Phân bố số ngày mưa lớn trên 50 mm trung bình nhiều năm, 1979-2008

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động thích ứng với Biến đổi khí hậu tại xã Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định (Trang 34 - 36)

Huyện Trạm Năm bắt đầu Năm kết thúc > 50 mm > 100 mm > 150 mm > 200 mm

Hoài Nhơn Hoài Nhơn

1979 2008 0,27 0,13 0,13 0,00

Nguồn: Phạm Việt Hùng, [14]

Bảng 2: Phân bố số ngày mưa lớn trên 50 mm trung bình nhiều năm, 1979-2008 2008 Trạm T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Hoài Nhơn 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,03 0,00 0,13 0,10 0,00 Nguồn: Phạm Việt Hùng, [14]

c. Hiện tượng nước biển dâng và xâm nhập mặn

Hiện tượng nóng lên của toàn cầu làm cho băng tan ở hai cực và là nguyên nhân dẫn đến nước biển dâng. Hoài Nhơn nói riêng và Bình Định nói chung có đường bờ biển dài hơn, thống kê của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ năm 2004 trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2012 mực nước biển ở tỉnh Bình Định nói chung và Hoài Hải, Hoài Nhơn nói riêng tăng lên nhanh chóng và có xu thế ngày càng tăng. Bảng dưới ghi lại kết quả đo đạc tại trạm hải văn Quy Nhơn :

Bảng 3: Mực nước biển trung bình tại Trạm hải văn Quy Nhơn (cm)

Năm 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012

Mực nước 157 152 151 153 155 157 160

Nguồn :Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định, Báo cáo tổng kết công tác PCLB và TKCN (2003 – 2010), từ năm 2003 đến năm 2010.)

Như vậy, ta thấy trong khoảng thời gian từ 2000 – 2012 mực nước biển đã dâng lên 3cm. Theo dự báo, trong tương lai mực nước biển ở Bình Định sẽ tăng với tốc độ 2,5mm/năm. Với đặc thù là một xã ven biển, Hoài Hải chịu tác động mạnh nếu mực nước biển tăng nhanh, kéo theo đó là xâm nhập mặn. Các thôn của Hoài Hải hầu hết đều không khai thác được nguồn nước ngầm do bị nhiễm mặn và phèn. Hiện tượng xâm nhập mặn xảy ra trên địa bàn rất đáng lo ngại, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương.

Hoài Hải chịu ảnh hưởng của nhật triều không đều, thời gian trong tháng khoảng 20 ngày nhật triều. Biên độ nhật triều từ 1,2 – 2,2m. Mùa mưa nếu trận mưa trùng với biên độ của triều cường có thể gây ra sự chênh lệch từ 0,4 – 0,6m, trong tương lai khi mực nước biển dâng theo các kịch bản biến đổi khí hậu có thể gây ra sạt lở đất và ngập lụt ven biển.

d. Bão và áp thấp nhiệt đới

Theo Phạm Việt Hùng, bão là loại hình thời tiết nguy hiểm thường xuất hiện ở Bình Định từ tháng 9 đến tháng 11, khả năng tập trung vào tháng 9 là 20%, tháng 10 khoảng 40% [14]. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các tỉnh thành duyên hải Trung Bộ (trong đó có Bình Định) thường xuyên gánh chịu khoảng 70% tổng số các cơn bão đổ bộ vào nước ta, trong đó, có từ 60-65% số cơn bão có sức mạnh từ cấp 8- 12. Gió bão thường đi kèm với triều cường ven biển nên hậu quả gây ra đối với môi trường và đời sống sản xuất của nhân dân là rất lớn. Cũng theo Nguyễn Đức Tôn, Bình Định trung bình có một cơn bão ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp mỗi năm. Theo thống kê giai đoạn sau năm 1975 đến nay, số lượng các cơn bão khoảng 1,13 cơn bão/năm, trong khi giai đoạn trước đó con số này là 0,7. Xu hướng chung cho cả thời kì khảo sát là số cơn bão mỗi năm có xu hướng tăng. Thường trong những năm có La Nina và El Nino cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 1 cơn, trong đó thời kì có La Nina cao hơn thời kì có El Nino (3,4 so với 2,1 cơn). Bình Định là một trong những tỉnh chịu số lượng các cơn bão nhiều nhất từ biển Đông và có xu hướng tăng theo thời gian [12]…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động thích ứng với Biến đổi khí hậu tại xã Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định (Trang 34 - 36)