(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2014,[3]) (Đơn vị tính: Nghìn con)
STT Tên loài
động vật
Năm 2010
Năm 2011 Năm 2012 Năm
2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Lợn 23,75 17,7 18,2 18,4 19,6 20,4 2 Bò 8,6 7,0 7,2 7,2 7,8 8,44 3 Ngựa - 0,192 0,195 0,224 0,245 - 4 Dê, Cừu - 0,167 0,167 0,403 0,410 - 5 Trâu 9,22 10,4 8,4 8,1 8,7 9,12 6 Gà - 182,1 173,0 135,0 139,0 - 7 Tổng gia cầm (gà, ngan, ngỗng) 207,0 147,4 173,3 199,7 210,5 221,5
Đối với đàn trâu mức dao động về số lƣợng từ 8140 con (năm 2013) đến 10415 con (2010), đàn bò số lƣợng biến động từ 6960 con (năm 2011) lên đến 8640 con (năm 2010) (bảng 3.3). Nhìn chung, số lƣợng trâu bò giảm trong giai đoạn từ năm 2012-2014 do lúc này thời tiết có những biến đổi bất thƣờng, nhiều dịch bệnh thƣờng xuyên xảy ra. Năm 2011, thời tiết có những diễn biến phức tạp, rét đậm, rét hại kéo dài trong nhiều ngày, hạn hán, mƣa bão xảy ra đã gây ảnh hƣởng rất lớn đến các kết quả sản xuất nông nghiệp nói chung trong đó ngành chăn nuôi cũng chịu thiệt hại không nhỏ. Thêm vào đó, rét đậm, rét hại đã làm chết 2204 con trâu, bò trong đó có trâu bò đang trong độ tuổi sinh sản, vì vậy đã ảnh hƣởng trực tiếp đến số lƣợng bổ sung cho đàn trong những năm tiếp theo (từ 2012 đến 2014) (Bảng 3.3, Hình 3.9) .
Hình 3.9. Biến động số lƣợng gia súc, gia cầm từ năm 2010 -2015
(Nguồn: [3, 17,18,19, 20, 21, 22, 24 ]
Bên cạnh đàn trâu bò, thì đàn lợn và gia cầm là một thế mạnh trong chăn nuôi ở tỉnh Hòa Bình nói chung và huyện Đà Bắc nói riêng. Thịt lợn và thịt gà của Hòa Bình đƣợc vận chuyển về thủ đô Hà Nội tiêu thụ với số lƣợng rất lớn. Chăn nuôi ở huyện Đà Bắc chủ yếu vẫn là chăn nuôi theo hộ gia đình tận dụng nguồn thức ăn dƣ thừa là chính, hình thức nuôi tập trung theo kiểu trang trại còn hạn chế. Tuy nhiên, cũng giống nhƣ trâu bò, chăn nuôi lợn và gia cầm chịu ảnh hƣởng rất lớn từ thời tiết, thiên tai, dịch bệnh. Số lƣợng trong cơ cấu đàn lợn cao nhất vào năm 2010 với gần 24.000 con và thấp nhất năm 2011 với hơn 17.000 con, các năm gần đây (từ 2012-2015) đàn lợn hồi phục và ổn định ở mức 18.000 đến 20.000 con. Đối với đàn gia cầm, số lƣợng liên tục tăng lên từ năm 2011 cho đến nay từ hơn 147.000 con năm 2011 lên hơn 221.000 con năm 2015 (bảng 3.3, hình 3.9). Sở dĩ có sự suy giảm mạnh số lƣợng gia cầm và lợn trong giai đoạn 2010-2011 là do ảnh hƣởng của thời tiết và thiên tai trên toàn khu vực: rét đậm, rét hại kéo dài, thời tiết diễn biến phức tạp, hạn hán, mƣa bão xảy ra
đàn gia súc, gia cầm tƣơng đối ổn định. Năm 2015, đã tiêm phòng đƣợc 23.500 liều vắc xin cho gia súc, 50.000 liều vắc xin cho gia cầm; kiểm dịch: 5.000 con gia súc, 70.000 con gia cầm, 77.650 quả trứng; kiểm soát giết mổ 6.000 con gia súc, 55.000 con gia cầm; phun khử trùng tiêu độc chuồng trại 04 đợt đƣợc 3.950.000 m2 nên dịch bệnh giảm và số lƣợng cũng nhƣ sản lƣợng chăn nuôi tăng lên .
3.3. Sinh kế ngƣời dân Đà Bắc và tác động của BĐKH(các hiện tƣợng thời tiết cực đoan) đến HST nông nghiệp, sinh kế và các hoạt động khác cực đoan) đến HST nông nghiệp, sinh kế và các hoạt động khác
3.3.1. Các nguồn sinh kế chính của cộng đồng dân cƣ huyện Đà Bắc
Thông qua phỏng vấn tại cộng đồng (190 hộ dân, 15 cán bộ thôn, 15 cán xã, 4 cán bộ huyện) và khảo sát thực địa chúng tôi thấy rằng nguồn sinh kế của cộng đồng nói chung và hộ nghèo nói riêng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trong đó trồng trọt là chính. Kết quả đƣợc thể hiện ở Bảng 3.6 nhƣ sau: