutin, R., (2008). Gender, Climate change and Human Security, WEDO

39.Dankelman, Irene, (2011). "Climate change is not gender-neutral: realities on the

ground." Public Hearing on “Women and Climate Change”.

40.David Haig, Ph.D, (2003). The Inexorable Rise of Gender and the Decline of Sex: Social Change in Academic Titles, 1945–2001

41.Djoudi, H., Brockaus, M., (2011). “Is adaptation to climate change gender neutral? Lessons from communities dependent on livestock and forests in Northern Mali”, International Forestry Review, Vol. 13 (2), 123 – 135.

42.EIGE (2012), Review of the Implementation in the EU of area K of the Beijing Platform for Action: Women and the Environment Gender Equality and Climate change, European Institute for Gender Equality”

43.Eleanor Blomstrom, Sarah Cunningham, Nadia Johnson, Cate Owren (2009). Climate Change Connections: Gender, Population and Climate Change.

44.Emmeline Skinner (2011).Gender and Climate Change, Overview Report.

45.Food and Agriculture Organization, (2009). "Gender equity".

46.Georgina Aboud, (2011). "Gender and Climate Change."

stress response is dependent on exercise intensity and climate type.European Journal of Applied Physiology.

48.Healey, J. F. (2003). "Race, Ethnicity, Gender and Class: the Sociology of Group

conflict and Change", Pine Forge Press ISBN 141291521X 49.International Energy Agency, 2010, World Energy Outlook,

50.IPCC, 2007, Climate change in 2007: Synthesis Report, IPCC, www.ipcc.org. 51.IUCN, (2012). Linking gender and Climate change.

52.JAPAN, MARD, WB, (2009). Community based disaster risk management

53.Jyoti Parikh, IRADe, 2007. Is Climate change a Gender issue http://www.disasterwatch.net/climatechange/gndr_climt07.pdf

54.Kovats RS, Hajat S, 2008, Heat stress and public health: A critical review.Annual Review of Public Health.

55.Mainlay, J., and Fei Tan, S., (2012), Mainstreaming gender and climate change in Nepal, International Institute for Environment and Development

56.Nancy, A., (2010), “Gender and Climate change – induced conflict in pastoral communities: Case study of Turkana in north-western Kenya”, 81 – 102, African Journal on Conflict Resolution, Volume 10 No.2, 2010

57.Neelormi et al, 2009, Gender dimensions of differential health effects of climate change induced water-logging: A case study from coastal Bangladesh. Earth and Environmental Science.

58.Nellemann, C., Verma, R., and Hislop, L. (2011). Women at the frontline of Climate change: Gender risks and Hopes, United Nations Environment Programme, P.O, Box 30552 – 00100 Nairobi, Kenya

59.Olsson, Lennart et al. "Livelihoods and Poverty." Climate Change 2014: Impacts,

Adaptation, and Vulnerability. Part A: Global and Sectoral Aspects. Contribution of Working Group II to the Fifth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change. Ed. C. B. Field et al. Cambridge and New York: Cambridge University Press, 2014. 793–832.

60.Omari, K., (2010). Gender and Climate change: Botswana Case study. 61.Overseas Development Institute, (2008)."Gender and the MDGS".

62.Parikh, J. (2007). Gender and Climate change Framework for Analysis, Policy and Action.

63.Rodenberg (2009). Climate Change Adaptation from a Gender Perspective, A cross-cutting analysis of development-policy instruments

64. Roger Few, Mike Ahern, Franziska Matthies and Sari Kovats (2004). Floods, Health and Climate Change: a Strategic review.

65.Rohr, U., Hemmati, M., Lambrou, Y., (2008). Towards Gender Equality in Climate change Policy: Challenges and Perspectives for the Future, Section 3, Chap 21. 66.Sandra Bäthge, Schirin Salem, Dr. Albrecht Stockmayer, (2010). Climate change

and gender : economic empowerment of women through climate mitigation and adaptation, Governance and Democracy Division, Governance Cluster, Programme Promoting Gender Equality and Women's Rights, Working Paper 67.Skinner, E., (2011). Gender and Climate change overview report, the Institute of

Development Studies, UK.

68.Skutsch M et al, (2004). Mainstreaming gender into the climate change

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động thích ứng với Biến đổi khí hậu tại xã Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định (Trang 67 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)