Các hiện tượng thời tiết cực đoan, tần suất và thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động thích ứng với Biến đổi khí hậu tại xã Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định (Trang 45 - 48)

Hiện tượng Có xảy ra Thời gian

thường xảy ra Bão 100 Tháng 9 – 11 Lũ lụt 100 Tháng 9 – 11 Hạn hán 100 Tháng 5 – 8 Nắng nóng kéo dài 100 Tháng 5 – 8

Mưa lớn kéo dài 100 Tháng 9 – 11

Nước biển dâng 70,6 Tháng 9 – 11

Xâm nhập mặn 66,7 Tháng 5 – 8

Sạt lở bờ biển, vỡ đê 45,1 Tháng 7 – 11

(Nghiên cứu tại Hoài Hải, T11/2015)

Với các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán, nắng nóng kéo dài, mưa lớn kéo dài, có 100% người trả lời đều chọn phương án “có xảy ra”. Tần suất trung bình các cơn bão là vào khoảng 3,47 cơn bão/năm. Thời gian thường xảy ra bão từ tháng 9 đến tháng 11 dương lịch, trong đó có tới 92,2% người trả lời cho rằng bão thường xảy ra vào tháng 10 – 11. Xếp sau bão là hạn hán, trung bình có 2,15 đợt hạn hán/năm và tập trung vào tháng 7 – 8 khi có tới 82,4% người trả lời chọn phương án này.

Biểu 1: Thời điểm diễn ra các hiện tượng thời tiết cực đoan

(Nghiên cứu tại Hoài Hải, T11/2015)

Trong thời gian thường xảy ra bão từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, có một số hiện tượng cũng thường xảy ra kèm theo bao gồm lũ lụt, mưa lớn kéo dài, nước biển dâng và sạt lở bờ biển, vỡ đê. Ở Hoài Hải, đã có một thôn tái định cư Diêu Quang, được thành lập năm 2009 sau khi khu vực nhà ở của người dân thôn Kim Giao Trung bị sạt lở, các hộ dân phải di dời đến khu tái định cư này. Điều này có thể gây ảnh hưởng gấp bội đến đời sống người dân trong khu vực và kéo dài thời gian ảnh hưởng của bão. Căn cứ vào lịch thời vụ của người dân trong xã, ta có kết quả:

Biểu 2: Lịch thời vụ

Nhìn vào thời điểm thường xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan ở trên và lịch thời vụ của người dân địa phương, có thể nhận thấy thời gian người dân đi biển đánh bắt hải sản là quanh năm. Song song với đi biển là nghề tiểu thủ công nghiệp – đan lưới cũng diễn ra quanh năm. Các hoạt động khác thường diễn ra vào cuối năm trước đến nửa đầu năm sau. Như vậy, một phần người dân có thể tránh được các thời điểm xảy ra hạn hán, nắng nóng kéo dài và xâm nhập mặn. Tuy nhiên, vào cuối năm là thời điểm có thể xuất hiện các cơn bão mà theo nhận định của các chuyên gia là “bão muộn”, gây ảnh hưởng đến hoạt động canh tác lúa, hoa màu, đánh bắt hải sản.

Bảng 8: Nhận thức của người dân về biến động của thời tiết trong khoảng 10 năm vừa qua

Tăng lên Giảm đi Không thay đổi Không biết/không

Độ mạnh của các cơn bão 100,0 0,0 0,0 0,0

Số lượng các cơn bão/năm 64,7 2,0 33,3 0,0

Số đợt ngập lụt trung

bình/năm 0,0 98,0 0,0 2,0

Số đợt hạn hán trung

bình/năm 100 0,0 0,0 0,0

Số đợt nắng nóng kéo dài/năm 100 0,0 0,0 0,0

Lượng mưa trung bình năm 0,0 100 0,0 0,0

Mực nước biển trung bình

năm 62,7 0,0 0,0 37,3

Diện tích đất bị nhiễm phèn,

nhiễm mặn 47,1 0,0 0,0 52,9

Số vụ sạt lở bờ biển/năm 47,1 0,0 2,0 51,0

(Nghiên cứu tại Hoài Hải, T11/2015)

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy, 100% người dân đánh giá bão hiện nay mạnh hơn so với trước đây. Điều này cũng phù hợp với một số nhận định về bão của các chuyên gia: khu vực đổ bộ của các cơn bão và ATNĐ vào Việt Nam có xu hướng lùi dần về phía Nam lãnh thổ nước ta; số lượng các cơn bão rất mạnh có xu hướng gia tăng;

mùa bão có dấu hiệu kết thúc muộn hơn trong thời gian gần đây [1]. Cũng theo nhận định của người dân địa phương, số đợt hạn hán trung bình năm và số đợt nắng nóng trong năm tăng lên, song song với nó là lượng mưa trung bình năm giảm đi. Điều này khiến cho khu vực xã Hoài Hải vốn là một “ốc đảo” càng ngày càng thiếu nước, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân trong xã. Mực nước biển trung bình năm, diện tích đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, số vụ sạt lở bờ biển trong năm cũng được người dân đánh giá là tăng lên. Như vậy có thể thấy, không cần đo đạc, không cần tính toán, bằng chính cảm quan của người dân đã thấy những thay đổi về tần suất của các hiện tượng thời tiết cực đoan trong thời gian qua.

Để đánh giá mức độ tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan, người trả lời bảng hỏi đã cho kết quả sau. Trong đó, mức độ tác động của các hiện tượng được chia theo khoảng từ tác động mạnh, tác động trung bình, tác động yếu và không tác động gì.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động thích ứng với Biến đổi khí hậu tại xã Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)