.Thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái nông nghiệp huyện đà bắc, tỉnh hòa bình và đề xuất các giải pháp ứng phó (Trang 28)

- Từ tháng 12/2015 đến tháng 12/2016.

- Điều tra thực địa đợt 1: Tháng 4/2016. - Điều tra thực địa đợt 2: Tháng 10/2016

2.2. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Cách tiếp cận 2.2.1. Cách tiếp cận

2.2.1.1. Tiếp cận dựa trên hệ sinh thái (Ecosystem based approach)

Tiếp cận dựa trên hệ sinh thái - hệ thống và liên ngành là cách tiếp cận đặc trƣng cho những nghiên cứu về BĐKH và phát triển bền vững hiện nay. Biến đổi khí hậu mang tính hệ thống vùng, quốc gia, khu vực và toàn cầu, những nghiên cứu về phát triển bền vững và BĐKH hiện nay. Mối quan hệ giữa các yếu tố BĐKH với các lĩnh vực khác nhau, các thành phần môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội mà nó tác động và khả năng thích ứng của hệ thống này trong một vùng địa lý cụ thể là một thể thống nhất, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong từng hệ thống: hệ thống tự nhiên, hệ thống xã hội và tổng hòa là hệ thống sinh thái – xã hội.

Theo quan niệm hiện đại, con ngƣời đã trở thành trung tâm của HST (hệ sinh thái - xã hội), với hai nghĩa: 1) Con ngƣời là nhân tố tác động vào HST một cách mạnh mẽ nhất, và 2) Các hoạt động bảo tồn HST cuối cùng vẫn phải hƣớng tới và đem lại phúc lợi cho con ngƣời (MEA, 2005). Vì vậy, cách tiếp cận HST (do Công ƣớc Đa dạng sinh học đề xuất năm 1998) là một chiến lƣợc quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên (đất, nƣớc và sinh vật); và gần đây, đã đƣợc áp dụng rộng rãi trong phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu( WB 2010).

Cách tiếp cận dựa vào HST trong giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH nhằm mang đến những giải pháp ứng phó có tính bền vững và thích hợp cho từng khu vực, từng quốc gia, từng địa phƣơng cụ thể (Trƣơng Quang Học, 2012). Đồng thời, tính chống chịu của hệ xã hội cũng đƣợc tăng cƣờng thông qua các hoạt động nhƣ hoàn thiện thể chế, xây dựng nguồn lực (con ngƣời, cơ sở hạ tầng, tài chính), nâng cao nhận thức. Tất cả các hoạt động này nhằm chủ động tăng cƣờng tính chống chịu (tăng cƣờng khả năng thích ứng, giảm tính dễ bị tổn thƣơng để giảm rủi ro khi hậu, giảm thiệt hại do BĐKH gây ra cho cộng đồng/hệ sinh thái –xã hội[9].

2.2.1.2. Tiếp cận dựa vào cộng đồng(community based approach)

BĐKH vừa mang tính toàn cầu lại vừa mang tính đặc thù cho từng vùng, miền, địa phƣơng mà cộng đồng dân cƣ là những ngƣời chịu ảnh hƣởng trực tiếp và

gián tiếp của BĐKH tại đó. Theo các chuyên gia, cộng đồng có vai trò chủ chốt trong thích ứng và ứng phó với BKH. Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng (CBA) là phƣơng pháp bền vững. CBA dựa trên nguyên tắc “Thực hiện từ cộng đồng, dựa vào cộng đồng và làm lợi cho cộng đồng” nhằm nâng cao tính chủ động, tích cực của ngƣời dân vào các giải pháp ứng phó với thiên tai và BĐKH. CBA tạo ra sự linh hoạt, nhạy bén trong thích ứng với BĐKH, tận dụng lực lƣợng đông đảo cũng nhƣ huy động phƣơng tiện sẵn có trong cộng đồng. Thích ứng với BĐKH là việc làm cấp bách và có ý nghĩa, nhƣng không dễ dàng, đòi hỏi sự tham gia của cộng đồng để có thành công nhanh và hiệu quả hơn. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức của cộng đồng và các biện pháp ứng phó với BĐKH cần đƣợc thực hiện rộng rãi hơn, thƣờng xuyên hơn...Có nhƣ vậy, ngƣời dân mới hiểu và có những phản ứng chủ động, có khoa học trƣớc BĐKH (tiếp cận từ dƣới lên kết hợp với tiếp cận từ trên xuống)[8].

2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.2.1. Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực địa (thu thập số liệu sơ cấp)

Điều tra khảo sát thực địa nhằm cung cấp thông tin làm tăng độ chính xác của tài liệu thu đƣợc và cung cấp những thông tin nhanh về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cũng nhƣ các vấn đề liên quan tới nội dung luận văn . Phƣơng pháp này bổ sung những số liệu thực tế chính xác giúp cho đề tài có độ tin cậy và tính khả thi cao hơn.

Thực hiện các chuyến đi thực địa xuống các xã của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình nhằm khảo sát khu vực nghiên cứu, thu thập thông tin và tƣ liệu ảnh, phỏng vấn các hộ gia đình và một số cán bộ làm việc tại UBND huyện và xã, Phòng Tài nguyên huyện và các xã, Ban Quản lý khu du lịch cũng nhƣ đối chiếu những số liệu sẵn có với thực tế khu vực nghiên cứu[8].

2.2.2.2. Phƣơng pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu (thu thập số liệu thứ cấp)

Thu thập các số liệu thứ cấp: bao gồm các tài liệu đã công bố, các tài liệu, dữ liệu cơ bản về khí hậu, các kịch bản về BĐKH, các chính sách và chƣơng trình của Nhà nƣớc liên quan đến BĐKH nhƣ Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với BĐKH, Chiến lƣợc quốc gia về Phòng tránh Thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan đến năm 2020 và Kế hoạch thực hiện, Kịch bản về nƣớc biển dâng và BĐKH của Việt Nam, sách, báo, các báo cáo Hội nghị khoa học v.v… Các báo cáo hàng năm về kinh tế - xã hội của chính quyền các cấp, số liệu thủy văn, điều kiện tự nhiên của địa phƣơng.

Đây là phƣơng pháp khá phổ biến và mang lại hiệu quả cao trong quá trình nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, thông qua việc tiếp xúc, làm việc với các cơ quan

chức năng để thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến nội dung của đề tài. Tất cả các số liệu, tài liệu sau khi thu thập đƣợc thống kê và tổng hợp để đƣa ra bức tranh tổng quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng nhƣ những tác động của BĐKH lên khu vực nghiên cứu.

Số liệu khí tượng quan trắc cần thu thập: các chỉ số khí tƣợng cần thu thập trong đề tài thể hiện ở bảng 2.1 nhƣ sau:

Bảng 2.1. Bảng chỉ số cần thu thập

Các chỉ số cần thu thập Mục đích Nơi cung cấp thông tin

Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 1975 đến 2015

Biết đƣợc diễn biến nhiệt độ trung bình, từ 1975 -2015

Trung tâm tƣ liệu Khí tƣợng thủy văn Lƣợng mƣa trung bình

hàng năm từ 1975-2015

Biết đƣợc diễn biến lƣợng mƣa trung bình, từ 1975 -2015

Trung tâm tƣ liệu Khí tƣợng thủy văn Nhiệt độ cực đại hàng năm Biết đƣợc diễn biến của những

ngày nóng Max từ 1975 -2015

Trung tâm tƣ liệu Khí tƣợng thủy văn Tổng số ngày có mƣa trong

năm từ 1975 đến 2015 (riêng các điểm đo mƣa xã

thì chỉ có số liệu từ năm 1995-2005)

Biết đƣợc diễn biến của số ngày có mƣa trong năm từ 1975-2015 (riêng các điểm đo mƣa xã thì chỉ

có số liệu từ năm 1995-2005)

Trung tâm tƣ liệu Khí tƣợng thủy văn

Các hiện tượng thời tiết cực đoan: Hạn hán, rét đậm, rét hại, lũ lụt, giông, lốc xoáy, bão…Để có đƣợc các thông tin về các loại khí hậu cực đoan, chúng tôi thu thập số liệu từ 2 nguồn chính:

*Nguồn thứ 1: Từ bác báo cáo Đặc điểm Khí tƣợng thủy văn hàng năm của tỉnh Hòa Bình(năm 2014 và 2015) và báo cáo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội hàng năm của huyện Đà Bắc từ năm 2010-2015

*Nguồn thứ 2: Tổng hợp các kết quả điều tra thực địa(phụ lục 2) qua phỏng vấn các hộ dân, các cán bộ trong huyện Đà Bắc

Số liệu về số hộ nghèo, thu nhập bình quân, các nguồn sinh kế của cộng đồng: Chúng tôi thu thập từ các báo cáo” tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội hàng năm và các báo cáo “Tổng kết sản xuất Nông,lâm nghiệp- Kế hoạch sản xuất vụ chiêm hàng năm” của huyện Đà Bắc các năm 2011,2012,2013,2014, 2015, 2016 và tổng hợp kết quả phỏng vấn hộ dân, các cán bộ huyện Đà Bắc.

2.2.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu hệ sinh thái

Sinh thái học là môn học của Khoa học sinh học nghiên cứu mối quan hệ của sinh vật với môi trƣờng và các đặc trƣng thích nghi của chúng. Các sinh vật ở đây là các sinh vật ở các cấp bậc khác nhau từ cá thể đến quần thể, quần xã và hệ sinh thái. Các sinh vật có thể thuộc các nhóm phân loại khác nhau từ vi sinh vật, thực vật, động vật. Môi trƣờng bao gồm các yếu tố nhƣ yếu tố vật lý, hóa học, sinh học. Các thông số của BĐKH đƣợc coi nhƣ là các yếu tố của môi trƣờng.

Đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu sinh thái học (cụ thể là ĐDSH loài) làm phƣơng pháp chính để đánh giá tác động của BĐKH. Dựa vào dẫn liệu về ĐDSH loài của khu vực hiện nay, để phân tích các giới hạn sinh học của từng loài đối với từng yếu tố của môi trƣờng, tìm hiểu vùng phân bố của các loài, danh sách loài đặc hữu… Để điều tra ĐDSH các loài đề tài sử dụng phƣơng pháp khảo sát theo các lát cắt ngang.

Phƣơng pháp khảo sát theo các lát cắt ngang: Phƣơng pháp này còn đƣợc gọi là phƣơng pháp khảo sát theo giải, theo đai. Ngƣời khảo sát xác định các tuyến song song, hoặc không song song và tính số lƣợng và sự có mặt của một loài thực vật, động vật nào đó dọc đƣờng đi.

2.2.2.4. Phƣơng pháp chuyên gia

Phƣơng pháp này huy động đƣợc kinh nghiệm và hiểu biết của nhóm chuyên gia liên ngành về lĩnh vực nghiên cứu, từ đó sẽ cho các kết quả có tính thực tiễn và khoa học cao, tránh đƣợc những trùng lặp với những nghiên cứu đã có, đồng thời kế thừa các thành quả nghiên cứu đã đạt đƣợc. Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện thông qua việc tham vấn ý kiến của giáo viên hƣớng dẫn và các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan.

2.2.2.5. Phƣơng pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)

Nghiên cứu tại thực địa áp dụng phƣơng pháp Đánh giá Nông thôn có sự tham gia (PRA) nhằm thu thập các thông tin định tính cũng nhƣ định lƣợng để qua đó có thể hiểu rõ hơn những tổn thất và thiệt hại do BĐKH gây ra mà cộng đồng ngƣời dân đã phải hứng chịu, cũng nhƣ hiểu đƣợc các hành động của dân địa phƣơng nhằm đối phó với hoàn cảnh. Một loạt các công cụ của phƣơng pháp PRA đã đƣợc sử dụng nhƣ phỏng vấn qua bảng hỏi, lịch mùa vụ, ma trận xếp thứ hạng, quan sát, thảo luận nhóm... (Phụ lục 2).

Phƣơng pháp phỏng vấn bán định hƣớng đƣợc sử dụng trong quá trình trao đổi và thu thập thông tin. Các thành viên đề tài với cộng tác viên tiến hành điều tra, khảo sát. Hộ gia đình đƣợc phỏng vấn sẽ kể những câu chuyện về việc thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan xảy ra nhƣ thế nào, các hiện tƣợng khí hậu cực đoan ảnh hƣởng ra sao đến sản xuất và đời sống của họ cũng nhƣ họ đã làm thế nào để ứng phó và phục hồi. Các hộ dân đƣợc chính quyền huyện và xã lựa chọn sao cho đảm bảo có đại diện của các loại hộ dân với điều kiện kinh tế khác nhau. Đồng thời nhóm thảo luận cũng sẽ đƣa ra những đánh giá về vai trò của chính quyền và các đơn vị địa phƣơng trong quá trình phòng tránh, phục hồi và thích ứng với thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan. Các cuộc họp cũng nhƣ phỏng vấn sâu cũng sẽ đƣợc tổ chức tại xã và huyện, tỉnh với sự tham gia của các sở và phòng ban có liên quan nhằm có đƣợc bức tranh tổng thể về tình hình BĐKH tại địa phƣơng. Quan sát hiện trƣờng để phân tích, tìm hiểu và đánh giá vấn đề nghiên cứu.

Cách lựa chọn hộ dân phỏng vấn: Mỗi xã chúng tôi chọn ra 10 hộ để tiến hành phỏng vấn , các hộ đƣợc chọn là các hộ nghèo và các hộ có hoàn cảnh neo đơn (danh sách các hộ nghèo đƣợc UBND xã cung cấp) đây là các đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng.

Để tổng hợp và phân tích thông tin chúng tôi đã sử dụng các phƣơng pháp và công cụ theo bảng 2.2

Bảng 2.2. Phƣơng pháp/các công cụ phân tích trong nghiên cứu Phƣơng pháp/công Phƣơng pháp/công

cụ phân tích thông tin

Mục đích sử dụng Cách làm Đối tƣợng tham gia

Phƣơng pháp thống kê Đơn giản,số trung bình

Để tổng hợp số liệu nhƣ nhiệt độ , lƣợng mƣa trung bình, tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu ngƣời /năm….

-Sau khi thu thập số liệu sử dụng bảng tính Excel và đồ thị biểu diễn Cán bộ phòng Tài nguyên MT huyện Đà Bắc, cán bộ trung tâm tƣ liệu Khí tƣợng thủy văn Lịch mùa vụ

Để thu thập thời gian gieo trồng của lúa, mía, ngô, cây vụ đông

Tại các xã: Các hộ dân đƣợc chia làm 3 nhóm ngẫu nhiên, các hộ thảo luận và điền

Cán bộ phòng Tài nguyên MT và Cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Đà

thông tin vào bảng có sẵn Bắc, các bộ UBND các xã, các trƣởng thôn.. các hộ dân trong huyện đƣợc phỏng vấn (mỗi xã chọn 10 hộ phỏng vấn) Bảng xếp hạng, đánh giá theo ma trận Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan tới sinh kế của hộ

Tại các xã: Các hộ dân đƣợc chia làm 3 nhóm ngẫu nhiên, các hộ thảo luận và điền thông tin vào bảng có sẵn Cán bộ phòng Tài nguyên MT và Cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Đà Bắc, các bộ UBND các xã, các trƣởng thôn.. các hộ dân trong huyện đƣợc phỏng vấn (mỗi xã chọn 10 hộ phỏng vấn) Phân tích SWOT Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của chính quyền địa phƣơng, cộng đồng, hộ nghèo trong việc thích với các hiện tƣợng thời tiết cực đoan

Sử dụng câu hỏi mở để phỏng vấn các hộ và cán bộ địa phƣơng về điểm mạnh, điểm yếu trong kinh nghiệm thích ứng với các hiện tƣợng thời tiết cực đoan Cán bộ phòng Tài nguyên MT và Cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Đà Bắc, các bộ UBND các xã, các trƣởng thôn.. các hộ dân trong huyện đƣợc phỏng vấn (mỗi xã chọn 10 hộ phỏng vấn)

2.2.2.1. Phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng và khả năng (VCA):

VCA làmột phƣơng pháp làm việc với cộng đồng để họ hiểu rõ về tình trạng dễ bị tổn thƣơng và năng lực của chính họ, các hiểm họa liên quan và mối quan hệ

CHƢƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Xu thế biến đổi của một số yếu tố khí hậu và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan ở Đà Bắc trong những năm gần đây đoan ở Đà Bắc trong những năm gần đây

3.1.1. Xu thế biến đổi của nhiệt độ, lƣợng mƣa

Hiện nay, tại địa điểm nghiên cứu không có trạm quan trắc khí tƣợng do đó chúng tôi xem xét sử dụng số liệu trạm khí tƣợng gần với điểm điểm nghiên cứu nhất và có đặc điểm khí hậu tƣơng đồng, trạm khí tƣợng thành phố Hòa Bình là phù hợp vì trạm khí tƣợng này gần với huyện Đà Bắc nhất (khoảng 15 km về phía Tây Bắc), đặc biệt là có sự tƣơng đồng về đặc điểm khí hậu. Chính vì vậy chúng tôi quyết định sử dụng số liệu quan trắc tại trạm quan trắc khí tƣợng thành phố Hòa Bình từ năm 1975 đến nay(phụ lục 3).

*Nhiệt độ: Nghiên cứu về nhiệt độ, chúng tôi đã tiến hành thu thập số liệu nhiệt độ trung bình hàng năm từ 1975 đến nay của thành phố Hòa Bình để biết đƣợc diễn biến trong 40 năm qua, kết quả thể hiện bảng phụ lục 3 và đƣợc biểu diễn dƣới dạng đồ thị (Hình 3.1)

Hình 3.1. Nhiệt độ trung bình năm của trạm khí tƣợng Hòa Bình từ năm 1975 đến 2015 (Nguồn: Trung tâm tư liệu Khí tượng thủy văn)

Qua Hình 3.1, cho thấy nhiệt độ trung bình năm trong 40 năm qua có những biến động tăng dần qua từng năm giao động từ 22,2 0C đến 25,1 0C. Phƣơng trình biểu diễn nhiệt độ trung bình hàng năm (từ 1975 đến nay) nhƣ sau: y=0,029x- 34,38(R2=0,3606) N hi ệt đ C )

Qua phƣơng trình và đồ thị cho thấy, sự biến động của nhiệt độ trung bình năm tại thành phố Hòa Bình phù hợp với xu thế biến động nhiệt độ trung bình năm của 90 năm (1990 -2001) tại vùng Tây Bắc của Nguyễn Đức Ngữ (2008), trung bình nhiệt độ tăng 0,29 0C/1 thập kỷ.

Nghiên cứu nhiệt độ Max trong mùa hè (từ tháng IV- tháng IX) trong vòng 40 năm qua cho thấy xu hƣớng tăng dần dao động từ 31,9 0C đến 41,80C, điều này cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái nông nghiệp huyện đà bắc, tỉnh hòa bình và đề xuất các giải pháp ứng phó (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)