Một số cơn bão lớn (từ cấp 8 trở lên) xuất hiện trên vùng bờ biển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động thích ứng với Biến đổi khí hậu tại xã Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định (Trang 37 - 41)

Bình Định – Ninh Thuận từ năm 1981 đến 2014)

Tên Vùng Bờ Biển Thời Gian Xuất

Hiện Tên Cơn Bão Cấp Gió

Bình Định – Ninh Thuận 12-10-1981 FABIAN (Số 7) Cấp 9 (75 – 88 km/h) Bình Định – Ninh Thuận 06-10-1983 HERBERT (Số 8) Cấp 8 (62 – 74 km/h) Bình Định – Ninh Thuận 15-10-1983 KIM (Số 10) Cấp 9 (75 – 88 km/h) Bình Định – Ninh Thuận 20-11-1985 GORDON (Số 11) Cấp 8 (62 – 74 km/h) Bình Định – Ninh Thuận 15-10-1992 ANGELA (Số 6) Cấp 8 (62 – 74 km/h) Bình Định – Ninh Thuận 19-11-1993 KYLE (Số 10) Cấp 13 ( > 133 km/h) Bình Định – Ninh Thuận 02-12-1993 LOLA (Số 11) Cấp 10 (89-102 km/h) Bình Định – Ninh Thuận 24-10-1995 YVETTE (Số 10) Cấp 10 (89-102 km/h) Bình Định – Ninh Thuận 07-11-2001 LINGLING (Số 8) Cấp 11 (103 – 117 km/h) Bình Định – Ninh Thuận 11-09-2005 ATNĐ Cấp 8 (62 – 74 km/h) Bình Định – Ninh Thuận 26-10-2006 Cimaron Cấp 13 ( > 133 km/h) Bình Định – Ninh Thuận 02-08-2007 ATNĐ Cấp 8 (62 – 74 km/h) Bình Định – Ninh Thuận 22-11-2007 Hagibis Cấp 12 (118-133 km/h) Bình Định – Ninh Thuận 6-10-2012 GAEMI Cấp 10 (89-102 km/h) Bình Định – Ninh Thuận 29-11-2014 SINLAKU Cấp 8 (62 – 74 km/h) Nguồn: [85]

Nhìn vào bảng trên, ta thấy trong khoảng thời gian 10 năm từ 2005 – 2014, số cơn bão mạnh ảnh hưởng đến Bình Định là 6 cơn trong khi khoảng thời gian trước đó là 2

cơn/10 năm từ 1995 – 2004 và 4 cơn/10 năm từ 1985 – 1994. Có thể thấy, bão mạnh tác động đến Bình Định có xu hướng tăng lên một phần do tác động của BĐKH.

Thông thường mùa mưa bão bắt đầu từ tháng 9, tập trung chủ yếu vào tháng 10, tháng 11 và kết thúc vào tháng 12. Tuy nhiên, gần đây các cơn bão có xu hướng xuất hiện sớm hơn với cường độ mạnh hơn, điển hình là cơn bão số 2 xảy ra ngày 11/6/2004 với sức gió cấp 7, cấp 8, giật trên cấp 10 kèm theo mưa lớn trên diện rộng gây thiệt hại rất lớn. Hàng năm, khả năng xuất hiện một cơn bão lớn chiếm 39%, khả năng không có trận bão nào chiếm 35% và có từ 3 cơn bão đến 4 cơn bão chỉ chiếm 4% đến 5% [14].

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng 2.2.1. Đối tượng

- Vai trò của phụ nữ trong các hoạt động thích ứng với BĐKH,

- Tác động của một số hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra tại địa phương đối với sinh kế và đời sống của người dân bao gồm bão, lũ lụt, hạn hán, nắng nóng kéo dài, mưa lớn kéo dài, nước biển dâng, xâm nhập mặn, sạt lở bờ biển, vỡ đê… - Các hoạt động thích ứng với BĐKH trong cộng đồng xã Hoài Hải, huyện Hoài

Nhơn, tỉnh Bình Định. Bao gồm thích ứng trong các lĩnh vực: điều kiện sống cơ bản, trồng trọt, chăn nuôi gia súc/gia cầm, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản, buôn bán, kinh doanh dịch vụ, an toàn cộng đồng, sức khỏe & môi trường.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: xã Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. - Phạm vi thời gian: 2/2015 – 4/2016

Đề tài đánh giá nghiên cứu sự tham gia của phụ nữ Hoài Hải trong các hoạt động thích ứng với BĐKH được tác giả thực hiện trong giai đoạn từ T2/2015 – T4/2016. Quy mô thời gian nghiên cứu là giai đoạn 10 năm gần đây (2005 -2015) gắn với các số liệu ghi chép về khí tượng, hiện tượng thời tiết cực đoan trong khoảng thời gian 10 năm gần đây.

- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Nghiên cứu thích ứng với BĐKH có nhiều nội dung. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn thạc sỹ, nghiên cứu này nhấn mạnh đến phạm vi nghiên cứu các hoạt động thích ứng với BĐKH trong các lĩnh vực đời sống sinh hoạt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng trọt, đánh bắt hải sản, nuôi trồng thủy sản, buôn bán kinh doanh, dịch vụ, an toàn xã hội, sức khỏe và môi trường… qua việc nghiên cứu thực trạng và cảm nhận của người dân, hậu quả và cách ứng phó của người

dân. Từ đó nhấn mạnh đến vai trò của phụ nữ trong các hoạt động thích ứng với BĐKH và tìm ra giải pháp để tăng cường bình đẳng giới dưới tác động của BĐKH.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:

2.3.1. Phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp tài liệu thứ cấp

Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu và số liệu thông tin có liên quan một cách có chọn lọc, từ đó, đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu. Cụ thể:

Sử dụng các tài liệu, số liệu về kinh tế - xã hội cho đánh giá điều kiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu. Số liệu này được thu thập từ nguồn của UBND xã Hoài Hải, bao gồm Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2015 và nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2015. Ngoài ra, còn có bảng tổng hợp thông tin nền của địa phương (Phụ lục 3). Các số liệu nền này sẽ là cơ sở để tìm hiểu tổng quan về khu vực nghiên cứu.

2.3.2. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia

PRA là một trong những cách tiếp cận mới để thay thế phương pháp lỗi thời (áp đặt) trong phát triển nông thôn. Nó được dựa trên kinh nghiệm địa phương, nơi các cộng đồng quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của họ một cách có hiệu quả. PRA là phương pháp có sự tham gia đồng tình của người dân, là một thành phần căn bản trong việc xây dựng kế hoạch đề án; điều đó duy trì được các kỹ thuật địa phương cũng như duy trì các hệ thống bền vững của sinh thái, kinh tế, chính sách; và những khởi điểm phát triển bền vững thật sự đó sẽ hợp thành những cách tiếp cận mà chính các cộng đồng địa phương có thể quản lý và kiểm soát.

KHẢO SÁT THĂM DÒ HỆ THỐNG CANH TÁC ( Sơ đồ mặt cắt/ quan sát trực tiếp; Lịch thời vụ;

Các bản đồ xã hội/ tài nguyên) XÁC ĐỊNH NHÓM MỤC TIÊU ( Bản đồ xã hội ; Xếp hạng giàu nghèo)

XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ ( Xếp hạng cặp đôi/ Cây vấn đề) ĐIỀU TRA TÍNH CHẤT CỦA VẤN ĐỀ

( Phỏng vấn SSI ; Sơ đồ mặt cắt/ quan sát trực tiếp; Vẽ bản đồ) XÁC ĐỊNH CÁC GIẢI PHÁP KHẢ THI

( Phỏng vấn SSI ; Quan sát trực tiếp)

Trong nghiên cứu này, tác giả tổ chức 2 cuộc họp nhóm (cả nam và nữ) để vẽ bản đồ và lịch thời vụ, 1 cuộc thảo luận nhóm nam, 1 cuộc thảo luận nhóm nữ và phỏng vấn cá nhân 10 người.

a.Vẽ bản đồ nước và vệ sinh

Bản đồ của điểm nghiên cứu thể hiện vị trí, nơi đâu là các nguồn tài nguyên, các hoạt động sản xuất. Các thông tin trên bản đồ bao gồm ranh giới giữa các thôn, trụ sở UBND xã, trạm y tế và các trường học, nguồn nước, điểm ngập lụt, điểm người dân đi vệ sinh bừa bãi, khu vực rừng phòng hộ. Việc vẽ bản đồ được thực hiện trước khi tiến hành thảo luận nhóm và do người tham gia thảo luận nhóm cùng vẽ. Mục đích của vẽ bản đồ để tìm hiểu thuận lợi và khó khan của người dân trong khi triển khai các hoạt động thích ứng với BĐKH

b.Lịch thời vụ

Lịch thời vụ nhằm để chỉ rõ ra các hoạt động chính của cộng đồng trong một năm bao gồm các hoạt động: trồng lúa, hoa màu, nuôi gia súc/gia cầm, nuôi thủy sản, đi biển, tiểu thủ công nghiệp. Lịch thời vụ cũng được tiến hành trước khi thực hiện thảo luận nhóm và do người dân tham gia thảo luận và đưa ra 01 lịch thời vụ chung cho cả xã. Mục đích của lịch thời vụ nhằm tìm hiểu thời điểm diễn ra các hoạt động sản xuất của người dân so với thời điểm thường xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan để xem mức độ tác động của các hiện tượng này đến hoạt động sản xuất của người dân.

c.Phỏng vấn cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động thích ứng với Biến đổi khí hậu tại xã Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định (Trang 37 - 41)