Thích ứng trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động thích ứng với Biến đổi khí hậu tại xã Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định (Trang 60 - 61)

Lĩnh vực Hoạt động Nam Nữ Cả hai

Trồng trọt

Đào giếng lấy nước tưới cho cây trồng 23,1 46,2 30,8

Bỏ thêm công lao động 100,0

Phun hóa chất kích thích tăng trưởng

cho cây 20,0 40,0 40,0

Chăn nuôi gia súc/gia cầm

Đào giếng lấy nước tưới cho chăn nuôi 0,0 80,0 20,0

Chăm sóc phục hồi vật nuôi 0,0 92,3 7,7

Mua thức ăn bổ sung cho vật nuôi 0,0 90,0 9,1 Gia cố chuồng trại trước khi thiên tai 0,0 50,0 50,0

Tự chữa bệnh cho vật nuôi 0,0 0,00 100

Mời cán bộ thú y đến chữa bệnh cho vật

nuôi 0,0 100 0,0

Xử lý xác vật nuôi bị chết 50,0 50,0 0,0

Chuyển sang nuôi gia súc/gia cầm khác 0,0 100,0 0,0 Vay vốn để mua con giống mới 0,0 100,0 0,0

(Nghiên cứu tại Hoài Hải, T11/2015)

Đối với lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, sự tham gia của phụ nữ lại càng thể hiện rõ rệt trong các hoạt động thích ứng với BĐKH.

Các hoạt động bỏ thêm công lao động, mời cán bộ thú y đến chữa bệnh cho vật nuôi, chuyển sang nuôi gia súc/gia cầm khác, vay vốn để mua con giống mới thì 100% người thực hiện là phụ nữ. Các hoạt động đào giếng lấy nước tưới cho cây trồng, phun hóa chất cho cây, xử lý xác súc vật nuôi bị chết có sự tham gia của nam giới nhưng không quá 50% người trả lời. Những công việc này cũng có sự tham gia của phụ nữ rất nhiều, với 46,2% người trả lời chọn phụ nữ tham gia trong công việc đào giếng và 40% trong phun hóa chất, 50% trong xử lý xác súc vật chết. Chỉ có hoạt động tự chữa bệnh cho vật nuôi là 100% người trả lời lựa chọn phương án cả nam và nữ tham gia.

Sự phụ thuộc cao vào tài nguyên đất và tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động sinh kế đã khiến cho một số phụ nữ dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu hơn bởi

sinh kế của phụ nữ thường phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp tự cung tự cấp hoặc công việc đi lấy nước.

Với kỹ thuật canh tác bằng phương pháp quảng canh thay vì thâm canh, thiếu áp dụng công nghệ vào sản xuất, họ phụ thuộc chủ yếu vào diện tích đất canh tác. Điều này có nghĩa là phụ nữ phải đối mặt với các rủi ro về giảm năng suất, mất mùa và mất thu nhập do hạn hán, mưa bất thường, gia tăng nhiệt độ, nước biển dâng, v.v… cao hơn nam giới.

Biến đối khí hậu cũng góp phần làm cho nguồn nước trở nên bấp bênh hơn, điều này làm tăng thêm gánh nặng công việc của phụ nữ trong việc tham gia vào công việc đồng áng quy mô nhỏ, do họ phải bỏ nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị đất, lấy nước, tưới nước và bảo vệ mùa màng khỏi sâu bệnh.

3.3.3. Các hoạt động thích ứng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và đánh bắt hải sản hải sản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động thích ứng với Biến đổi khí hậu tại xã Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)