Danh sách phỏng vấn sâu cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động thích ứng với Biến đổi khí hậu tại xã Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định (Trang 41 - 45)

STT Đối tượng phỏng vấn Số lượng Nội dung phỏng vấn 1 Chủ tịch UBND xã – Trưởng ban PCLB và TKCN

01 - Các hoạt động thích ứng với BĐKH ở địa phương

- Mức độ tham gia của người dân, ai là người tham gia chính, tham gia các công tác nào. Phụ nữ thường tham gia vào các hoạt động nào?

- Sự phối hợp giữa cán bộ địa phương, ban PCLB xã và người dân địa phương trong các hoạt động thích ứng với BĐKH

- Cách thức tăng cường sự tham gia của người dân 2 Trưởng thôn 02 - Các hoạt động thích ứng với BĐKH ở địa

phương

- Mức độ tham gia của người dân, ai là người tham gia chính, tham gia các công tác nào. Phụ nữ thường tham gia vào các hoạt động nào?

- Cách thức tăng cường sự tham gia của người dân - Nên truyền thông cho người dân về BĐKH qua kênh truyền thông nào

3 Chủ tịch

HLHPN xã

01 - Các hoạt động thích ứng với BĐKH ở hộ gia đình và cấp địa phương

- Phụ nữ thường tham gia vào các hoạt động nào? Tại sao?

- Chương trình, tập huấn, đào tạo về BĐKH cho người dân địa phương

- Cách thức tăng cường sự tham gia của người dân.

- Vai trò của HPN xã và các đoàn thể khác trong việc khuyến khích người dân tham gia các hoạt động xã hội

- Nên truyền thông cho người dân về BĐKH qua kênh truyền thông nào

4 Phụ nữ 03 - Các hoạt động thích ứng với BĐKH ở hộ gia đình và địa phương

- Phụ nữ thường tham gia vào các hoạt động nào? Tại sao?

- Cách thức tăng cường sự tham gia của người dân - Nên truyền thông cho người dân về BĐKH qua kênh truyền thông nào

5 Nam giới 03 - Các hoạt động thích ứng với BĐKH ở hộ gia đình và địa phương

- Phụ nữ thường tham gia vào các hoạt động nào? Tại sao?

- Cách thức tăng cường sự tham gia của người dân - Nên truyền thông cho người dân về BĐKH qua kênh truyền thông nào

d. Thảo luận nhóm

Tác giả tiến hành 02 cuộc thảo luận nhóm tập trung sau khi đã tiến hành các phỏng vấn sâu bao gồm 01 thảo luận nhóm nam và 01 thảo luận nhóm nữ. Tham gia thảo luận nhóm gồm cán bộ thôn và người dân trong thôn. Cụ thể:

Nhóm thảo luận nam gồm 6 người, cụ thể là: 4 người dân nam (trong đó có 01 nam chủ hộ nghèo, 3 nam thuộc hộ không nghèo), 01 trưởng thôn, 01 phó thôn. Đó là những người có kinh nghiệm triển khai các hoạt động thích ứng với các hiện tượng thời tiết cực đoan và BĐKH. Nội dung thảo luận nhóm cũng xoay quanh nội dung của phỏng vấn sâu, tuy nhiên nhấn mạnh hơn đến vai trò của phụ nữ trong các hoạt động thích ứng và biện pháp tăng cường sự tham gia của phụ nữ.

Nhóm thảo luận nữ gồm 7 người bao gồm 05 người dân nữ (trong đó có 02 nữ chủ hộ cận nghèo, 03 nữ hộ không nghèo), 02 cán bộ chi hội phụ nữ xóm. Nội dung thảo luận nhóm cũng xoay quanh nội dung của phỏng vấn sâu, tuy nhiên nhấn mạnh hơn đến vai trò của phụ nữ trong các hoạt động thích ứng, mức độ tham gia, nguyên nhân và giải pháp tăng cường sự tham gia của phụ nữ.

2.3.3. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi

Sử dụng bảng hỏi bảng hỏi cấu trúc được thiết kế sẵn, phát cho người dân nhằm thu thập thông tin về thực trạng của hiện tượng thời tiết cực đoan; các tác động của nó đến khu vực nghiên cứu; các hoạt động thích ứng với BĐKH; nhu cầu tăng cường năng lực của người dân . Số lượng bảng hỏi được phát cho người dân là 102 bảng hỏi, được thuê người đi hỏi từng hộ gia đình một nên số phiếu phát ra và số phiếu thu về là 102. Để giảm thiểu sai sót trong phiếu điều tra, bảng hỏi sẽ được cán bộ đi hỏi hỏi trực tiếp chứ không phát phiếu cho người dân tự trả lời. Người đi hỏi là cán bộ địa phương (bí thư Đoàn Thanh niên xã, trưởng các thôn) là người có trình độ học vấn, đã có kinh nghiệm thực hiện các cuộc điều tra hộ gia đình bằng bảng hỏi. Ngoài ra, cán bộ đi hỏi đã được tác giả luận văn tập huấn trước về cách thức sử dụng bảng hỏi để thu thập thông tin nhằm hạn chế tối đa sự sai sót, xung đột thông tin. Ngoài ra, khi thiết kế bảng hỏi, các câu hỏi có mối liên kết với nhau để dễ dàng cho quá trình làm sạch bảng hỏi sau này.

Để thu thập ý kiến của cả đối tượng nam giới và nữ giới, người điều tra đã cố gắng điều tra tỷ lệ nam nữ cân bằng, mỗi bên 50%, tuy nhiên, vì điều kiện thực tế, nhiều nam giới đi biển chưa về nên số phiếu thu về có 48 phiếu nam giới trả lời và 54 phiếu nữ giới trả lời.

Cách chọn mẫu:

Các bảng hỏi khảo sát hộ gia đình được phát với tỷ lệ: khoảng 10% số hộ nghèo/cận nghèo, 10% số hộ khá giả, còn lại 80% là các hộ trung bình. Vì số hộ ở Hoài Hải là hơn 1.700 hộ nên với số phiếu 102 đảm bảo trên 5% số hộ được phỏng vấn. Cộng với cách chọn mẫu theo tỷ lệ hộ nghèo, trung bình, khá giả đảm bảo tất cả các tầng lớp xã hội đều được đóng góp ý kiến vào bảng hỏi, dễ dàng cho việc tìm mối quan hệ giữa mức sống của hộ với sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động thích ứng với BĐKH. Bên cạnh đó, số phiếu được phát ra ở tất cả 05 thôn của xã nên đảm bảo lấy ý kiến của đại diện các thôn trong xã.

2.3.4. Phương pháp phân tích số liệu

Dựa trên những số liệu, thông tin thu thập được tiến hành phân tích và xử lý số liệu theo phương pháp thống kê. Phương pháp được sử dụng bao gồm các phương pháp: Xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS. Phương pháp này sẽ chạy thống kê mô tả (frequency) để lấy số liệu trung bình (mean) của các câu hỏi. Tiếp đó chạy bảng chéo (crosstab) để kiểm tra mối tương quan giữa độ tuổi, giới tính, mức sống của hộ, khu vực sinh sống… với sự tham gia của phụ nữ trong. Trong quá trình nghiên cứu thu

thập các số liệu, thông tin luôn sử dụng các biện pháp kiểm tra chéo để loại bỏ những thông tin sai, hay làm chắc chắn hơn các thông tin còn chưa rõ.

Dự kiến sẽ trình bày kết quả về mức độ tham gia của phụ nữ và nam giới vào các hoạt động thích ứng, mối quan hệ giữa mức độ tham gia của phụ nữ với trình độ học vấn, độ tuổi, cơ cấu hộ gia đình, mức sống…

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đánh giá sự gia tăng tần suất xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan qua điều tra, phỏng vấn người dân địa phương qua điều tra, phỏng vấn người dân địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động thích ứng với Biến đổi khí hậu tại xã Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định (Trang 41 - 45)