Thích ứng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động thích ứng với Biến đổi khí hậu tại xã Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định (Trang 61 - 64)

Lĩnh vực Hoạt động Nam Nữ Cả hai

Nuôi trồng thủy sản Chăm sóc thủy sản 100,0 0,0 0,0 Bơm nước ngọt để nuôi trồng thủy sản 100,0 0,0 0,0 Mua thức ăn cho thủy sản 100,0 0,0 0,0 Tự mua thuốc chữa bệnh cho thủy sản 100,0 0,0 0,0 Xử lý nguồn nước nuôi thủy sản 100,0 0,0 0,0 Vay vốn để mua con giống mới 100,0 0,0 0,0

Đánh bắt hải sản Chuyển sang ngành nghề khác 0,0 100,0 0,0

Đi đánh bắt xa bờ hơn 100,0 0,0 0,0

Thời gian đánh bắt dài ngày hơn 100,0 0,0 0,0 Sửa chữa tàu thuyền bị nạn 100,0 0,0 0,0 Vay vốn để sửa chữa tàu thuyền bị nạn 100,0 0,0 0,0

(Nghiên cứu tại Hoài Hải, T11/2015)

Trong các hoạt động liên quan đến nuôi trồng thủy sản và đánh bắt hải sản, chỉ có hoạt động chuyển sang ngành nghề khác là do phụ nữ thực hiện còn lại các hoạt động khác từ chăm sóc thủy sản, xử lý nguồn nước, mua thuốc, thức ăn, bơm nước ngọt, đi biển... đều do nam giới thực hiện với tỷ lệ người lựa chọn là 100%. Đây là hoạt động đem lại thu nhập cao, tuy nhiên do đặc điểm phụ nữ thường không đủ sức khỏe, khả năng gánh vác công việc, vậy nên hoàn toàn do nam giới đảm nhiệm. Điều này gây ra sự mất cân

bằng về thu nhập trong gia đình, do việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản đem lại thu nhập cao hơn so với công việc trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm do phụ nữ đảm nhiệm.

3.3.4. Các hoạt động thích ứng trong lĩnh vực buôn bán, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, an toàn cộng đồng, sức khỏe và môi trường dịch vụ, an toàn cộng đồng, sức khỏe và môi trường

Bảng 22: Thích ứng trong lĩnh vực buôn bán kinh doanh, dịch vụ, an toàn cộng đồng, sức khỏe & môi trường

Lĩnh vực Hoạt động Nam Nữ Cả

hai Buôn bán, kinh

doanh dịch vụ

Thu dọn hàng hóa cất vào nơi an toàn trước khi có thiên tai

6,7 80,0 13,3

Tự xử lý hàng hóa bị hỏng 0,0 100,0 0,0 Mang hàng hóa bị hỏng đến nơi xử lý

rác

0,0 100,0 0,0

An toàn cộng đồng Mua áo phao 0,0 100,0 0,0

Học bơi 0,0 0,0 100,0

Chằng chống nhà cửa trước khi thiên tai

36,4 3,0 60,6

Xin thông tin cứu hộ khi cần được giúp đỡ

11,8 41,2 47,1

Sức khỏe, môi trường

Dọn vệ sinh môi trường quanh khu vực sinh sống

2,0, 98,0 0,0

Mua thiết bị lọc nước 0,0 100,0 0,0

Đưa người bị sốt xuất huyết đến nơi khám chữa

0,0 100,0 0,0

Đưa người bị đau mắt đến nơi khám chữa

0,0 100,0 0,0

Đưa người bị tiêu chảy đến nơi khám chữa

0,0 100,0 0,0

Mua thuốc cho người bị đau mắt 0,0 100,0 0,0 Mua thuốc cho người bị tiêu chảy 0,0 100,0 0,0

Tương tự như lĩnh vực chăm sóc đời sống sinh hoạt, trong lĩnh vực buôn bán kinh doanh, tiểu thủ công nghiệp và sức khỏe, môi trường thì phụ nữ là người chịu trách nhiệm thực hiện chính với 100% người trả lời lựa chọn. Chỉ có hoạt động thu dọn hàng hóa, chằng chống nhà cửa, xin thông tin cứu hộ, có sự tham gia của cả nam và nữ. Với hoạt động học bơi, 100% người trả lời cho rằng cả nam và nữ tham gia hoạt động này. Qua việc tìm hiểu sự phân công lao động giữa nam và nữ trong các hoạt động thích ứng với BĐKH, có thể dễ dàng nhận thấy có sự phân chia công việc giữa nam và nữ, đặc biệt là những công việc đặc thù “giới”. Nam giới thường có xu hướng đảm nhận các công việc liên quan đến đánh bắt hải sản, nuôi trồng thủy sản trong khi phụ nữ thường đảm nhận các công việc liên quan đến đời sống sinh hoạt, tiểu thủ công nghiệp, chăm sóc sức khỏe…

3.4. Phân tích các yếu tố tác động đến sự tham gia của phụ nữ tại xã Hoài Hải trong các hoạt động thích ứng với BĐKH trong các hoạt động thích ứng với BĐKH

Vì đặc điểm sinh học của phụ nữ, họ dễ bị tổn thương trong các giai đoạn khác nhau của thiên tai - một biểu hiện rõ nét của biến đổi khí hậu. Khi các thảm họa thiên tai do BĐKH xảy ra, “phụ nữ chính là những người đầu tiên chuẩn bị cho cả gia đình ứng phó với thiên tai, và phụ nữ cũng là người đầu tiên đưa cuộc sống của cộng đồng trở lại ổn định sau khi xảy ra thiên tai” [80]

Vai trò và cơ hội giữa phụ nữ và nam giới trong hộ gia đình, dòng họ, cộng đồng, khác nhau cũng như quá trình ra quyết định thường do nam giới chi phối. Do quan niệm truyền thống tại địa phương, có nguồn gốc từ thời phong kiến xưa, phụ nữ thường là người đảm đương các công việc chăm sóc sức khỏe, đảm bảo đủ nước, lương thực và nhiên liệu khác cho các thành viên trong gia đình.

Phụ nữ và trẻ em gái thường phải chịu trách nhiệm về hầu hết các công việc nội trợ, chăm sóc gia đình và đó là những việc không hưởng lương, điều này cũng có nghĩa là đời sống của phụ nữ và trẻ gái bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những thay đổi do biến đổi khí hậu. Họ phải đi bộ xa hơn để kiếm thực phẩm, nước ngày càng khan hiếm hơn do biến đổi khí hậu. Hơn nữa, họ là người tìm kiếm nhiên liệu nhưng lại thường là người cuối cùng được sử dụng do các tập quán, định kiến ưu tiên cho nam giới được sử dụng trước. Hệ quả là phụ nữ và trẻ gái thường là đối tượng dễ bị tổn thương do tiếp xúc với các nguồn nước ô nhiễm, bị suy dinh dưỡng, suy giảm sức khỏe do không đủ thức ăn, nước, phải đi xa và mang vác những bình nước nặng. Một hệ quả khác là phụ nữ và trẻ gái còn rất ít thời gian để học tập, làm việc nâng cao thu nhập hoặc tham gia vào các tiến trình lấy quyết định ở cộng đồng, điều này lại sẽ dẫn tới bất bình đẳng trong các mối quan hệ giới.

Các rào cản kinh tế và quy chuẩn về mặt văn hóa đã thu hẹp mức độ tiếp cận và cơ hội của phụ nữ đối với việc làm có hưởng lương. Phụ nữ thường có xu hướng làm việc nhiều hơn tại gia đình, trong các doanh nghiệp vi mô và nhỏ, trong các lĩnh vực không an toàn và không chính thức, trong điều kiện làm việc tồi tệ hơn nam giới và thường được trả mức tiền công thấp hơn [22]. Trong khi đó, nam giới có khả năng lưu động lớn hơn phụ nữ. Ở Hoài Hải, khi được hỏi ai là người tạo ra thu nhập chính trong gia đình thì 33,3% người trả lời chọn chồng và 66,7% còn lại chọn phương án con trai. Không người trả lời nào lựa chọn vợ hay con gái là người tạo ra thu nhập chính trong gia đình họ. Như vậy có thể thấy người tạo ra thu nhập chính trong gia đình đều là nam giới. Điều này có thể ảnh hưởng ít nhiều đến quyền ra quyết định trong gia đình, và phụ nữ có xu hướng “yếu thế” hơn.

Nhìn chung, phụ nữ thường hạn chế trong khả năng tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực (tự nhiên, tài chính, tín dụng, giáo dục và đào tạo), điều này nghĩa là phụ nữ có rất ít phương án để lựa chọn khi gặp phải biến đổi khí hậu. Sự hạn chế về quyền sử dụng/sở hữu đất đai đối với nữ khiến họ khó có cơ hội cải thiện sinh kế qua vay vốn. Tại Hoài Hải, qua điều tra cho thấy vẫn có tới 27,5% các hộ sở hữu nhà ở mà sổ đỏ mang tên chồng, tỷ lệ cả hai vợ chồng đứng tên chung trong sổ đỏ chỉ chiếm có 60,8%. Tỷ lệ hộ gia đình có nữ giới đứng tên trên sổ đỏ là 9,8%, mà chủ yếu là các hộ gia đình đơn thân, góa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động thích ứng với Biến đổi khí hậu tại xã Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)